Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

THÔNG BÁO SỐ 16



        Ngày 29/8/2011, chúng tôi đã nhận được số tiền 1.000.000đ ( một triệu đồng) ủng hộ Quỹ khuyến học Nga My Thượng từ ông  LÊ XUÂN CÔNG  con  Cụ  LÊ XUÂN NHÌ, người xóm Lan Đình.

 Ông LÊ XUÂN CÔNG. hiện đang  công tác tại  trường THPT Phú Xuyên A, Hà Nội .

        Hội Khuyến học Nga My Thượng trân trọng cám ơn và gửi tới ông LÊ XUÂN CÔNG lời chào quê hương. Rất mong tiếp tục nhận được sự cộng tác chặt chẽ của ông.



                                                                          Hội KHNMT

THÔNG BÁO SỐ 15 : về việc ủng hộ Quỹ Khuyến học


Ngày 28/8/2011, chúng tôi đã nhận được số tiền 1.000.000đ ( một triệu đồng) ủng hộ Quỹ khuyến học Nga My Thượng từ ông  NGUYỄN  ANH TUẤN  con Cụ  NGUYỄN TIẾN BỘI người xóm Lan Đình.

 Ông NGUYỄN ANH TUẤN hiện đang là Giám đốc công ty xây dựng tư nhân, làm việc và sống cùng với gia đình tại Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội .

        Hội Khuyến học Nga My Thượng trân trọng cám ơn và gửi tới ông NGUYỄN ANH TUẤN lời chào quê hương. Rất mong tiếp tục nhận được sự cộng tác chặt chẽ của ông.



                                                                          Hội KHNMT

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Giới thiệu một bài viết về Đại tưỡng Võ nguyên Giáp trên báo Tuổi trẻ cuối tuần, năm 2007

