Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

5 phẩm chất phổ biến của lãnh đạo tài ba

Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công luôn sẵn sàng lắng nghe, không khắt khe với những người gặp thất bại và học hỏi không ngừng.
Luôn sẵn sàng lắng nghe
Những nhà lãnh đạo xuất chúng luôn giao tiếp hiệu quả dưới mọi hình thức. Trong môi trường doanh nghiệp, nhân viên luôn mơ ước rằng họ có thể gặp “sếp” ở mọi nơi, mọi lúc để nhận lời khuyên hoặc chỉ thị. Vì thế lãnh đạo phải luôn sẵn lòng cung cấp mọi thông tin mà nhân viên cần để họ có thể thực hiện công việc ở mức tốt nhất có thể.
Hiểu từng công việc trong công ty
Ngay cả những người không làm lãnh đạo cũng ý thức được rằng thành công của một tổ chức phụ thuộc vào việc các sếp có hiểu được bản chất và vai trò của từng công việc trong tổ chức hay không. Những nhà lãnh đạo xuất chúng biết cách đánh giá từng nhân viên, đồng thời phải tìm mọi cách để nhân viên biết rằng họ đáng giá và quan trọng với tổ chức.
Ảnh minh họa:
Ảnh minh họa: echelonlimo.com.
Không khắt khe với người gặp thất bại
Đương nhiên lãnh đạo có quyền chỉ trích, kỷ luật hoặc sa thải người dưới quyền khi họ mắc lỗi hoặc thất bại. Nhưng thay vì trừng phạt những người gặp thất bại, “sếp” nên cố gắng giúp những người đó sửa chữa sai lầm để có thể đạt được thành công trong tương lai. Một nghiên cứu khoa học cho thấy khi gặp thất bại con người rút ra nhiều bài học bổ ích hơn so với lúc họ gặt hái thành công.
Gương mẫu
Lãnh đạo xuất sắc nhất phải là tấm gương tốt đối với nhân viên. Cấp dưới có xu hướng cư xử và làm việc theo những việc mà cấp trên thực hiện. Chủ doanh nghiệp muốn nhân viên ăn mặc, phát ngôn, cư xử, làm việc thế nào thì bản thân họ phải làm đúng như thế. Nếu lãnh đạo hay chửi thề, họ sẽ khó mà yêu cầu nhân viên ăn nói nghiêm túc.
Học hỏi không ngừng
Ngày mà một người cảm thấy anh ta (hoặc cô ta) biết hết mọi thứ trên đời chính là ngày tồi tệ nhất. Những nhà lãnh đạo sáng suốt luôn hiểu rằng chẳng ai có thể biết mọi thứ và cuộc sống luôn có những thứ mới để học hỏi. Họ luôn quan sát những người bên trong và bên ngoài công ty để tìm kiếm nguồn cảm hứng cho việc nâng cao hiểu biết. Ngoài ra họ còn phải biết cách truyền đam mê học hỏi sang nhân viên, những người quản lý cùng cấp hoặc cấp trên. Một nguyên tắc vàng mà các nhà lãnh đạo nên tuân thủ là: Đừng bao giờ yêu cầu nhân viên làm một việc mà bản thân bạn không tự làm được.
Thái Dương (theo Forbes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét