Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

"Chí Phèo" Đàm Vĩnh Hưng và "Thị Nở" Kim Thư


(TNO) Trong đêm thi thứ tư của chương trình Cặp đôi hoàn hảo, diễn ra vào tối 30.10 tại Nhà thi đấu Nguyễn Du (TP.HCM), cặp đôi Đàm Vĩnh Hưng và Kim Thư đã không ngại xấu để hóa trang ngay trên sân khấu, trở thành một “Chí Phèo” Đàm Vĩnh Hưng xấu xí và một “Thị Nở” Kim Thư với vẻ ngoài xộc xệch không kém.
>> Nhiều bất ngờ thú vị trong "Cặp đôi hoàn hảo"
>> Lê Khánh - Minh Quân chia tay Cặp đôi hoàn hảo
>> Cặp đôi hoàn hảo thử sức với dân ca và rock
Góp mặt trong đêm thi thứ tư này, Đàm Vĩnh Hưng và diễn viên Kim Thư đã có màn trình diễn cực kỳ ấn tượng với liên khúc Dân ca ba miền. Cả hai đã khiến khán giả không ngừng được tiếng cười với lối diễn đặc biệt của mình. Đây cũng là cặp đôi được bình chọn cao nhất tại đêm thi thứ ba với 64% phiếu bầu.
 
Đàm Vĩnh Hưng và Kim Thư mở đầu giản dị với hình ảnh của những người dân quê chân chất

Rồi hóa trang lại ngay trên sân khấu

Và trở thành “Chí Phèo” và “Thị Nở” không thể… xấu hơn!
Bên cạnh sự nổi trội và thành công liên tiếp của Đàm Vĩnh Hưng và Kim Thư, khán giả của Cặp đôi hoàn hảo tuần thứ tư phải chứng kiến sự ra đi của cặp đôi trẻ trung Noo Phước Thịnh - Ái Phương. Mặc dù gây ấn tượng bằng giọng ca ngọt ngào, trong sáng của Ái Phương cùng sự chuyên nghiệp của Noo Phước Thịnh, nhưng cả hai đã thể hiện những màn trình diễn khá nhạt nhòa trong cả bốn đêm thi.
 
Cặp đôi Noo Phước Thịnh - Ái Phương phải nói lời chia tay với cuộc thi
Đêm thi thứ tư còn ghi nhận những màn trình diễn với hai phong cách đối lập nhau: dân ca mượt mà và rock đầy máu lửa, của các cặp đôi thí sinh còn lại. Bên cạnh đó, sự góp mặt của hai cặp đôi khách mời: Phạm Anh Khoa - Thảo Trang, Phương Thanh - người mẫu Thanh Thức, cũng đã đem lại một đêm diễn với nhiều dư âm thú vị cho khán giả.
 
Cặp đôi khách mời Phạm Anh Khoa - Thảo Trang

Và cặp đôi Phương Thanh - người mẫu Thanh Thức
 
Cặp đôi Phương Linh - "Giáo sư Cù Trọng Xoay" Đinh Tiến Dũng biến hóa với cả hai phong cách dân ca và rock với ca khúc Đi cấy

Lực sĩ Phạm Văn Mách gây ấn tượng với mái tóc được nhuộm vàng

Cặp đôi Đoan Trang - MC Trấn Thành ngọt ngào với Lý mười thương

Cặp đôi Hồ Trung Dũng - người mẫu Hà Anh bốc cháy với bản Rock bão đêm

Quách Ngọc Ngoan (trái) gây bất ngờ với giọng hát dân ca thật mượt mà
Hà Uyên
(Ảnh: Duy Nhất

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Thế giới 7 tỉ người

Ngày mai 31.10, nhân loại sẽ đạt cột mốc 7 tỉ người, kéo theo hàng loạt thách thức phải vượt qua để trái đất có thể phát triển bền vững.
Hiện nay, tất cả các nước đều có điều tra nhân khẩu học. Tuy quy trình ở mỗi nước có thể khác nhau nhưng vẫn giúp LHQ có được số liệu chi tiết để xác định dân số thế giới một cách chính xác. Nhờ đó, từ nhiều tháng trước, chúng ta đã biết công dân địa cầu thứ 7 tỉ sẽ chào đời vào ngày 31.10.2011.
Kể từ ngày đầu tiên xuất hiện trên trái đất, loài người mất khoảng 200.000 năm để đạt dân số 1 tỉ người vào năm 1804. Nhưng từ cột mốc 6 tỉ (ngày 12.10.1999) đến 7 tỉ, chúng ta chỉ mất vỏn vẹn 12 năm.
Theo báo cáo công bố ngày 26.10 của Quỹ Dân số LHQ (UNFPA), sự phát triển của khoa học kỹ thuật, giáo dục và kinh tế là nguyên nhân bùng nổ dân số nửa sau thế kỷ 20. Cụ thể, tuổi thọ trung bình của con người tăng từ 48 tuổi vào đầu thập niên 1950 lên 68 tuổi hiện nay. Các chương trình chủng ngừa trên diện rộng và điều kiện vệ sinh, y tế được cải thiện cũng đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
 
Nhân loại đứng trước cơ hội lẫn thách thức với 7 tỉ người - Ảnh: Reuters
Tăng 200.000 người/ngày



Toàn cảnh nhân loại
- 60% là người châu Á: Hơn 4 tỉ người trong tổng số 7 tỉ sống tại châu Á. Tiếp theo là châu Phi (hơn 1 tỉ người), châu Mỹ (gần 1 tỉ người) và châu Âu (750 triệu người). Ngoài ra, cứ 5 người sẽ có 2 người mang quốc tịch Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
- Dân thành thị chiếm đa số: Hơn 3,5 tỉ người trên 7 tỉ cư dân địa cầu sống tại các khu thị tứ. Số lượng các “siêu đô thị”, tức thành phố trên 10 triệu dân, cũng tăng từ 2 thành phố vào năm 1950 lên 20 trong năm nay.
- 2 tỉ người ở tuổi vị thành niên: Trong 7 tỉ người sẽ có hơn 50% dưới 29 tuổi và 25% dưới 15 tuổi, chỉ có 600 triệu người trên 65 tuổi, gây áp lực lớn về việc làm. Tuy nhiên sự phân bố sẽ không đồng đều giữa các nước. Tại Uganda, 1/2 dân số dưới 15 tuổi trong khi tỷ lệ này tại Nhật chỉ 1/8.

Tờ Le Parisien dẫn lời Giám đốc Viện nghiên cứu nhân khẩu học quốc gia Pháp (INED) Gilles Pison cho biết mỗi giây có 4 em bé được sinh ra và 2 người qua đời. Như vậy, dân số toàn cầu tăng 200.000 người mỗi ngày. Nếu giữ tỷ lệ tăng trưởng 1,2% hiện tại thì dân số sẽ đạt 100 tỉ người năm 2200 và 1.000 tỉ người năm 2450. May mắn là trên thực tế, điều này không thể xảy ra vì tỷ lệ tăng dân số đã giảm dần từ nhiều năm qua. Năm 1960, tỷ lệ này là 2%, đến nay đã giảm gần một nửa. Các chuyên gia nhân khẩu học dự đoán khi lên đến 9 tỉ người năm 2050, dân số thế giới gần đạt mức ổn định và chỉ tăng rất chậm để chạm ngưỡng 10 tỉ người vào năm 2100. Tuy nhiên, sinh suất của nhiều nước ở khu vực châu Phi hạ Sahara vẫn còn rất cao. Đơn cử, trung bình phụ nữ Niger vẫn có khoảng 7 con, gần gấp 5 lần so với phụ nữ Thụy Sĩ. Vì thế, theo dự báo, người châu Phi sẽ ngày càng đông đúc và chiếm 35,3% dân số toàn cầu vào năm 2100. Ngược lại, dân số châu Âu sẽ tăng rất ít, chỉ còn chiếm 1/15 dân số thế giới vào cuối thế kỷ 21.
1 tỉ người đang thiếu ăn
Mối quan tâm lớn nhất hiện nay là liệu trái đất có thể “cầm cự” được bao lâu trước 7 tỉ người hiện tại và 9 tỉ người trong tương lai gần? Một thế giới “đất chật người đông” cùng lúc dẫn đến 2 thách thức về lương thực và môi trường.
Theo Tổ chức Lương nông LHQ (FAO), giá lương thực tăng cao trong năm nay đã đẩy 70 triệu người phải sống ở mức “nghèo khổ cùng cực” và trên thế giới hiện còn gần 1 tỉ người chịu cảnh thiếu ăn. Tiêu biểu là nạn đói đang hoành hành tại Somalia chỉ trong vòng 3 tháng đã làm hơn 29.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong và hàng triệu người đói khát. FAO ước tính cần phải tăng năng suất nông nghiệp của thế giới lên 70% từ đây đến năm 2050 mới có thể loại bỏ được nạn đói.
Ngoài ra, theo FAO, hằng năm có 1,3 tỉ tấn, tương đương 1/3 tổng sản lượng lương thực toàn cầu bị lãng phí. Trung bình mỗi người dân ở châu Âu và Bắc Mỹ phung phí 95-115 kg lương thực/năm, chủ yếu do hệ thống phân phối, sử dụng thường dẫn đến việc vất bỏ nhiều loại thực phẩm vẫn còn dùng được. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, lương thực bị lãng phí do kỹ thuật sản xuất, thu hoạch và chế biến nông sản chưa đem lại hiệu quả cao.
 
2.700 tỉ lít nước thải/ngày
Tuy nhiên, đầu tư cho nông nghiệp phải dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững để không gây ảnh hưởng xấu cho môi trường. Mỗi ngày, hoạt động của con người tạo ra 2.700 tỉ lít nước thải và khiến 960.000 ha rừng “tan thành khói bụi”, theo Le Parisien. Cùng lúc đó, cứ 20 phút lại có một loài động vật hoặc thực vật tuyệt chủng. Làm thế nào để các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi không làm kiệt quệ nguồn nước ngầm, khiến đất mất hết độ màu mỡ hay làm tăng lượng khí thải nhà kính là câu hỏi không dễ giải đáp.
Một số vấn đề khác được UNFPA nhấn mạnh là giảm tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ (43% dân số thế giới dưới 25 tuổi); lập chiến lược để quá trình đô thị hóa hợp lý hơn; các quốc gia phải phối hợp chặt chẽ để quản lý các luồng di - nhập cư trong bối cảnh tỷ lệ gia tăng dân số giữa các châu lục không đồng đều…
Xuất hiện tình trạng “đa phu”?
Nam giới hiện đông hơn phái đẹp khoảng 150 triệu người, hậu quả từ việc chuộng “quý tử” ở một số quốc gia. Tỷ lệ để giữ được sự cân bằng tự nhiên là 106 nam - 100 nữ (nam giới cần đông hơn chút ít vì phụ nữ có tuổi thọ trung bình cao hơn), theo AFP. Tuy nhiên, tỷ lệ này không được đảm bảo ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc (120-100), Ấn Độ hay Việt Nam (112-100) cũng như ở một số quốc gia thuộc các khu vực khác như Georgia, Armenia, Serbia, Bosnia (cùng xấp xỉ 115-100). Các chuyên gia về nhân khẩu học lo ngại tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Hậu quả trước mắt là hàng trăm triệu “nam nhi” ở các nước nói trên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiếm vợ. Kế đến, các loại tội phạm tình dục, những đường dây buôn người có nguy cơ gia tăng và thậm chí có thể xuất hiện tình trạng “đa phu”.
                                                                                                                                         Nguyễn Ngọc Lan Chi
Việt Nam: dân số trẻ lớn nhất trong lịch sử
Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) thì sau 50 năm thực hiện KHHGĐ, mức sinh ở Việt Nam giảm mạnh với một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiện trung bình chỉ có 2 con. Năm 2011, quy mô dân số ước đạt 87,8 triệu người. Tuổi thọ bình quân đạt 73, tăng 4,3 tuổi so với năm 2010 và ước đạt 73,2 tuổi trong năm 2011 nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn trong giai đoạn “nhạy cảm” với nhiều yếu tố tác động có thể khiến mức sinh tăng trở lại, chẳng hạn như tâm lý mong muốn đông con và phải có con trai còn rất nặng nề. Đặc biệt, số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ (15-49) vẫn tiếp tục tăng, dự đoán đạt xấp xỉ 27 triệu người vào năm 2020 và đạt cực đại (khoảng 28 triệu người) vào 2030. Cũng trong 10 năm tới, số phụ nữ tuổi 20-30 có quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân khẩu học Việt Nam có thể gây nên “bùng nổ dân số” lần hai.
Bên cạnh đó, nước ta có mật độ dân số thuộc nhóm cao trên thế giới: 259 người/km2. Diện tích đất canh tác bình quân đầu người ngày càng thu hẹp, chỉ còn 0,1 ha/người, bằng 1/4 mức diện tích canh tác tối thiểu để đảm bảo an ninh lương thực, theo tiêu chuẩn của FAO.
Theo báo cáo của Quỹ Dân số LHQ vừa công bố ngày 27.10 tại Hà Nội, Việt Nam hiện có nhóm dân số trẻ lớn nhất trong lịch sử với 1/3 dân số cả nước ở độ tuổi từ 10-24 tuổi. Nếu được đầu tư đúng mức, đây sẽ là lợi thế đáng kể trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt, nước ta đang có cơ cấu “dân số vàng” với người trong độ tuổi lao động tăng lên. Dự kiến số người trong độ tuổi lao động đạt cực đại với khoảng 70 triệu người vào giữa thế kỷ 21. Nếu biết tận dụng, “dân số vàng” sẽ  giúp tăng 30% tổng sản phẩm quốc dân và tăng tích lũy để đầu tư phát triển.
Một thách thức khác là dân số nước ta đang già đi với tốc độ nhanh chóng, gây áp lực mạnh đến đảm bảo an sinh xã hội. Dự báo, đến năm 2020, số người cao tuổi sẽ quá 10 triệu người, chiếm trên 10% dân số, sau đó mỗi thập niên sẽ tăng thêm khoảng 5 triệu người và đạt 28 triệu người vào giữa thế kỷ 21.
 Lan Châu


Đừng để bị Tai nạn giao thông

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Câu chuyện cái tăm tre và 2.000 tấn quặng