Võ Nguyên Giáp
TTCT - Ngày 22-12-1949, trong thư gửi bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích nhân kỷ niệm năm năm ngày thành lập quân đội, Bác Hồ viết: “Quân đội ta quen gọi Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp là anh cả. Cách gọi thân ái ấy rất đúng với tinh thần và lịch sử của quân đội ta...”.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã có vinh dự và trách nhiệm lớn là người xây dựng và chỉ huy quân đội ta từ ngày đầu thành lập, một đội quân du kích với 34 chiến sĩ và vài chục khẩu súng trường, súng kíp thô sơ đã từng bước lớn lên thành những trung đoàn, đại đoàn thiện chiến để làm nên một Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”.
Đội quân du kích ngày ấy lại đã vươn lên chính qui hiện đại với những sư đoàn, quân đoàn hùng mạnh, để đi đến một mùa xuân toàn thắng! Qua hơn 30 năm xây dựng và chiến đấu, đội quân đó đã cùng toàn dân đánh bại quân đội xâm lược của hai đế quốc lớn, giành lại độc lập thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc, được nhân dân cả nước gọi bằng cái tên trìu mến là bộ đội cụ Hồ. Đồng chí Võ Nguyên Giáp là người có công đầu trong việc tạo nên hình ảnh đó qua “Mười lời thề danh dự” do ông soạn thảo.
Dù chưa trải qua một học viện hay trường lớp quân sự nào nhưng ý thức trách nhiệm cao trước vận mệnh của Tổ quốc, đồng chí đã biết trân trọng di sản quân sự quí báu của dân tộc, nghiên cứu các tác phẩm quân sự cổ kim đông tây, đặc biệt là trong thực tiễn cách mạng VN. Sau khi đánh thắng quân đội xâm lược Pháp, sớm thấy nguy cơ xâm lược của đế quốc Mỹ với tiềm lực quân sự lớn và vũ khí trang bị hiện đại hơn quân Pháp nhiều lần, đồng chí đã đề nghị khẩn trương xây dựng quân đội ta từ đơn thuần bộ binh thành một quân đội gồm nhiều binh chủng và quân chủng để sẵn sàng đánh bại tên đế quốc đầu sỏ.
Đồng chí đã cùng nhiều cán bộ cao cấp của quân đội đi nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chính qui và tác chiến hiệp đồng binh quân chủng của Liên Xô, vận dụng sáng tạo để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam và cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ trên miền Bắc.
Thượng tướng - giáo sư Hoàng Minh Thảo, nguyên giám đốc Học viện Quân sự cấp cao, tư lệnh mặt trận Tây nguyên - có lần đã nói (1981): “Võ Nguyên Giáp là bậc thầy về cách đánh. Ông luôn tìm ra cách đánh độc đáo và sáng tạo, vừa đảm bảo thắng lợi cao nhất cho trận đánh, vừa hạn chế đến mức thấp nhất thương vong cho tướng sĩ. Ông là vị thống soái có tài thao lược kiệt xuất...”.
30 năm ở thế kỷ 13, dân tộc ta đánh thắng ba cuộc tiến công của đế chế Nguyên Mông dưới sự thống lĩnh của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và 30 năm đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh ở thế kỷ 20, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự chỉ huy của tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp
Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã viết và cho xuất bản gần 100 tác phẩm bao gồm các luận văn về tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối quân sự của Đảng, về nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, về chiến tranh nhân dân đất đối không, chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển, về vũ trang quần chúng cách mạng đi đôi với xây dựng quân đội nhân dân, về chiến thắng Điện Biên Phủ cùng các tập hồi ký từ thời kỳ đầu thành lập quân đội đến khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ, về các đề tài kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật...
Với bao nhiêu tác phẩm quan trọng ấy, Võ Nguyên Giáp vừa là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà lý luận quân sự hàng đầu của VN trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp không chỉ là một tổng tư lệnh “văn võ song toàn” mà còn là một người chỉ huy “đức tài trọn vẹn”, xứng đáng là học trò gần gũi và xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“...là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh”
Có mặt ở Điện Biên Phủ trong những tháng ngày gian khổ đó, nhà văn Nguyễn Đình Thi từng nhận xét: “Một vị tổng tư lệnh, đồng thời là người chỉ huy chiến dịch mà viết thư gửi chiến sĩ với những lời thân mật như anh em, quả là điều hiếm thấy trong chiến tranh các nước!”. Cố thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, nói: “Võ Nguyên Giáp là tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy”, “là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh”.
 Xúc động trước tình cảm của người chỉ huy cao nhất của quân đội đối với các liệt sĩ hi sinh trên đỉnh đèo Phulênhích, trung tướng Đồng Sĩ Nguyên - nguyên tư lệnh binh đoàn 559 - viết trong hồi ký: “Những giọt nước mắt dành cho những chiến sĩ vĩnh viễn nằm lại trên trọng điểm này của vị tổng tư lệnh giữa chiều Trường Sơn thật sự thấm đậm tình người, lắng sâu trong tâm khảm chúng tôi, không thể nào quên được!”.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp có hạnh phúc lớn là được sự tin yêu và ngưỡng mộ hầu như tuyệt đối của toàn quân và toàn dân, sự kính trọng của nguyên thủ quốc gia nhiều nước và bạn bè quốc tế. Đồng chí lại có hạnh phúc lớn là người sống lâu nhất trong những người lãnh đạo chủ chốt của Đảng và quân đội ta kể từ thời kỳ tiền khởi nghĩa đến nay.
Ở nước ta, cũng ít thấy vị nào mấy chục năm sau khi rời khỏi cương vị lãnh đạo mà hằng năm, đến các dịp kỷ niệm sinh nhật, ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 30-4 và ngày thành lập Quân đội nhân dân lại được các vị cách mạng lão thành, đông đảo cựu chiến binh, các học trò cũ và đại diện các tầng lớp nhân dân trên cả nước mang những lẵng hoa tươi thắm hay những bức trướng với những câu thắm đậm nghĩa tình lần lượt đến chúc mừng. Hàng trăm đoàn, hàng ngàn người kế tiếp nhau, phải nhiều ngày mới hết!
Các tướng lĩnh, sĩ quan nguyên là cán bộ, học viên khóa 1 Trường võ bị Trần Quốc Tuấn tặng trướng:
Theo Bác, vì dân, tầm vũ súy,Thao lược, quân công sánh Lý Trần,Đẹp chín mươi mùa xuân thế kỷ,Sao vàng lấp lánh nét nhân văn.
Đảng bộ và nhân dân quê hương Quảng Bình đề tặng:
Quảng bá uyên thâm vị tướng tài,Bình sinh nợ nước nặng hai vai,Ghi sâu công trạng ngời trang sử,Ơn nghĩa nhân sinh thắm đượm hoài.
Đại tá, nhà văn Nguyễn Trần Thiết vừa làm một bài thơ mừng đại tướng tròn 97 tuổi với những câu ca ngợi như sau:
Dù có truy tìm lịch sử khắp đông tây kim cổ,Từ trước Công nguyên cho đến ngày 25-8-2007 của thế kỷ 21 này,Vẫn không có người thứ hai, Mừng đại, đại thọ 97 xuân,Hãnh diện, hiên ngang đeo lon đại tướng.
...
Nếu có mời các nhà bác học châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương,Cùng soi tìm chỉ thấy người duy nhất nêu gương,Tròn 59 năm, tính từ ngày làm lễ thụ phong đã có 21.535 ngày,Anh Võ Nguyên Giáp mang trên vai quân hàm đại tướng.Anh là tướng trong lòng dân.
...
Anh là vĩ nhânSẽ sống mãi mãi trong dân vạn đời.
Đây thật sự là phần thưởng vô giá dành cho một trong những vị khai quốc công thần, xứng đáng với 10 chữ vàng: “Võ công truyền quốc sử, văn đức quán nhân tâm” (tạm dịch: Chiến công lưu truyền lịch sử dân tộc/ Nhân văn đức độ thấu tận lòng người) do Viện Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh kính tặng.
Nhớ lại đầu năm 1948, sau khi quân và dân ta đánh bại cuộc tiến công lớn của quân Pháp vào căn cứ địa Việt Bắc do đại tướng Valluy - tổng chỉ huy quân viễn chinh xâm lược Pháp - chỉ huy, Trung ương Đảng và Chính phủ lần đầu tiên phong quân hàm cho một số đồng chí lãnh đạo và chỉ huy quân đội, đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong hàm đại tướng. Khi sự kiện này được công bố trên Đài Tiếng nói VN, một nhà báo phương Tây hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì sao một lúc phong nhiều tướng tá như vậy? Việc phong cấp này dựa theo những tiêu chuẩn nào? Hồ Chủ tịch trả lời ngắn gọn: “Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng”. Cho đến nay nguyên tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã mang quân hàm đại tướng gần 60 năm!
Sau 30 năm tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc, trên cương vị tổng tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ đánh thắng một đại tướng đối phương, mà đã lần lượt đánh thắng bảy đại tướng tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp và ba đại tướng tổng chỉ huy quân đội xâm lược Mỹ! Trong khi nêu cao vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, chủ nghĩa Mác - Lênin không bao giờ phủ định vai trò của các nhân vật, của cá nhân trong lịch sử!
Một tờ báo ở TP.HCM từng viết: “Dàn nhạc hay phải có nhạc trưởng giỏi, trận đánh thắng phải có người chỉ huy tài...”, lôgic sơ đẳng đó không thể bỏ qua vì lý do “đề cao công lao tập thể”! Theo lôgic ấy và lập luận đầy sức thuyết phục của Bác Hồ khi phong quân hàm năm 1948 thì sau khi đánh thắng 10 đại tướng đối phương, tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp lẽ ra phải được phong hàm nguyên soái từ lâu! Đó cũng là nguyện vọng chung của đông đảo cựu chiến binh và tuyệt đại đa số đồng bào cả nước.
Nguyện vọng đó đã từng được một đại biểu của thành phố mang tên Bác trình bày trước Quốc hội cách đây hơn 10 năm. Đây không chỉ là việc của một cá nhân mà là niềm vinh dự và tự hào chung, là sự tôn vinh một trong hai thời đại chống ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc, thời đại đánh thắng những tên xâm lược quốc tế có tham vọng làm bá chủ toàn cầu! Đó là 30 năm ở thế kỷ 13, dân tộc ta đánh thắng ba cuộc tiến công của đế chế Nguyên Mông dưới sự thống lĩnh của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và 30 năm đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh ở thế kỷ 20, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự chỉ huy của tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Không phải ngẫu nhiên mà khi bình chọn danh tướng thế giới, các nhà khoa học lịch sử quân sự nhiều nước đã bình chọn hai vị thống soái của VN có chiến công nổi bật nhất tiêu biểu cho hai thời đại đó! Nhiều người cho rằng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp xứng đáng là anh hùng dân tộc, và cùng có chung nhận xét: “Một trong muôn vàn biểu hiện sự sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã phát hiện sớm và trọng dụng đúng nhân tài, chọn Võ Nguyên Giáp làm người phụ trách công tác quân sự của Đảng ta”.
TRẦN CHIẾN THẮNG
TP.HCM, tháng 12-2007
- Ducan Townson, tác giả cuốn Những vị tướng lừng danh xuất bản ở London, đã viết: “Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutudôp, Giucôp..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh”.
- Tân bách khoa toàn thư của nước Anh (xuất bản năm 1985) trong chuyên mục giới thiệu các danh tướng thế giới từ thời cổ đại cho đến ngày nay, cùng với Hannibal, Kutudôp, Napoléon... đã giới thiệu hai danh tướng VN là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (tập 10, tr.88) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (tập 10, tr. 493-494).
- Tướng Peter Mac Donald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh, đánh giá: “Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có”.
- G.Bonnet, trong Từ điển bách khoa toàn thư Pháp, cũng đã viết: “Là người tổ chức quân đội nhân dân, ông Giáp đã thực hiện được một sự tổng hợp độc đáo các học thuyết quân sự mácxít kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, vận dụng khôn khéo vào những điều kiện của một quốc gia có đất đai tương đối hẹp”.
- Tướng Mỹ Westmoreland thừa nhận: “Ông Giáp có tất cả những đức tính của một thống soái quân sự lớn, đó là sự quả đoán, tính kiên quyết, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung suy nghĩ và hành động, trí thông minh”.
- Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay, trong tác phẩm Chiến thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam, sau khi điểm qua quá trình chỉ huy quân đội của vị tổng tư lệnh, đã nhận xét: “Trong suốt thời gian đó, ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20 và một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại...
Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành chiến đấu chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu trong tay chưa có quân, vậy mà vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế chế Nhật Bản, quân đội Pháp (một đế chế thực dân số 2) và quân đội Mỹ (một trong hai siêu cường thế giới)... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân..., là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại”.
- Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ (xuất bản năm 1993) viết: “Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử”.

