Khai quật mộ cổ Nguyễn Kiều Mộ Tiến sĩ Nguyễn Kiều không phải mộ ướp xác Bắt đầu khai quật mộ Tiến sỹ Nguyễn Kiều “Tái hợp” mộ phần vợ chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (TT&VH) - Thế là sau khoảng 250 năm, sáng qua 29/7 tại cụm 7, thôn Phú Xá, phường Phú Thượng, quân Tây Hồ, vợ chồng tiến sĩ Nguyễn Kiều - nữ sĩ Đoàn Thị Điểm lại được “đoàn tụ” trong buổi lễ hợp táng. 34 năm trước GS. Viện sĩ Phạm Huy Thông, cùng các nhà khảo cổ: Đỗ Văn Ninh, Trịnh Cao Tưởng, Nguyễn Đình Truật đã về nghiên cứu ngôi mộ của cụ Nguyễn Kiều tại khu vực Vườn Đào, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Ba người trong số đó nay không còn nữa. Như vậy là từ lâu lắm các nhà khảo cổ học đã quan tâm đến nấm mộ của cụ Nguyễn Kiều. Không phải chỉ có thế, hàng trăm năm nay, cứ đến ngày 16/6 là dòng họ và bà con quanh vùng vẫn về hương khói cho cụ. Mộ còn xương cốt và bia Được sự cho phép của cơ quan chức năng, Hội Khảo cổ học VN đã phối hợp với Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội tiến hành khai quật khẩn cấp mộ cụ Nguyễn Kiều tại khu vực Vườn Đào, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, nhằm giải phóng mặt bằng để Ban QLDA xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Tây, tiến hành thi công công trình phục vụ dân sinh. Chúng tôi vinh dự được nhận trách nhiệm chủ trì cuộc khai quật. Ngày 24/7 cuộc khai quật bắt đầu và ngày 28/7 công việc trên hiện trường mới hoàn thành. Chỉ vẻn vẹn có 5 ngày, nhưng đoàn công tác của anh em chúng tôi đã hoàn thành tốt đẹp cuộc khai quật trong thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Ngày 25 và 26/7 chúng tôi mở hố khai quật 30m2 và tiến hành phá nấm mộ có gạch xây bao xung quanh mà theo tấm bia to đặt trên mộ ghi năm 1931. Nấm mộ này dài: 2m43, rộng 1m5 và cao 1m74. Mộ nằm theo hướng bắc lệch đông 48 độ. Nằm sát ngay vách tây của hố khai quật, cách hàng gạch dưới cùng của nấm mộ 1m81, phát hiện được một chiếc bát úp trên một bình gốm nhỏ. Dựa vào kiểu dáng trang trí hoa văn và kích thước chúng tôi cho rằng 2 hiện vật này có niên đại rất muộn: cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Từ trắc diện cắt dọc, qua màu sắc của đất, chúng tôi phát hiện ra nấm mộ được cải táng ban đầu khá nhỏ, nằm lọt trong nấm mộ lớn. Có khả năng tấm bia nhỏ (bằng đá trắng, chữ đã bị mờ hết) là của nấm mộ nhỏ này. Từ lớp gạch cuối cùng của nấm mộ lớn xây năm 1931, đào sâu xuống 25cm, chúng tôi phát hiện tại khu vực giữa mộ dấu vết của huyệt mộ sắc cạnh và cân đối. Màu sắc phân biệt rất rõ ràng. Huyệt dài 1m12; rộng 0,49m. Trong huyệt lấp đầy cát. Xuống sâu hơn một chút gặp tiểu bằng gỗ hình chữ nhật nằm cân đối giữa huyệt. Chiều dài của tiểu 0,8m; rộng 0,25m. Chiều 26/7 chúng tôi phát hiện ra dấu vết của xương cẳng tay có lẽ là xương cẳng tay bên trái. Xương rất mủn nát. Nhưng ngay chính lúc đó cũng phát hiện ra nhiều con mối ở vùng giữa của tiểu. Tấm bia lớn, mấy chữ ở phần đáy bia bị mờ nên chưa thể đọc được là chữ gì. Sáng ngày 27/7 anh Nguyễn Quang Hà - cán bộ Trung tâm Bảo tồn di tích thành cổ Cổ Loa đã mang giấy bản lên để dập bia. Thật vui mừng khi anh cho biết dòng cuối đã dịch được đó là: “Hạo Hiên tiên sinh chi mộ chí”. Cũng trong ngày 27/7 chúng tôi phát hiện được dấu tích xương của ngành hàm dưới bên phải và vòm của đỉnh sọ cụ Nguyễn Kiều. Thế là không thể nghi ngờ gì nữa. Đôi chỗ trong tiểu gỗ phát hiện thấy những vẩy sơn màu đỏ vàng. Có khả năng đây là dấu tích của vết sơn son tiểu gỗ cụ Nguyễn Kiều. Di