Nguyễn Trung
Anh Nguyễn Văn Hà (12/79/18 Ngõ Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội, đt 04 38514597, di động: 0904108850), bạn vong niên của tôi, sau nhiều năm kiếm ăn vất vả bằng nghề lái xe, dành dụm được ít tiền, sự đời tình cờ dẫn anh tới quyết định dốc hết vốn liếng đi sang Thái Lan mua cái máy sản xuất tăm tre xỉa răng.
 Vừa học vừa làm, vừa là chủ vừa là thợ, trong khoảng thời gian khá ngắn anh trở thành “nhà sản xuất tăm” từ khâu trồng tre đến bán sản phẩm của mình đi khắp nơi trong ngoài nước, công suất khoảng 18 tấn/năm, xí nghiệp tự lo tự diễn mọi mặt; cả chủ và thợ tất cả các cơ sở gộp lại lúc cao điểm khoảng 270 người…
 Thế nhưng bỗng dưng: Thương nhân Trung Quốc đến gặp, đề nghị hợp tác. Từng bước, khách đưa ra các phương án: (1)mua đứt toàn bộ xí nghiệp từ A đến Z, nghĩa là cả rừng trồng tre, nhưng xí nghiệp cứ sản xuất như thường nhật, khách trả lương cho xí nghiệp và độc quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm mang nhãn hiệu mới Trung Quốc; (2)như phương án 1, chỉ sửa đổi ở chỗ giữ lại nhãn hiệu Việt Nam của sản phẩm; (3)mua đứt rừng trồng tre, khách cam kết tiếp tục giữ nguyên việc cung cấp nguyên liệu cho xí nghiệp; (4)mua đứt khâu sản xuất tăm, nhãn hiệu gì cũng được; (5)nhường cho khách bao tiêu sản phẩm trong thị trường Trung Quốc; (6)góp vốn cùng kinh doanh lời cùng ăn lỗ cùng chịu… Anh Hà choáng váng, vì khách dai như đỉa đói. Anh còn muốn vươn xa nữa và đã nhìn thấy các nguồn lực cho phép thoả chí vươn xa của mình… Tất cả các phương án của khách, anh khước từ quyết liệt. Nhưng khách không chịu buông tha.
 Thế là sóng dữ cuồn cuộn: Khách làm tăm rởm và tẩm độc hại, gắn nhãn mác của xí nghiệp (nhãn mác nhái), tung ra thị trường rồi tố cáo trên mạng và dư luận, về chuyện tăm của anh Hà chất lượng bẩn. Anh Hà chạy vạy gõ cửa khắp nơi cầu cứu. Sau rất nhiều tháng nỗ lực, anh Hà đã phản công được trên tivi và báo chí nước ta, và nhận được sự giúp đỡ bảo vệ nhãn mác của một số cơ quan hữu quan… Song kết quả đến hôm nay chỉ là tồn tại ngắc ngoải: Xí nghiệp bây giờ chỉ sản xuất khoảng 6 -7 tấn/năm, biên chế chỉ còn lại 34 người. Trên thị trường Việt Nam tăm Trung Quốc vẫn lấn át, vì tăm này bẩn, chế biến sơ sài, chi phí thấp, nên giá bán chỉ bằng ½ giá tăm sạch của xí nghiệp anh Hà.
 Ngày ngày, nếu sau bữa ăn các bạn dùng cái tăm tre tẩm quế có bọc giấy trong rất nhiều các nhà hàng, khách sạn, các chuyến bay.., ở nước ta cũng như tại khá nhiều nước khác, có nhãn mác thường là tên nhà hàng, khách sạn bạn đang ở, hay các hãng hàng không bạn đang bay.., có thể đoán chắc đấy là cái tăm tre sạch của xí nghiệp anh Hà… Bởi vì tăm sạch đáp ứng yêu cầu của những nhà hàng này.
 Một chủ doanh nghiệp rất nhỏ, để bảo vệ thứ sản phẩm vô cùng nhỏ của mình là cái tăm, anh ta phải vật lộn vỡ óc là như thế và chưa thắng được… Nhưng tại một điểm ở xã Chu Trinh – Cao Bằng, cứ đêm về là có khoảng 2000 tấn quặng, theo báo chí có lẽ là được xúc lậu lên xe tải (nghĩa là ăn cắp?), để rồi đến sáng sớm ầm ầm xuất qua biên giới; đã bao nhiêu lâu với những đêm êm ru như thế? (xem Sài Gòn Tiếp Thị, 13-10-2011)…
 Đến lượt tôi cũng choáng váng như anh Hà, vì thực sự không sao hiểu nổi đất nước mình!
 Mới đây lại có chuyện thương nhân Trung Quốc mua giá hời vài tấn chè với điều kiện hàng phải trộn thêm bùn, phân trâu, rác bẩn khác… Hàng được mang về Trung Quốc, không phải để bán, mà để cho báo chí và tivi Trung Quốc ghi hình , viết bài, tố cáo chè Việt Nam bẩn!.. Báo chí ta đã phải lên tiến

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Lo ngại vì tội phạm gia tăng

Kiểm soát được?

Đề xuất lệch giờ làm và giờ học: Chỉ thí điểm và theo dõi


Thứ tư 26/10/2011 06:39. Giáo dục VN
Hôm qua 25.10, Hà Nội đã họp lấy ý kiến các sở, ngành về đề xuất lệch giờ học, giờ làm, do Sở Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì.
Ông Trần Quốc Toản, Vụ phó Vụ Kết cấu hạ tầng (Bộ GTVT) cho rằng, nên chia thành 4 đối tượng điều chỉnh: nhóm 1 là cán bộ, công chức T.Ư và Hà Nội bắt đầu giờ làm từ 9 giờ sáng - 16 giờ chiều, nhóm 2 là học sinh (HS) mầm non, tiểu học, THCS nên bắt đầu sớm hơn (khoảng 8 giờ 30 sáng) để bố mẹ tiện đưa đón (phương án của Vụ Vận tải là 8 giờ). Nhóm đối tượng sinh viên (SV) do có thể tự chủ về giờ giấc, nên không cần phân rộng dải giờ mà tổ chức tập trung bắt đầu từ 6 giờ 30 - 11 giờ 30, chiều từ 14 giờ - 17 giờ.


Phụ huynh - đối tượng lo lắng nhất nếu điều chỉnh lệch giờ học, giờ làm - Ảnh: Ngọc Thắng
Ông Nguyễn Bá Lực, Phó phòng Chính sách lao động việc làm, Sở LĐ-TB-XH cho rằng, đối tượng làm trong doanh nghiệp rất lớn nhưng chưa được đề cập trong dự thảo. Mặt khác, giờ buổi chiều theo đề xuất đều kết thúc vào 5 giờ 30 - 6 giờ, nếu tất cả cùng xuất phát thì rất có vấn đề, nên chia giờ buổi chiều của các nhóm đối tượng cách nhau 30 phút.

Theo ông Lê Đỗ Mười, Viện Chiến lược và Phát triển (Bộ GTVT), đối tượng nhân viên doanh nghiệp nước ngoài, văn phòng đại diện... đã điều chỉnh theo giờ nước ngoài (8 giờ 30 - 9 giờ bắt đầu) nên không cần điều chỉnh. Ông Mười gợi ý, “cần tập trung điều tiết nhóm SV, gộp tất cả cùng một giờ bắt đầu từ 7 giờ, kết thúc 17 giờ, lệch với tất cả các nhóm khác để tránh ùn tắc”.

Cấm ô tô, xe máy vào phố cổ
Liên quan đến chủ trương cấm ô tô, xe máy vào phố cổ để tổ chức những tuyến này thành các tuyến phố đi bộ phục vụ cho thương mại và bảo tồn phố cổ, ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Sở GTVT cho biết, sở này đang nghiên cứu và thực hiện thí điểm quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm: phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường và khu vực chợ Đồng Xuân trong các ngày thứ bảy, chủ nhật.