 




Anh Văn của chúng tôi...” - Bài trên báo Tuổi trẻ



TT - Hôm nay, anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) tròn 100 tuổi (101 tuổi ta). Người chỉ huy, người anh của chúng tôi giờ đã là người xưa nay hiếm.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng bà con dân tộc Thái múa xòe trong lần về thăm Điện Biên năm 1984 - Ảnh: Trọng Thanh
Tôi là người lính, anh là chỉ huy. Tôi làm việc trực tiếp với anh cũng không ít thời gian: 19 năm, từ 1949-1968, qua những giai đoạn gay go nhất của hai cuộc kháng chiến.
Tôi được anh gọi về Văn phòng Bộ tổng tư lệnh tháng 12-1949 khi đang học Trường Nguyễn Ái Quốc. Tôi về làm giúp việc cho anh trong vai trò trưởng phòng quân sự. Là một sĩ quan cấp thấp nhưng được làm việc ngay bên cạnh anh, kề cận anh từ khi còn trẻ, ở độ tuổi ham học hỏi, tôi học được ở anh quá nhiều.
Từ ngày về Văn phòng Bộ tổng tư lệnh, tôi theo anh đi tất cả các chiến dịch: Biên giới, Đông Bắc, Tây Bắc, Trung du, Đồng bằng, Thượng Lào, Điện Biên Phủ. Những cuộc hành quân, những trận đánh, những tổn thất và những chiến thắng từ nhỏ đến lớn đã gắn kết chúng tôi trong một tình cảm thiêng liêng là tình đồng đội.
Có một điều đặc biệt ở anh Văn là anh rất hay cung cấp thông tin chiến sự, ngoại giao, tình hình thế giới... cho chúng tôi dưới dạng kể chuyện và thường hỏi bất ngờ: “Theo các cậu thì tình hình sẽ diễn biến ra sao? Nếu là ta thì bây giờ nên như thế nào?”.
Tôi nhớ có lần đi chiến dịch Biên giới, anh ngồi bên bờ suối, suy nghĩ rất lâu, tôi đến gần thì anh hỏi: “Theo Hiếu thì Mỹ có ném bom Triều Tiên nữa không?”. Anh vừa nghe tin chiến sự Triều Tiên qua radio và trao đổi với chúng tôi - những sĩ quan giúp việc cấp thấp - để nghe ý kiến một cách rất bình đẳng, tôn trọng. Hằng ngày, anh đều làm việc, chỉ huy quân đội kháng chiến với tác phong ấy. Anh tin tưởng và chủ động cung cấp thông tin cho chúng tôi để nâng tầm hiểu biết của chúng tôi lên, để chúng tôi có thể làm tham mưu thật sự cho anh trong cương vị tổng tư lệnh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn truyền hình Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1984 - Ảnh: Quang Phùng
Khoảnh khắc quan trọng nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ mà tôi nhớ được là khi anh ra quyết định từ bỏ chiến thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” để chủ trương “đánh chắc, thắng chắc”.
Vào chiến dịch, Bác Hồ đã dặn Đại tướng: “Trận này rất quan trọng, chắc thắng thì đánh, không chắc thắng thì không đánh”. Bác cũng trao quyền “tướng quân tại ngoại” - tướng ngoài mặt trận toàn quyền quyết định - cho anh. Là vị tướng thương quân và gần lính, anh biết đánh nhanh mà không chắc thắng sẽ dẫn đến tổn thất rất lớn.
Là người phụ trách Văn phòng Bộ tổng tư lệnh ngày đó, tôi biết hơn chục ngày đêm suy nghĩ để theo dõi tình hình trước khi quyết định, Đại tướng hầu như không ngủ được. Anh suy nghĩ liên miên đến mức đầu bốc hỏa bừng bừng, đồng chí y sĩ phải buộc nắm ngải cứu lên trán cho nhẹ bớt, và anh đã đi đến quyết định lịch sử: 50.000 quân đã tập trung, pháo đã kéo vào rồi, lại kéo pháo, rút quân ra. Lịch sử quân sự VN sẽ còn phải cảm ơn anh vì điều đó, các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn... trong kháng chiến chống Mỹ sau này còn phải thốt lên: Không có quyết định sáng suốt của anh Văn, 10 năm sau chúng ta cũng không kịp khôi phục lực lượng mà chống Mỹ.
Năm 1968, tôi phải rời xa anh, chia tay Văn phòng Bộ tổng tư lệnh về làm phó hiệu trưởng Học viện Quân sự. Những năm tháng khó khăn, không chỉ vì chiến tranh ác liệt, anh em chúng tôi vẫn luôn giữ vững lòng tin và tình yêu kính dành cho anh Văn, vị tổng tư lệnh của mình, dù thời thế và lòng người có đổi thay.
Món quà cưới anh tặng vợ chồng tôi từ năm 1950, chiếc bút máy Parker, chúng tôi vẫn giữ, nâng niu. Ngày vợ tôi mất, anh là người đầu tiên đến tận nhà thắp hương và chị Bích Hà, vợ anh, là người đầu tiên đến tận nhà tang lễ Bệnh viện 108 để viếng. Ngày tôi vào viện thăm anh gần đây nhất, anh đã yếu nhưng còn tỉnh táo. Tôi chúc anh cố gắng giữ gìn sức khỏe, anh cười rất nhẹ: “Cậu cũng phải giữ gìn sức khỏe, cậu cũng già rồi đấy Hiếu ạ”. Anh sống tình nghĩa với từng người lính như vậy, anh Văn của chúng tôi.
VIỆT HOÀI ghi
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước mừng đại thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Chiều 24-8, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lần lượt đến thăm và chúc mừng đại thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quân y viện 108, nơi ông đang dưỡng bệnh hơn một năm nay. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các vị lãnh đạo đã chúc mừng Đại tướng đại thọ, chúc Đại tướng sức khỏe, sống lâu hơn nữa để chứng kiến đất nước đổi mới, phồn vinh, giàu mạnh.
Thay mặt các tướng lĩnh, sĩ quan và chiến sĩ Quân đội nhân dân VN, đại tướng Phùng Quang Thanh đã đến Quân y viện 108 chúc mừng vị tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội nhân dân VN. Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị thay mặt nhân dân thủ đô cũng đến chúc thọ Đại tướng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tuy sức khỏe không được tốt đã lâu nhưng vẫn hoàn toàn minh mẫn. Đại tướng đã nói lời cảm ơn tất cả những người đến thăm bằng giọng rất rõ ràng, mạch lạc. Cùng ngày, hàng chục đoàn đại biểu của các cựu chiến binh, các tướng lĩnh, nhân dân các địa phương đã đến chúc thọ Đại tướng tại nhà riêng.
Th.H.
__________
“Tôi học được nhiều bài học từ anh”
Trong những năm sau 1970, khi giúp việc các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ và khi công tác ở Viện Nghiên  cứu quản lý kinh tế trung ương và Ban Nghiên cứu của thủ tướng, tôi có dịp được gặp anh Văn tại các cuộc họp, rồi sau đó anh gọi tôi sang báo cáo, khi thì ở nhà của anh trên đường Hoàng Diệu, khi thì tại khu doanh trại quân đội bên cửa Đông trên đường Lý Nam Đế.
Mỗi lần báo cáo hay dự buổi làm việc của anh là một bài học đối với tôi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm một đơn vị tăng thiết giáp trước giờ xuất phát - Ảnh tư liệu
Bắt đầu làm việc, anh Văn thường hỏi bố cục, nội dung báo cáo rồi chủ động yêu cầu thay đổi trình tự và bố cục báo cáo. Anh yêu cầu trình bày ngay kết quả nghiên cứu, những kết luận mới, những nội dung chủ yếu cần quan tâm. Anh Văn thường lật đi lật lại vấn đề và yêu cầu làm rõ những căn cứ, lập luận của kết luận, nêu bật bản chất của vấn đề, không chịu dừng lại ở những số liệu, sự việc chi tiết.
Anh Văn nói: “Ta cứ hay có nghị quyết về nhiệm vụ trong tình hình mới mà không làm rõ cái mới là cái gì. Tình hình thì bao giờ chả mới, có nghị quyết về tình hình cũ đâu!”.
Điều làm tôi ngạc nhiên là anh Văn luôn làm việc, nắm vững tình hình với hiểu biết sâu rộng đáng ngạc nhiên, luôn suy nghĩ về các vấn đề chiến lược của đất nước ngay khi anh đã thôi hết các chức vụ nhà nước. Khi nghe tôi báo cáo về hội nhập kinh tế quốc tế, anh nhắc: “Sức mạnh vật chất phải được chế ngự bằng sức mạnh vật chất chứ không phải bằng ý chí. Ta phải nhanh chóng giàu mạnh lên thì hội nhập quốc tế mới tốt được”.
Anh có niềm tin và niềm tự hào mãnh liệt vào dân tộc, vào sức mạnh nhân dân. Nhiều lần, anh nhắc chúng tôi về báo cáo với lãnh đạo lưu ý vị trí chiến lược của Tây nguyên về kinh tế trong phát triển kinh tế - quốc phòng của đất nước.
Để kết hợp với tập thể dục, vào buổi chiều mùa đông hay mùa hè, anh Văn thường đi bộ trong vườn để nghe báo cáo và thảo luận các vấn đề. Trong khi vừa đi vừa lắng nghe và trao đổi, anh Văn không hề áp đặt, luôn tôn trọng các ý kiến khác nhau, miễn là các ý kiến đó có căn cứ và logic rõ ràng.
Anh Văn cũng thường nhắc lại cho chúng tôi nghe những kỷ niệm và lời dạy của Bác Hồ từ những ngày ở Pắc Bó đến những ngày kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, dường như những lời của Bác đã thấm sâu vào máu thịt của anh. Những lời anh dặn, chúng tôi không bao giờ quên.
LÊ ĐĂNG DOANH
Bữa cơm với Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc năm 1947 cùng các đồng chí Trường Chinh (bìa phải) và Lê Đức Thọ (bìa trái)
Một lần thư giãn của Đại tướng
Đại tướng thăm một đơn vị bộ đội
Đại tướng đi kiểm tra hầm pháo tấn công cứ điểm đồi Him Lam
Đại tướng gặp gỡ cựu bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara tại Hà Nội năm 1995
Khi mới 19 tuổi, bị Pháp bắt giam 13 tháng tại Huế vì tham gia phong trào cách mạng của học sinh
Chân dung Đại tướng trên bìa sách của viên tướng người Anh Peter Macdonald in năm 1992 bản tiếng Pháp (NXB Perrin)
Phút thân mật với nhạc sĩ Văn Cao (1989) - Ảnh: Quang Phùng
Trên đường vào thăm Mường Phăng, Điện Biên Phủ (1984) - Ảnh: Trọng Thanh

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Hình ảnh Việt Nam thời xưa - Nguyễn Văn Tuấn


Xin chia sẻ cùng các bạn một số hình ảnh liên quan đến giáo dục ở nước ta thời xưa, tức là thời đầu thế kỉ 20. Đáng lẽ tôi có vài hàng bình luận, nhưng thôi để các bạn suy nghiệm và … thưởng thức.
Đây là những hình ảnh do người Pháp chụp. Bạn Nguyễn Tấn Lộc có công sưu tầm lại và đưa lên website của anh. Website: http://nguyentl.free.fr/html/cadre_sommaire_vn.htm.
Theo tôi, đây là những hình ảnh rất quí hiếm về nước ta thời trước. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.
NVT

Hình học trò viết bài. Cũng may mình không học kiểu này, chứ nếu thế thì chắc bị kyphosis cả đám! Làm học trò ngày xưa khổ thật.



Trường làng, mái tranh, vách lá. Thật ra, ngày nay về quê vẫn còn những trường loại này. Hóa ra, cả 100 năm mà nông thôn nước mình vẫn chưa có gì thay đổi lớn.



Hình một lớp học. Chú ý phía sau tường là mấy hình minh họa về hình học. Học trò toàn mặc áo màu đen. Coi vậy chứ đây là mấy ông bà cử tương lai đó nhé.



Hình một lớp học khác, sang hơn, học trò mặc quần áo màu trắng. Không biết có phải là lớp học y khoa chăng mà trên tường là các hình ảnh về sinh học.




Hình học trò thời xưa. Hình này chắc chụp bên Campuchea.












Học trò thời xưa, không rõ ở đâu, nhưng tôi đoán là bên Campuchea vì thấy kiểu nhà giống với kiểu nhà bên ấy.



Hình này chụp ở Sài Gòn, hình như là trường Lê Hồng Phong bây giờ.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Đôi bờ.Nhạc Nga


:
Bài hát được nhiều người Việt nam yêu thích và biết đến với lời Việt của tác giả Vương Thịnh. Ông thành công trong việc chuyển thể sang tiếng Việt hai bài để đời đó là “Chiều ngoại ô Matxcơva” và “Đôi bờ”. Trong nhiều cuốn sách và blog hay viết soạn lời Việt là Trung Kiên, nhưng thực ra đó chính là dịch giả Vương Thịnh. Lời bài hát “Chiều ngoại ô Matxcơva” thì nghe rất sát với nghĩa trong lời Nga từ đoạn đầu tới đoạn cuối. Nhưng trong bài “Đôi bờ” thì nội dung tiếng Nga hầu như hơi khác một chút, dù nghe lời Việt rất hay và làm lay động lòng người. Tôi xin mạn phép lược dịch nội dung lời bài hát theo tiếng Nga, như trong tất cả các bài hát tôi thường dịch, để các bạn hiểu rõ nội dung hơn. Nhiều người nói rằng chỉ cần nghe nhạc theo giai điệu là được, nhưng theo tôi mình cần biết nội dung bài hát nữa mới coi là đủ.
ДВА БЕРЕГА - ĐÔI BỜ Lời - Поженян Г.Nhạc - Эшпай А.
Ночь была с ливнями, и трава в росе
Про меня счастливая говорили все
И сама я верила сердцу вопреки
Мы с тобой два берега у одной реки
Đêm qua với những trận mưa rào, và cỏ cây chìm trong sương mai
Mọi người nói rằng em hạnh phúc
Mặc kệ, riêng em vẫn tin tưởng vào con tim
Rằng chúng mình là hai bờ một dòng sông