Phó vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) Nguyễn Công Bằng cho biết, so với dự thảo ban đầu, Bộ GTVT đã có điều chỉnh về giờ học của đối tượng SV, cách nhau khoảng 1 giờ giữa các quận. Ông Nguyễn Trí Dũng, Phó phòng Tiểu học Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, cho biết hiện có khoảng 200.000 HS trong nội đô với khoảng hơn 10.000 HS tiểu học học trái tuyến.

“Nên chênh nhau các múi giờ khoảng 1 tiếng, nếu chỉ 30 phút thì tất cả lại gặp nhau ngoài đường, không thay đổi được ùn tắc bao nhiêu. Ngoài ra cũng nên khoanh vùng quận nội thành khác ngoại thành”, ông Dũng đề xuất. Các chuyên gia của Bộ GTVT cũng cho rằng, điều chỉnh giờ làm, giờ học sẽ chỉ tổ chức thí điểm và theo dõi phản hồi dư luận trước khi đưa ra điều chỉnh chính thức tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Sở GTVT cho rằng, cần có thời gian nghiên cứu thêm, đồng thời thu hẹp phạm vi đối tượng. “Lộ trình điều chỉnh là nhóm ít ảnh hưởng nhất là SV và trung tâm thương mại sẽ điều chỉnh trước, áp dụng nếu hiệu quả sẽ triển khai rộng hơn, các nhóm khác vẫn hoạt động bình thường”. Cụ thể, theo ông Hùng, trung tâm thương mại sẽ mở cửa từ 9 giờ 30, đối tượng SV sẽ có điều tra xã hội học tại các quận thường xuyên ùn tắc trước khi đưa ra phương án giờ.
Dự kiến, Sở GTVT sẽ tổng hợp các ý kiến đưa ra phương án cuối cùng trình lên UBND Hà Nội và Bộ GTVT trước ngày 28.10.


Mai Hà/Thanh niên

Ngộ nghĩnh chuyện ly hôn

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Ronald Haeberle trở lại Sơn Mỹ

Thứ ba, ngày 25 tháng mười năm 2011


IMG_3462 Sau cuộc hội ngộ tại Mỹ, hôm qua 24/10, cựu binh Mỹ Ronald Haeberle, tác giả của những bức ảnh Mỹ Lai bi thương chấn động địa cầu cùng với Trần Văn Đức, “cậu bé” nhân chứng sống sót trong bức ảnh gây nhiều tranh cãi về vụ thảm sát Mỹ Lai đã trở lại Sơn Mỹ.
          Nhiều người nghĩ đây là lần đầu tiên sau 43 năm Ronald Haeberle về Mỹ Lai. Thật ra, năm 2000, ông đã lẳng lặng làm một cuộc trở lại viếng thăm Mỹ Lai nhưng không hề báo cho bất kỳ ai biết, kể cả chính quyền địa phương.
          Hôm qua, Ronald Haeberle và Trần Văn Đức đã làm việc với ban quản lý Khu bảo tàng chứng tích Sơn Mỹ và sở Văn hóa - thể thao- du lịch Quảng Ngãi với mong muốn làm sáng tỏ thêm một số sự thật khác còn chưa rõ về Mỹ Lai, đặc biệt là những bức ảnh do Ronald Haeberle chụp trong vụ thảm sát, trong đó có bức hình hai anh em Trần Văn Đức và Trần Thị Hà nằm ôm nhau.
          Hôm nay 25/10, Ronald Haeberle và “cậu bé Mỹ Lai” Trần Văn Đức sẽ “đi lại” một chặng tại chính con đường giữa cánh đồng lúa, nơi xảy ra vụ thảm sát kinh hoàng 43 năm trước.
          Trong vài ngày tới, sẽ có bài viết cụ thể với nhiều tình tiết rất khác quanh sự “trở về” này- đó là những câu chuyện “hậu Mỹ Lai” mà chưa hẳn chính những người trong cuộc đã tường tận hết. Trước hết, xin giới thiệu chùm ảnh cuộc trở về ngày hôm qua ở Mỹ Lai của Ronald Haeberle và Trần Văn Đức.
IMG_3459
Ronald Haeberle và Trần Văn Đức trong vòng vây báo chí tại khu chứng tích Sơn Mỹ
IMG_3471
Ronald Haeberle và Trần Văn Đức trước đài tưởng niệm Sơn Mỹ
IMG_3462
IMG_3532
IMG_3520
Ronald Haeberle đang “nói lại” về những bức ảnh còn gây nhiều tranh cãi tại ngay phòng khách của khu chứng tích Sơn Mỹ.
IMG_3527
Ronald Haeberle, Trần Văn Đức và Trần Văn Viễn (con trai của Đức)
IMG_3533
Ronald Haeberle và Trần Văn Đức trước bảng danh sách các nạn nhân Mỹ Lai
IMG_3537
Trần Văn Viễn (con trai của Đức) trước bức ảnh bà nội mình (bà Nguyễn Thị Tẩu)
IMG_3540

Ronald Haeberle và câu chuyện bức ảnh ở Mỹ Lai

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Những lần nhân loại suýt diệt vong ?

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Diễn biến qua ảnh Gaddafi bị giết, đối xử thô bạo


Gaddafi đã chết. Theo bài báo dưới đây thì hắn bị bắn chết khi rơi vào tay quân nổi dậy. Nhưng theo nhiều bản tin thì khi bị bắt, Gaddafi bị trọng thương nên đã chết sau đó.
(Tường Thụy)

Diễn biến qua ảnh Gaddafi bị giết, đối xử thô bạo

“Đừng bắn, đừng bắn”, cựu lãnh đạo Libya – đại tá Gaddafi đã cầu xin tha mạng sau khi bị lôi khỏi cống, nơi đang ẩn náu. Vài giây sau, ông này đã bị xử tử.




Cái cống nơi Gaddafi ẩn náu và sau đó bị quân nổi dậy tóm

Đại tá Gaddafi, người nắm quyền suốt 42 năm ở Libya đã bị một nhóm chiến binh nổi dậy cuồng loạn giết chết.

Đoạn phim gây sốc cho thấy rõ ràng cảnh Gaddafi, 69 tuổi, vẫn còn sống khi các chiến binh vẫy súng trên trời rồi tống ông này lên capo của một chiếc xe jeep.

Bị thương và dường như sửng sốt, Gaddafi có vẻ không biết điều gì đang chờ mình khi hỏi người bắt giữ: “Tôi phải làm gì cho anh?”. Vài giây sau Gaddafi cầu xin tha mạng nhưng đã bị bắn chết.

Một đoạn phim khác ghi lại cảnh thi thể đầy máu của ông này bị kéo lê qua các đường phố ở thành phố quê hương Sirte, rồi sau đó được đem đi diễu hành trước đám đông gần thành phố cảng Misrata.

Thông tin xác nhận về cái chết của Gaddafi đã làm nổ ra cảnh ăn mừng khắp Libya với hàng chục nghìn người đổ xuống các đường phố.

Tiếng súng vui mừng nổ khắp thủ đô Tripoli. Tiếng còi ô tô vang động và mọi người ôm lấy nhau.