Утки все парами, как с волной волна
Все девчата с парнями, только я одна
И сама я верила сердцу вопреки
Мы с тобой два берега у одной реки
Những chú vịt sánh đôi, như ngọn sóng nhấp nhô
Các thiếu nữ đều cùng bạn trai, em chỉ có một mình
Mặc kệ, riêng em vẫn tin tưởng vào con tim
Rằng chúng mình là hai bờ một dòng sông

Ночь была бы рассвет словно тень крыла
У меня другого нет, я тебя ждала
Все ждала и верила сердцу вопреки
Мы с тобой два берега у одной реки
Đêm vừa qua bình minh như bóng đen bao phủ
Em không có ai, em chỉ đợi anh thôi
Mặc kệ, em cứ đợi và tin tưởng vào con tim
Rằng chúng mình là hai bờ một dòng sông

TP. Hồ Chí Minh 21.09.2011
Minh Nguyệt lược dịch
 
ДВА БЕРЕГА - ĐÔI BỜ
Lời Việt : Vương Thịnh
Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới
Cây cỏ hoa như nói lên lời, em hạnh phúc nhất đời
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, giữa tình đôi lứa ta
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng
Bên dòng sông, vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng
Mình em đứng ngóng trông anh, với niềm tin thiết tha
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

Đêm dần qua, ánh ban mai đang lan tràn dâng tới
Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Một trong những ca sĩ trình bày đầu tiên đó là Maya Kristalinskaya


Ban nhạc Рада Рай

Ca sĩ ВИКТОРИЯ ДАЙНЕКО
Từ BL Minhankiev 

Những bức ảnh về sóng biển tuyệt đẹp (-BL LÒNG DÂN )


Sóng Biển Nhật Lệ 
 
 
 
  
> > 
Sun ... glints off wave 
> > 
Clark Little/SWNS
> > 

> > 

> > 
Sand ... in surf 
> > 
Clark Little/SWNS
> > 

> > 

> > 
Tubular ... shining 
> > 
Clark Little/SWNS
> > 

> > 

> > 
Beach ... surf crashes down 
> > 
Clark Little/SWNS
> > 

> > 

> > 
Molten ... liquid gold 
> > 
Clark Little/SWNS
> > 

> > 

> > 
White ... tumultuous water
> > 

> > 

> > 
Splash ... stunning shot 
> > 
Clark Little/SWNS
> > 

> > 

> > 
Red ... mysterious shot 
> > 
Clark Little/SWNS
> > 

> > 

> > 
Break ... wave crashes down 
> > 
Clark Little/SWNS
> > 

> > 

> > > 



Lẵng quả thông




Konstantin Paustovsky

LẴNG QUẢ THÔNG



Mùa thu, nhà soạn nhạc Eđua Grigo thường về ở trong những 
khu vườn gần thành phố Bêcghen.
Mọi khu rừng đều đẹp với bầu không khí phảng phất mùi nấm, với tiếng lá rì rào. Nhưng những khu rừng trên núi và gần biển mới thực sự là đẹp. Ở đó ta nghe rõ cả tiếng sóng vỗ bờ. Sương mù từ biển cả thường xuyên tràn vào và vì khí ẩm quá nhiều nên rêu mọc rậm rịt. Rêu từ trên cành cây xõa dài xuống mặt đất như những mái tóc xanh.


Một hôm Grigơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em đang nhặt quả thông bỏ vào lẵng. Bác Grigơ lại gần, mỉm cười chào em.
- Cháu tên là gì nào? – Grigơ hỏi.
- Cháu là Đanhi Pêđecxen. – Em bé lí nhí trả lời.
Em bé trả lời lí nhí không phải vì sợ, mà vì bối rối. Nó sợ sao được khi cặp mắt của Grigơ đang cười.
- Rõ tiếc… - Grigơ nói. – Bác chả có quà gì cho cháu cả. Chả có búp bê, chả có băng, thỏ nhung cũng không có nốt.
- Cháu có con búp bê cũ của mẹ cháu. – Em bé trả lời - Trước kia nó cũng biết nhắm mắt cơ bác ạ. Như thế này này…

Nó từ từ nhắm mắt lại. Khi nó mở mắt, Grigơ nhận thấy con ngươi của nó có màu xanh nhạt và lá rừng lấp lánh trong mắt nó như những đốm lửa nhỏ.
- Nhưng bây giờ thì nó ngủ mở mắt, - em bé buồn rầu nói tiếp, - người già hay khó ngủ. Ông cháu cũng vậy, cứ kêu rên cả đêm.
- Đanhi này. Bác nghĩ ra rồi, - Grigơ nói, - Bác sẽ tặng cháu một món quà thú vị. Nhưng không phải bây giờ, mà độ mười năm nữa.
Đanhi đập hai tay vào nhau:
- Ôi, thế thì lâu quá !
- Cháu hiểu không, bác còn phải làm ra nó đã chứ.
- Nhưng nó là cái gì kia, bác ?
- Sau này cháu sẽ biết. Bây giờ Cháu hãy còn bé và có nhiều điều cháu chưa hiểu. Thôi, đưa cái lẵng đây cho bác. Bác sẽ đưa cháu về nhà .
Đanhi thở dài và đưa cái lẵng cho Grigơ. Cái lẵng quả là khá nặng. Quả cây thông tán nhọn có nhiều nhựa, nên nó nặng hơn quả của loại thông khác.
Khi nhà người gác rừng hiện ra giữa đám cây, Grigơ bảo cô bé:
- Đanhi này,  Bố cháu tên là gì nhỉ ?
- Hagrup ạ - Đanhi trả lời .
- Cảm ơn cháu. Bây giờ bác vội. Chào cháu, Đanhi ạ.
Grigơ vuốt tóc em rồi đi về phía bờ biển. Đanhi đứng trông theo cho đến khi bác Grigơ khuất sau rặng cây. Em xách cái lẵng nghiêng về một bên và những quả thông rơi xuống đất.
“Ta sẽ làm một bản nhạc, - Grigơ quyết định - và trên trang bìa ta sẽ cho in : “Tặng Đanhi Pêđecxen, con gái người gác rừng Hagrup Pêđecxen, khi cô mười tám tuổi”.

* *
*
Ở Bêghen không có gì thay đổi.
Các bạn của nhà soạn nhạc nói rằng nhà của ông giống nơi ở của một tiều phu. Chỉ có mỗi chiếc dương cầm là vật trang sức cho ngôi nhà. Những người giàu trí tưởng tượng có thể nghe thấy giữa bốn bức tường trắng ở đây nhiều điều kỳ diệu, từ tiếng gầm thét của Bắc Băng Dương - cái đại dương đang dồn sóng ra từ cõi mịt mù sương gió, nơi gió rú rít kể câu chuyện cổ xưa rùng rợn - cho đến bài hát của em bé gái ru con búp bê vải cũ kỹ.

Chiếc dương cầm có thể ca về tất cả : về khí phách con người vươn tới cái cao cả, về tình yêu. Những phím đàn đen trắng lướt nhanh dưới những ngón tay chắc nịch của Grigơ, lúc buồn bã, lúc vui cười, lúc lại réo lên giông tố và căm thù rồi bất thần lặng hẳn đi.
Trong phút lặng lẽ ấy chỉ còn một cây đàn nhỏ bé là còn rung mãi như thể nàng Lọ Lem bị các chị mắng mỏ đang khóc.

Grigơ ngả người ra, lắng nghe cho đến khi cái âm thanh cuối cùng ấy tắt hẳn ở trong bếp, nơi chú dế mèn đã đến trú ngụ từ lâu.
Grigơ viết bản nhạc tặng Đanhi Pêđecxen trong hơn một tháng.Mùa đông bắt đầu. Sương mù phủ kín thành phố. Những con tàu han rỉ từ nhiều nước kéo đến gà gật bên bến cảng lát gỗ, khe khẽ phì phò hơi nước.

Chẳng bao lâu tuyết đã bắt đầu rơi. Grigơ nhìn qua cửa sổ thấy những bông tuyết bay chênh chếch, cố bám lấy ngọn cây.
Tất nhiên, không thể truyền đạt âm nhạc bằng lời, dù cho ngôn ngữ của chúng ta có phong phú thế nào chăng nữa.

Grigơ viết về cái đẹp vô cùng của thời con gái và của hạnh phúc.
Ông viết và thấy cô gái có đôi mắt xanh sáng ngời nghẹn ngào vì sung sướng, đang chạy đến với ông. Cô gái vòng tay ôm lấy cổ ông, áp bên má nóng bừng của cô vào cái má đầy râu bạc lâu ngày không cạo của ông. “Cảm ơn bác” - cô nói trong lúc chính cô cũng chưa biết cô cảm ơn ông vì lẽ gì.

“Cháu như mặt trời, - Grigơ nói với cô, - như làn gió êm dịu, như buổi sáng tươi mát. Một bông hoa trắng ngần đã bừng nở trong lòng cháu làm cho toàn thân cháu thơm ngát mùa xuân. Ta hiểu đời lắm. Cháu ạ, dù người ta có nói với cháu những gì đi nữa thì cháu hãy cứ tin rằng cuộc đời thật là kỳ diệu và tuyệt đẹp. Ta già rồi, nhưng ta đã hiến cuộc đời ta, sự nghiệp và tài năng của ta cho tuổi trẻ. Hiến tất cả mà không đòi hỏi trả lại. Vì thế có thể, ta còn hạnh phúc hơn cả cháu nữa kia, Đanhi ạ !

Cháu là đêm trắng với ánh sáng huyền ảo. Cháu là hạnh phúc, là ánh bình minh. Cháu cất tiếng là bao con tim rung động.
Cầu chúa ban phước lành cho mọi vật bao quanh cháu, chạm tới người cháu và được cháu chạm tới, những gì làm cháu vui sướng và bắt cháu phải trầm ngâm suy nghĩ”.

Grigơ nghĩ vậy và gửi vào phím đàn những gì ông suy nghĩ. Ông ngờ rằng có người nghe trộm ông, và mỗi người mỗi vật nghe ông theo một cách riêng.
Những con sơn tước xốn xang. Nhưng dù chúng có loay hoay thế nào mặc lòng, sự huyên náo của chúng cũng không thể át nổi tiếng đàn.Những tay thủy thủ quá chén ngồi xuống bậc thềm nhà ông, vừa nghe vừa nức nở. Chị thợ giặt đứng thẳng lên, lấy lòng bàn tay lau cặp mắt đỏ hoe và lắc đầu. Chú dế mèn chui ra khỏi kẽ nứt của chiếc lò sưởi lát gạch sứ va nhòm Grigơ qua một khe hở.
Những bông tuyết rơi, ngập ngừng, lơ lửng giữa từng không, lắng nghe suối đàn từ trong nhà vọng ra. Còn Lọ Lem thì mỉm cười nhìn xuống sàn. Một đôi giày xinh xắn bằng pha lê nằm bên chân cô. Đôi giầy run rẩy, và vào nhau, hòa nhịp với tiếng đàn ngân vàn trong phòng nhà soạn nhạc.

* *
*
Năm mười tám tuổi Đanhi học hết trung học.
Nhân dịp này cha nàng cho nàng về Krixtania chơi ít lâu với bà Magđa, em gái ông.
Bà Magđa làm thợ may trong một nhà hát. Chồng bà, ông Ninxơ cũng làm thợ cắt tóc trong nhà hát ấy.
Họ ở trong một phòng nhỏ ngay dưới mái nhà hát. Từ đấy trông thấy biển sặc sỡ những lá cờ hiệu hàng hải và tượng đài Ipxen .