Thi thể của Gaddafi được đưa lên ô tô và chuyển tới Misrata


Hoài Linh (Theo DailyMail, Reuters)
Nguồn: Vietnamnet

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Những Mong Ðợi Lớn Lao


Nguyễn Trùng Dương dịch
Ở tuổi 20, Bill Gates và Steven Jobs quyết định bỏ học, theo đuổi niềm đam mê của chính mình – và họ đã biến đổi thế giới theo cách chưa từng có trong lịnh sử của nhân loại. Giờ đây, Bill Gates dốc toàn bộ thời gian, sức lực cũng như đã cam kết tài chính nhiều hơn bất cứ ai trong lịch sử để cải thiện đời sống trên hành tinh này.  
Cách đây ít hôm, chúng tôi đã giới thiệu bài diễn văn của Steven Jobs trong lễ tốt nghiệp ở đại học Stanford, nay xin được hân hạnh giới bài phát biểu của Bill Gates tại lễ tốt nghiệp của Ðại Học Harvard – 2007
Thưa Ngài Chủ tịch Bok, ngài cựu Chủ tịch Rudebstine và ngài Chủ tịch nhiệm kỳ mới Faust, các thành viên của Tập đoàn Havard, các giảng viên và phụ huynh, và đặc biệt các sinh viên tốt nghiệp, tôi đã chờ đợi hơn 30 năm để được nói điều này: “Thưa Cha, con luôn nói với cha rằng con sẽ quay trở lại và nhận tấm bằng tốt nghiệp của con
Tôi muốn cảm ơn Harvard vì niềm vinh dự đến thật đúng lúc. Tôi sẽ thay đổi công việc của tôi vào năm tới và thật là tuyệt vời để cuối cùng có được tấm bằng đại học trong bản sơ yếu của tôi (ngụ ý đùa, từ năm 2008 ông Bill Gates chuyển sang làm việc hoàn toàn cho quĩ từ thiện của ông và thôi không làm Chủ tịch của tập đoàn Microsoft nữa – ND).
Tôi khen ngợi các sinh viên tốt nghiệp hôm nay đã theo một con đương trực tiếp hơn [tôi] rất nhiều để nhận được tấm bằng tốt nghiệp của các bạn. Về phần mình, tôi thực sự vui sướng khi Crimson (tờ nhật báo của sinh viên Ðại học Harvard – ND) đã gọi tôi là “kẻ bỏ học thành công nhất của Harvard”. Tôi đoán điều đó biến tôi thành thủ khoa của lớp học đặc biệt của riêng tôi. Tôi là kẻ thành công nhất  trong những người đã thất bại. 
Nhưng tôi cũng muốn được công nhận như một kẻ đã làm cho Steve Ballmer bỏ học trường  kinh doanh (Steve Ballmer là CEO của Microsoft từ năm 2000 và là bạn học của Bill Gates từ hồi ở Harvard, năm 1980 bỏ học trường cao học quản trị kinh doanh ra làm cho Microsoft  – ND). Tôi là người chuyên gây ảnh hưởng xấu. Đó là lý do tại sao tôi được mời đến nói chuyện tại lễ tốt nghiệp của các bạn. Nếu tôi được mời nói chuyện trong lễ nhập trường của các bạn, chắc sẽ có ít người hơn có mặt ở đây ngày hôm nay.
Harvard đã là một kinh nghiệm phi thường đối với tôi. Cuộc sống học đường thật là hấp dẫn. Tôi đã từng ngồi trong nhiều lớp học mà tôi không hề đăng ký dự lớp. Và cuộc sống ở ký túc xá thật là tuyệt vời. Tôi đã sống ở Radcliffe, trong Currier House. Lúc nào cũng có nhiều người trong phòng cư xá của tôi đến tận khuya tranh luận nhiều chuyện, bởi vì mọi người biết là tôi không phải lo lắng về việc dậy muộn vào buổi sáng hôm sau. Vì thế tôi đã trở thành người lãnh đạo của nhóm những kẻ chống lối sống nề nếp tập thể. Chúng tôi bám níu lấy nhau như một cách thừa nhận sự từ chối của tập thể đối với chúng tôi.  
Radcliffe là một nơi tuyệt vời để sống. Có nhiều phụ nữ sống ở đó, và hầu hết đàn ông đều thuộc dân khoa học và  dân toán.  Sự kết hợp như thế đã ban cho tôi những lợi thế tốt nhất, nếu các bạn biết ý tôi muốn nói cái gì. Ðó cũng là nơi mà tôi đã học bài học đau xót rằng cải thiện cơ hội của bạn không nhất thiết bảo đảm cho sự thành công của bạn.  
Một trong những kỷ niệm lớn nhất của tôi ở Harvard là vào tháng Giêng năm 1975, khi tôi gọi điện từ Currier House cho một công ty ở Albuquerque là công ty bắt đầu chế tạo nhưng chiếc máy tính cá nhân đầu tiên của thế giới. Tôi đề nghi bán phần mềm cho họ. 
Tôi lo rằng họ có thể nhận ra tôi chỉ là một sinh viên đang ở trong cư xá và sẽ dập máy không thèm nói chuyện với tôi. Thay vào đó, họ bảo: “Chúng tôi chưa hoàn toàn sẵn sàng, một tháng nữa hãy đến gặp chúng tôi”, mà đó lại là điều tốt, bởi vì chúng tôi cũng đã viết phần mềm đó đâu. Kể từ lúc đó, tôi làm việc cả ngày lẫn đêm cho cái đề án vốn chỉ được thêm một chút, và nó đã đánh dấu kết thúc việc học hành ở đại học của tôi, và bắt đầu của một hành trình đặc biệt đáng kể với Microsoft.
Tất cả những điều mà tôi nhớ  về Harvard trên đây đã xảy ra giữa những gian đoạn đầy nhiệt huyết và hiểu biết. Có khi đầy phấn chấn, có khi hoang mang, thậm chí đôi khi chán nản, nhưng luôn luôn đầy thử thách. Ðó đã là một đặc ân tuyệt vời – và mặc dù tôi rời bỏ trường sớm, tôi đã được biến đổi bởi những năm tháng của tôi ở Đại học Harvard, bởi tình bạn mà tôi đã có ở đó, và bởi những ý tưởng mà tôi đã làm việc hồi bấy giờ .    
Nhưng, nhìn lại một cách nghiêm túc tôi thấy có một điều đáng tiếc lớn.
Tôi rời Harvard mà không hề nhận thức được những sự bất bình đẳng khủng khiếp trên thế giới – sự khác biệt đáng sợ về sức khoẻ, của cải và cơ hội, vốn bị qui là đã khiến cho hàng triệu người sống trong nỗi tuyệt vọng.
Tôi đã học được rất nhiều tại đây, ở Harvard về các ý tưởng mới trong kinh tế và chính trị. Tôi đã có những dịp tuyệt vời tiếp xúc với các tiến bộ đang được thực hiện trong các ngành khoa học.
Nhưng các tiến bộ vĩ đại nhất của nhân loại không phải là các khám phá – mà là trong việc những khám phá đó được ứng dụng để giảm bớt sự bất công như thế nào. Có chăng  thông qua nền dân chủ, nền giáo dục công cộng mạnh mẽ, chăm sóc sức khoẻ có chất lượng, hoặc các cơ hội kinh tế rộng rãi  làm giảm sự bất công là thành tựu lớn nhất của nhân loại.
Tôi rời khỏi khuôn viên trường biết rất ít về hàng triệu thanh niên bị gạt ra khỏi các cơ hội giáo dục ở đất nước này. Và tôi không biết chút gì về hàng triệu người sống trong sự nghèo khổ cũng như bệnh tật không tả xiết ở các nước đang phát triển.
Phải mất hàng chục năm tôi mới biết được.
Các bạn, những người tốt nghiệp Harvard tại một thời điểm khác. Các bạn biết nhiều hơn về những bất bình đẳng trên thế giới so với các lớp đi trước. Trong những năm các bạn ở đây, tôi hy vọng các bạn đã có một cơ hội để nghĩ làm thế nào – trong kỷ nguyên công nghiệp gia tăng ngày nay – cuối cùng chúng ta có thể đảm đương và giải quyết các vấn đề bất bình đẳng đó.
Hãy hình dung rằng, chỉ với mục đích thảo luận, các bạn có vài giờ một tuần và một vài đô la một tháng để đóng góp cho một mục đích – và các bạn muốn tiêu khoảng thời gian và số tiền đó vào nơi có những tác động to lớn nhất trong việc cứu giúp và cải thiện đời sống. Bạn muốn tiêu chúng ở đâu?
Đối với Melinda và đối với tôi, thách thức là như nhau: làm thế nào chúng ta có thể làm tốt nhất giúp cho số lượng [người] lớn nhất với các nguồn tiềm lực mà chúng ta có.
Trong những lần thảo luận của chúng tôi, Melinda và tôi đã đọc một bài báo về hàng triệu trẻ em đã chết hàng năm ở những nước nghèo do nhữnh bệnh tật mà chúng ta đã làm cho vô hại từ lâu ở trong đất nước của chúng ta. Ðậu mùa, sốt rét, viêm phổi, viêm gan B, sốt vàng da, Một bệnh mà tôi thậm chí chưa hề nghe đến, rotavirus, đã giết chết nửa triệu trẻ em hàng năm – không một ai ở Hoa Kỳ cả.
Chúng tôi đã bị choáng váng. Chúng tôi chỉ giả sử rằng nếu hàng triệu trẻ em đã chết hàng năm và các em đó lẽ ra đã có thể được cứu sống, thế giới đáng ra phải biến đó thành một ưu tiên để khám phá và cung cấp thuốc men để cứu các trẻ em đó.  Nhưng thế giới đã không làm điều đó. Chỉ với  ít hơn 1 đô la, đã có những biện pháp can thiệp mà lẽ ra đã có thể cứu sống các sinh mạng, vậy mà đã không đem lại được.
Nếu các bạn tin rằng mỗi một đời sống là có giá trị như nhau, thật là phẫn nộ khi biết rằng một số sinh mạng được coi là đáng gía để được cứu sống và những kẻ khác thì không được. Chúng tôi nói với chính mình: “Điều này không thể là sự thật Nhưng nếu nó là sự thật, nó xứng đáng là một ưu tiên hàng đầu trong việc đóng góp của chúng ta”.
Và thế là chúng tôi bắt đầu công việc của chúng tôi giống như bất cứ ai ở đây có thể bắt đầu. Chúng tôi hỏi “Làm sao mà thế giới lại để các trẻ em đó chết?”
Câu trả lời thật là đơn giản và tàn nhẫn. Thị trường đã không ban thưởng cho việc cứu sống các sinh mạng trẻ em đó, và các chính phủ cũng không trợ giúp cho việc đó. Vì thế, trẻ em chết bởi vì các ông bố và các bà mẹ của chúng không có quyền lực trong thị trường và không có tiếng nói trong hệ thống chính quyền.
Nhưng các bạn và tôi, chúng ta có cả hai điều đó.
Chúng ta có thể khiến cho các lực lượng thị trường hoạt động tốt hơn cho những người nghèo nếu chúng ta có thể phát triển một chủ nghĩa tư bản sáng tạo hơn – nếu chúng ta có thể mở rộng phạm vi của các lực lượng thị trường  sao cho nhiều người hơn nữa có thể kiếm được lợi nhuận, hoặc ít nhất cũng là kiếm đủ sống, phục vụ những người chịu đựng thống khổ những bất bình đẳng tồi tệ nhất. Chúng ta có thể thúc đẩy các chính quyền trên thế giới chi tiêu tiền đóng thuế theo những cách phản ánh tốt hơn các giá trị của dân chúng là những người phải đóng các loại thuế.
Nếu chúng ta có thể tìm ra các phương cách để đáp ứng được các nhu cầu của những người nghèo trong những cách mà có thể tạo ra lợi nhuận cho giới kinh doanh cũng như các lá phiếu cho các chính trị gia, chúng ta có thể tìm ra được cách thức bền vững để giảm bớt sự bất công trong xã hội.
Nhiệm vụ đó là không bao giờ kết thúc. Nó có thể không bao giờ được hoàn tất. Tuy nhiên, một nỗ lực có ý thức để đáp trả sự thách thức đó sẽ làm thay đổi thế giới.
Tôi lấy làm lạc quan rằng chúng ta có thể làm được điều đó, nhưng tôi cũng đã nói chuyện với những người hoài nghi, vốn cho rằng điều đó là không có hy vọng : “Bất công đã ở cùng với chúng ta ngay từ lúc ban đầu, và sẽ ở cùng với chúng ta cho đến lúc kết thúc – bởi vì mọi người không thèm quan tâm đến điều đó “. 
Tôi hoàn toàn không đồng ý.
Tôi tin rằng chúng ta quan tâm hơn cái mà chúng ta biết phải làm như thế nào.
Tất cả chúng ta đang ở trong sân trường này, vào lúc này hay lúc khác, đã từng thấy các thảm kịch của nhân loại mà đã làm  con tim chúng ta đau đớn, và dù chúng ta chẳng làm gì – không phải vì chúng ta không quan tâm, mà bởi vì chúng ta không biết phải làm gì. Nếu chúng ta đã biết làm thế nào để giúp, chắc hẳn chúng ta đã hành động.
Các rào cản để thay đổi không phải là quá ít quan tâm; mà vì nó quá ư là phức tạp.
Nhưng muốn biến sự quan tâm thành hành động, chúng ta cần phải nhìn thấy vấn đề, tìm thấy một giải pháp, và thấy sự tác động ảnh hưởng. Nhưng sự phức tạp đã ngăn cản tất cả ba bước đó.
Ngay cả với sự ra đời của Internet và tin tức được cập nhật liên tục 24 giờ, đó vẫn là một công việc phức tạp để làm cho mọi người thực sự nhìn thấy các vấn đề. Khi một chiếc máy bay bị tai nạn, các quan chức ngay lập tức tổ chức một chuộc họp báọ Họ hứa hẹn điều tra, xác định nguyên nhân, và tìm cách ngăn ngừa các tai nạn tương tự trong tương lai.
Nhưng nếu những vị quan chức kia thành thực một cách mộc mạc, họ có thể nói “Trong số tất cả những người trên thế giới hôm nay chết do những nguyên nhân có thể ngăn ngừa được, một nửa của một phân trăm trong số họ là đã ở trong chiếc máy bay này. Chúng tôi nhất quyết sẽ làm tất cả mọi thứ có thể, để giải quyết vấn đề đã lấy mất đi sinh mạng của một nửa phần trăm đó.”
Vấn đề lớn hơn không phải là vụ tai nạn máy bay, mà là hàng triệu ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Chúng ra không đọc nhiều về những cái chết. Truyền thông thích đưa tin tức về những cái mới lạ – và hàng triệu người chết chẳng có gì là mới cả. Vì thế, truyền thông vẫn tồn tại trên nền tảng của nó và dễ dàng bỏ qua những vấn đề đó. Nhưng ngay cả khi chúng ta nhìn thấy hoặc đọc về điều đó, cũng khó mà bắt chúng ta tập trung vào vấn đề đó. Thật khó mà xem xét nỗi thống khổ nếu tình trạng là quá phức tạp mà chúng ta không biết làm sao để giúp. Và thế là chúng ta quay đi.
Nếu chúng ta thực sự nhìn thấy vấn đề, mà đó là bước thứ nhất, chúng ta sẽ đi đến bước như hai: cắt  xuyên qua sự phức tạp để tìm ra một giải pháp.