Một hôm bà Magđa cứ nhất định đòi đi nghe hòa nhạc để đổi món. Ông Ninxơ không phản đối ý kiến ấy. “Âm nhạc, - ông nói, - đó là gương mặt của thiên tài”.
Buổi hòa nhạc bắt đầu sau khi khẩu đại bác ở ngoài cảng nổ phát súng chiều thường lệ. Phát súng báo hiệu mặt trời đã lặn.
Bỗng Đanhi giật mình, ngước mắt lên. Nàng có cảm giác như người đàn ông gầy gò mặc áo đuôi tôm đang giới thiệu chương trình biểu diễn gọi đến tên nàng.
- Dàn nhạc chúng tôi sẽ trình bày hiến quý vị một bản nhạc nổi tiếng của Eđua Grigơ đề tặng Đanhi Pêđecxen, con gái ông gác rừng Hagrup Pêđecxen, nhân dịp cô tròn mười tám tuổi.

Đanhi hít một hơi dài đến nỗi nàng thấy tức ngực. Nàng muốn lấy hơi thở đó để giữ dòng nước mắt sắp trào ra, nhưng vô hiệu, Đanhi cúi xuống và giấu mặt trong đôi bàn tay.
Thoạt đầu nàng không nghe thấy gì hết. Một cơn giông đang cuồn cuộn trong lòng nàng. Cuối cùng nàng nghe thấy tiếng tù và mục đồng rúc lên trong buổi sớm tinh sương và dàn nhạc đàn dây khẽ giật mình, đạp lại bằng hàng trăm tiếng hát.

Điệu nhạc tăng dần, cất bổng lên rồi gào thét lướt trên ngọn cây, như một luồng gió rứt lá, thổi rạp cỏ xuống đất, quất vào mặt những tia nước mát rượi. Đanhi cảm thấy có một luồng không khí do âm nhạc dấy lên phả đến và nàng gắng bình tĩnh lại.
Phải, đó là cánh rừng của nàng, quê hương nàng ! Núi đồi của nàng, tiếng tù và, tiếng sóng biển quê nàng.

Những con tàu bằng thủy tinh làm nước sủi bọt. Gió reo cả trên những dây buồm. Từ lúc nào không biết, tiếng reo đó đã chuyển thành tiếng những quả chuông nhỏ trong rừng đổ hồi, tiếng đàn chim ríu rít nhào lộn trên không, tiếng trẻ con hú nhau, tiếng hát về người con gái : lúc bìh minh người yêu ném một vốc cát vào cửa sổ phòng nàng. Đanhi đã nghe bài hát đó trên đồi núi ở quê nhà.

Vậy ra đó chính là bác ấy. Ông già tóc bạc đã giúp cô mang lẵng quả thông về nhà. Đó là Eđua Grigơ, người có phép thần và là nhạc sĩ vĩ đại ! Thế mà nàng đã trách bác ấy không biết cách làm mau chóng.

Thì ra đó chính là món quà mà ông đã hứa cho nàng mười năm sau.

Đanhi khóc, không giấu giếm những giọt lệ biết ơn. Đến lúc ấy âm nhạc đã tràn ngập khoảng không giữa mặt đất và mây trời giăng mắc trên thành phố. Sóng nhạc du dương làm cho mây gợn lên lăn tăn và những vì sao lung linh lấp lánh.

Bản nhạc không phải là hát nữa. Nó kêu gọi. Kêu gọi đi theo nó đến một xứ sở, nơi không đau khổ nào có thể làm nhạt tình yêu, nơi không có ai giành giật hạnh phúc kẻ khác, nơi mặt trời sáng chói như vòng triều thiên trên đầu nàng tiên trong cổ tích.

Trong dòng âm thanh cuồn cuộn ấy bỗng nổi lên giọng nói quen thuộc “Cháu là hạnh phúc, cháu là ánh bình minh”.

Bản nhạc ngừng bặt. Những tràng vỗ tay lúc đầu còn chầm chậm, sau mỗi lúc một mạnh thêm, vang lên như sấm dậy.

Đanhi đứng lên và đi nhanh về phía cổng công viên. Mọi người cùng quay đầu lại nhìn nàng. Có thể, có một số người trong đám thính giả đã thoáng nghĩ rằng nàng chính là Đanhi Pêđecxen mà Grigơ đã dành tặng tác phẩm bất tử của ông.

“Bác ấy mất rồi ư ? - Đanhi nghĩ - Vì sao ?” Giá mà lại được gặp ông ! Giá mà ông có mặt ở đây ? Hẳn nàng sẽ chạy ào lại với ông, tim đập rộn ràng, nàng sẽ bá lấy cổ ông, áp bên má áp đẫm nước mắt vào má ông và chỉ nói một câu : “Cảm ơn bác”.
- “Vì lẽ gì cơ chứ ?” Hẳn ông sẽ hỏi như thế.
“Cháu cũng chả biết nữa... - hẳn nàng sẽ trả lời, - Vì bác đã không quên cháu. Vì lòng hào hiệp của bác. Vì bác đã cho cháu biết cái tuyệt mỹ mà con người phải sống bằng cái tuyệt mỹ ấy”.

Bóng đêm vẫn còn trải trên thành phố. Nhưng trong cửa sổ đã thấy lấp lánh ánh vàng yếu ớt của bình minh phương Bắc.
Đanhi đi ra bờ biển. Biển vẫn còn ngủ say, không một tiếng sóng vỗ.
Đanhi nắm chặt hai tay lại và rên lên vì một cảm giác tuy còn mơ hồ đối với nàng, nhưng đã chiếm lĩnh toàn cơ thể nàng - cảm giác về cái đẹp của cuộc đời.

- Cuộc sống ơi ! - Đanhi nói khẽ - Ta yêu Người biết bao!
1953

Dịch và chỉnh : Bạch Dương, Tấn Định