Tìm ra các giải pháp là thực sự cần thiết, nếu chúng ta muốn làm được nhiều nhất cho điều quan tâm của chúng ta. Nếu chúng ta đã có các câu trả lời rõ ràng và đã được chứng minh, bất cứ lúc nào một tổ chức hay một cá nhân nào đó hỏi “Tôi có thể giúp như thế nào?”, khi đó chúng ta có thể nhận được hành động ]giúp đỡ] – và chúng ta có thể chắc chắn rằng không một sự quan tâm nào trên thế giới là bị phí phạm.
Tuy nhiên, sự phức tạp của vấn đề khiến cho khó tạo ra con đường hành động cho mỗi người quan tâm - cũng như khó biến sự quan tâm của họ trở nên có ý nghĩa.
Cắt xuyên qua sự phức tạp để tìm được giải pháp phải đi qua bốn giai đoạn có thể dự đoán được: xác định mục tiêu, tìm giải pháp có tác dụng cao nhất, khám phá ra công nghệ lý tưởng cho giải pháp đó, và đồng thời tạo ra các ứng dụng thông minh nhất từ  công nghệ mà bạn đã có sẵn – dù đó là cái tinh vi phức tạp như thuốc, hay cái gì đó đơn giản hơn, chẳng hạn như giường võng.  
Bệnh dịch AIDS cho ta một ví dụ. Mục tiêu rộng lớn, dĩ nhiên là chấm dứt dịch bệnh. Giải pháp có tác dụng cao nhất là ngăn ngừa. Công nghệ lý tưởng nhất có thể là thuốc chủng ngừa (vacine) cho phép miễn dịch suốt đời với một liều chủng ngừa duy nhất. Vì thế các chính phủ, các công ty dược chế tạo thuốc, và các quĩ cung cấp tài trợ cho nghiên cứu thuốc chủng ngừa. Nhưng công việc của họ có khả năng sẽ mất hơn một thập kỷ, và vì vậy trong thời gian đó chúng ta phải làm việc với cái mà chúng ta đã có trong tay – và biện pháp phòng ngừa tốt nhất mà chúng ta có hiện nay là làm cho mọi người tránh các hành vi nguy hiểm.
Theo đuổi mục tiêu đó lại bắt đầu chu trình 4 bước. Ðó là một mô hình mẫu. Ðiều quan trọng quyết định là không bao giờ ngừng suy nghĩ và làm việc – và không bao giờ làm cái mà chúng ta đã từng làm với bệnh sốt rét và bệnh lao trong thế kỷ 20 – là đầu hàng cho sự phức tạp và bỏ cuộc.
Bước cuối cùng – sau khi nhìn thấy vấn đề và tìm thấy một giải pháp – là đo lường  ảnh hưởng  công việc của bạn và chia sẻ những thành công và thất bại của bạn sao cho những người khác học được từ những nỗ lực của bạn.
Dĩ nhiên bạn phải có các số liệu thống kê. Bạn phải có khả năng chứng tỏ rằng một chương trình đang chủng ngừa thêm hàng triệu trẻ em. Bạn phải có khả năng chứng tỏ một sự giảm sút số lượng trẻ em tử vong hàng năm do dịch bệnh. Ðó là điều cần thiết không chỉ để cải thiện chương trình, mà còn giúp thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp và các chính phủ.
Nhưng nếu bạn muốn truyền cảm hứng cho mọi người để họ tham gia, bạn phải chứng tỏ nhiều hơn những con số; bạn phải truyền đạt ảnh hưởng của con người đối với công việc đó – sao cho mọi người có thể cảm nhận việc cứu sống được một sinh mạng có ý nghĩa cảm động như thế nào đối với những gia đình bị ảnh hưởng. 
Tôi nhớ đến Davos vài năm trước và ngôi trong một tiểu ban về y tế toàn cầu thảo luận về các phương pháp để nhằm cứu sống hàng triệu sinh mạng. Hàng triệu ! Hãy nghĩ đến niềm vui sướng xúc động của việc cứu sống chỉ một con người – và nhân lên hàng triệu lần. Vậy mà đó lại là một trong những tiểu ban tẻ nhạt nhất mà tôi từng được tham dự – chưa từng có. Tẻ nhạt đến mức thậm chí tôi không chịu nổi.   
Ðiều làm cho cái kinh nghiệm đó trở nên đặc biệt ấn tượng là tôi vừa đến từ một nơi mới có sự kiện chúng tôi trình diện phiên bản thứ 13 của một số chương trình phần mềm, và chúng tôi thấy mọi người ở đó nhảy cẫng và hét lên đầy hào hứng. Tôi thích làm cho mọi ngừời phấn khích về phần mềm – nhưng tại sao chúng ta thậm chí không thể tạo ra sự hào hứng hơn với việc cứu sống sinh mạng con người?
Bạn không thể làm cho mọi người hào hứng trừ khi bạn có thể giúp cho họ thấy và cảm nhận được ảnh hưởng [của công việc]. Và làm thế nào để bạn làm được điều đó – là một câu hỏi phức tạp.
Dẫu vậy, tôi vẫn rất lạc quan. Vâng, bất công đã cùng với chúng ta từ muôn thuở, nhưng các công cụ mới mà chúng ta có để cắt xuyên qua sự phức tạp thì chưa từng có với chúng ta từ muôn thuở. Các công cụ đó là mới mẻ -  chúng có thể giúp chúng ta làm được nhiều nhất cho  sự quan tâm của chúng ta – và đó là tại sao tương lai có thể khác với quá khứ.  
Những phát minh đang xảy ra và có tính xác định quan trọng của thời đại hiện nay – công nghệ sinh học, máy tính, internet – cho chúng ta một cơ hội mà chúng ta chưa từng có trước đây, để kết liễu sự cực kỳ nghèo khổ và kết liễu sự chết chóc từ các dịch bệnh có thể ngăn ngừa được.
Sáu mươi năm trước đây, George Marshall đến dự lễ tốt nghiệp tại đây và đã công bố một kế hoặch giúp các quốc gia của Châu Âu sau đại chiến. Ông nói “Tôi nghĩ rằng, một trong những khó khăn to lớn là sự phức tạp kinh khủng của số lượng khổng lồ các sự kiện được trình bày cho công chúng bằng báo chí và đài phát thanh, khiến cho một người dân bình thường hết sức khó khăn để có thể đánh giá được tình hình một cách rõ ràng. Ðiều đó là hầu như không thể làm được với khoảng cách nắm bắt như thế về mức độ quan trọng thực sự của tình hình”.  
Ba mươi năm sau bài phát biểu của Marshall, khi khóa học của tôi tốt nghiệp mà không có tôi, công nghệ đã hiện ra khiến cho thế giới nhỏ hơn, rộng mở hơn, rõ rệt hơn, ít ngăn cách hơn.
Sự xuất hiện của các máy tính cá nhân rẻ tiền đã làm làm nảy sinh ra một mạng lưới có quyền lực to lớn làm biến đổi các cơ hội để học hỏi và giao tiếp.  
Điều kỳ diệu về mạng lưới này không chỉ không chỉ làm co lại khoảng cách và làm cho tất cả mọi người trở thành hàng xóm của bạn. Nó cũng làm tăng một cách ghê gớm số lượng những bộ óc lỗi lạc mà chúng ta có thể có được làm việc với nhau trên cùng một vấn đề – và điều đó làm tăng tốc độ của phát minh sáng chế tới một mức độ đáng kinh ngạc. 
Ðồng thời, cứ mỗi một người trên thế giới có sự tiếp cận với công nghệ đó, thì có năm người lại chưa có chưa được. Ðiều đó có nghĩa là nhiều bộ óc sáng tạo đang còn bị loại ra khỏi cuộc tranh luật này – những người thông minh với trí tuệ thực tiễn và các kinh nghiệm thích hợp những người không có công nghệ để làm chủ tài năng của họ, hoặc đóng góp các ý tưởng của họ cho thế giới.
Chúng ta cần có càng nhiều người có thể tiếp cận với công nghệ này càng tốt, bởi vì những tiến bộ này đang châm ngòi cho một cuộc cách mạng trong những cái mà con người có thể làm được cho nhau. Những tiến bộ đó đang làm cho không chỉ các chính phủ quốc gia, mà còn cả  các trường đại học, các công ty, tổ chức nhỏ hơn, và thậm chí cá nhân để có thể thấy được các vấn đề, thấy được các giải pháp, và đo lường tác động những nỗ lực của họ để giải quyết các vấn đề đói, nghèo khổ, và tuyệt vọng mà George Marshall đã nói về 60 năm trước đây.
Các thành viên của Gia đình Harvard: Ở đây, ngay trong sân trường này là một trong tập hợp tuyệt vời nhất các tài năng, trí tuệ trên thế giới.
Ðể làm gì?
Không một ai nghi ngờ rằng các giảng viên, cựu sinh viên, các sinh viên, và các ân nhân của Harvard đã sử dụng quyền lực của họ để cải thiện cuộc sống của dân chúng ở đây và người dân trên toàn thế giới. Nhưng liệu chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa không? Liệu Harvard có thể cống hiến trí tuệ của mình để cải thiện cuộc sống của những người dân mà thậm chí sẽ không bao giờ nghe thấy tên của nó?
Hãy cho tôi làm có một yêu cầu cho các Trưởng khoa và các vị giáo sư – các nhà lãnh đạo trí tuệ ở đây, tại Đại học Harvard: Khi vị tuyển chọn  giảng viên mới, bổ nhiệm chức vụ, xem xét lại chương trình giảng dạy, và xác định các yêu cầu của bằng cấp, xin hãy tự hỏi chính mình:
Nên chăng những bộ óc tuyệt vời nhất của chúng ta được dành để giải quyết các vấn đề lớn nhất của chúng ta?
Nên chăng Harvard cần khuyến khích các giảng viên của mình dám nhận thách đố về vấn đề bất bình đẳng tồi tệ nhất của thế giới. Nên chăng sinh viên Harvard cần tìm hiểu về mức độ nghèo khổ toàn cầu, tỷ lệ đói ăn trên thế giới, nạn khan hiếm nước sạch, việc các bé gái tiếp tục  không được đi  học, trẻ em chết vì dịch bệnh mà chúng ta có thể chữa khỏi?
Nên chăng những người có đặc quyền nhất thế giới tìm hiểu về cuộc sống của những người ít đặc quyền nhất của thế giới?
Đây không phải là câu hỏi cường điệu – quí vị sẽ trả lời với các chính sách của quí vị.
Mẹ tôi, người đã tràn ngập niềm tự hào ngày mà tôi đã được nhận vào trường Hravard, chưa hề ngừng hối thúc tôi làm nhiều hơn cho những người khác. Một vài ngày trước lễ đám cưới của tôi, bà đã tổ chức một sự kiện dành riêng cho cô dâu, và tại đó Bà đọc to lên một bức thư về hôn nhân mà Bà đã viết cho Melinda. Vào thời điểm đó, Mẹ tôi bị bệnh ung thư nặng, nhưng Bà đã nhìn thấy một cơ hội lớn hơn để truyền đạt bản thông điệp của mình, và kết thúc bức thư, Bà viết: “Tới những người được ban tặng nhiều, trông đợi cũng sẽ rất nhiều”.
Khi bạn xét đến những gì mà những người trong chúng ta đang ở đây trong sân trường này đã được ban cho – về tài năng, về đặc quyền, và về cơ hội – hầu như không có giới hạn nào mà thế giới không có quyền mong đợi từ chúng ta.
Phù hợp với lời hứa của lứa tuổi này, tôi muốn khuyên nhủ mỗi sinh viên tốt nghiệp ở đây nên đảm đương một vấn đề – một vấn đề phức tạp, sự bất công bằng sâu nặng, và trở thành một chuyên gia về vấn đề đó. Nếu bạn làm cho điều đó trở thành trọng tâm của sự nghiệp của bạn, đó sẽ là một điều phi thường. Nhưng bạn không phải làm điều đó để tạo ra một tác động. Với một vài giờ mỗi tuần, bạn có thể sử dụng sức mạnh ngày càng tăng của Internet để có được thông tin, tìm thấy những người khác có cùng sở thích, nhìn thấy các rào cản, và tìm cách để cắt xuyên qua chúng.
Ðừng để sự phức tạp chặn bạn lạị Hãy là người hành động. Hãy gánh vác trách nhiệm về các vấn đề bất bình đẳng lớn. Nó sẽ là một trong những kinh nghiệm tuyệt vời trong cuộc sống của bạn.
Các bạn tốt nghiệp trong một thời điểm tuyệt vờị. Khi rời khỏi Harvard, các bạn có công nghệ mà các bạn đồng khóa của tôi đã không hề có được. Các bạn có được  nhận thức về sự bất bình đẳng toàn cầu mà chúng tôi không có được. Và với nhận thức như thế, các bạn rất có thể cũng có một lương tâm hiểu biết khiến các bạn sẽ bị hành hạ nếu các bạn từ bỏ những người mà cuộc sống của những người khốn khổ đó có thể được thay đổi với một chút nỗ lực của các bạn.
Các bạn có nhiều hơn chúng tôi đã từng có, các bạn phải bắt đầu sớm hơn, và tiếp tục dài lâu hơn.
Nhận thức được những gì bạn biết, làm sao bạn lại có thể không hành động?
Và tôi hy vọng các bạn sẽ quay lại đây, tới Harvard, 30 năm sau kể từ bây giờ và phản ánh về những gì bạn đã làm với tài năng và nghị lực của các bạn. Tôi hy vọng các bạn sẽ tự đánh giá mình không chỉ dưạ trên duy nhất các thành tựu chuyên môn của các bạn, mà còn về việc các bạn đã giải quyết các mối bất bình đẳng sâu sắc nhất của thế giới như thế nào, cũng như về việc các bạn đã đối xử với những người dân cách xa một thế giới và chẳng có gì chung với các bạn ngoài việc họ cùng đồng loại con người với các bạn.
Chúc may mắn.

Những câu văn bất hủ của học trò , nên cười hay mếu! (Tệp 10)

Đề: Tả cô giáo em.

Cô giáo em mặt đỏ như mặt trời, chân đi xào xạc tựa mây bay.

Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần.

Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.

Đề: Tả cây hoa hồng.

Những bông hồng xinh xinh như những con cún con đậu trên cành.

Đề: Tả cây bàng.

Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa.

Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.

Nhà em có một con chim chích bông, nó nhỏ và xinh, lông nó màu vàng óng, em thấy nó không ngừng nhảy và mổ mồi. Em rất yêu con gà của ông em.

Đề: Tả em bé.

Gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp.

Đề: Đặt câu hỏi với vần: ôm, ốp.

Mẹ em tát em đôm đốp.

Đề: Đặt câu về phần gieo âm tiết.

Có con trâu, bị ruồi bâu. Có con chim, bị vỡ tim