chuyển cả khối đất để bảo toàn xương cốt Buổi chiều ngày 27/7 đoàn chúng tôi họp bàn để tháo gỡ một khó khăn. Mặc dầu ngay ngày 27/7 Ban QLDA đã mua về một chiếc tiểu sành có kích thước lớn nhất. Nhưng vì xương quá mủn nát, nếu dỡ xương ra rồi cho vào tiểu thì chắc chắn sẽ bị vỡ vụn. Phải giữ lại nguyên khối đất trong đó có giữ hài cốt của cụ Nguyễn Kiều, không dỡ lẻ tẻ từng phần xương. Nhưng áng chừng khối đất lại vượt quá kích thước của tiểu sành. Đoàn khai quật đã nhất trí với dòng họ và Ban QLDA là thửa ngay một tiểu mới bằng gỗ. Toàn bộ khối đất và xương trong tiểu cũ được đưa vào trong tiểu mới bằng gỗ này. Tiểu lại đặt trong một quách bằng gỗ vàng tâm có trang trí bên ngoài. Phía trên tiểu gỗ phủ vải đỏ. Nghi lễ hợp táng vợ chồng tiến sĩ Nguyễn Kiều - nữ sĩ Đoàn Thị Điểm Ngày hôm sau, cán bộ khảo cổ đã cắt phần đất còn giữ di hài của cụ Nguyễn Kiều đặt trên một tấm ván cùng kích cỡ. 19g30 này 28/7 khi tiểu và quách được chở đến hố khai quật, mọi công việc dòng họ và chúng tôi đã hoàn tất một cách tốt đẹp theo đúng lộ trình. “Đoàn tụ” Thế là sau khoảng 250 năm, sáng qua 29/7 tại cụm 7, thôn Phú Xá, phường Phú Thượng, quân Tây Hồ, vợ chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm lại được “đoàn tụ” trong buổi lễ hợp táng. Ngay từ mờ sáng, đội kèn trống, và đội tế cùng hàng trăm bà con trong thôn với những bộ trang phục lễ hội đẹp nhất đã tề tựu đông đủ để đưa cụ Nguyễn Kiều về nơi an nghỉ cuối cùng. Từ trong sâu thẳm lòng mình tôi như thấy hai cụ mỉm cười mãn nguyện. Chắc không sai, vì ai trong chúng ta cũng thật xúc động khi đọc bài văn tế của cụ viết về vợ mình - Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm: “... Đào chưa tươi đã khô Quế đang thơm đã rũ Rừng sâu bể rộng nàng hỡi đi đâu Ngọc nát châu chìm lòng tôi quặn nhớ...” Tôi hy vọng từ nay chính quyền địa phương, bà con trong dòng họ và nhân dân thôn Phú Xá, sẽ thay mặt nhân dân cả nước chăm lo cho phần mộ 2 cụ - hai THI NHÂN đã để lại những dấu son làm rạng rỡ nền văn học nước nhà. Cụ Nguyễn Kiều còn có hiệu là Hạo Hiên ông sinh ngày 27/2/1695 và mất ngày 16/6/1752 (theo gia phả của dòng họ cung cấp). Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Thắng và Nguyễn Bá Thế, NXB Văn hoá xuất bản lần thứ tư vào năm 1997 ở trang 557 ghi cụ sinh năm 1694 và mất năm 1771. Theo tôi niên đại này không chính xác nhất là ngay mấy dòng dưới lại ghi “… có đi sứ Trung Quốc trong năm 1642”? PGS.TS Nguyễn Lân Cường Nguồn: thethaovanhoa | |
Chủ nhật ngày 31/7/201 |
"...Quê hương đường về nhiều chặng; Ba La - Thạch Bích - Bình Đà; Con đường rẽ từ Cầu Nẩy, Là đường vào đến làng ta..."
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
LỄ HỢP TÁNG ĐOÀN THỊ ĐIỂM-NGUYỄN KIỀU SAU 250 NĂM - PGS.TS Nguyễn Lân Cường
Nhãn:
khảo cổ
Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH HÀ NỘI ĐẾN 2020
Nhãn:
Quy hoach HN
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
Khi động vật là ân nhân của con người
Đừng nghĩ rằng động vật là một loài “vô tâm”, nhanh quên và đôi khi là “máu lạnh”.
Động vật cũng có tình cảm, cũng biết suy nghĩ và có thứ mà ở con người gọi là sự hi sinh. Điều đó được thể hiện rõ nhất khi mà con người (có thể là chủ nhân của con vật, hoặc là một người xa lạ) gặp hiểm nguy. Những câu chuyện về lòng dũng cảm của những loài động vật sẽ còn được lưu truyền mãi mãi.
Mèo
Đó là câu chuyện của một người phụ nữ tên là Dianne Busscher. Nhờ tiếng kêu của chú mèo Oreo mà cả gia đình đã thoát nạn trong một vụ cháy dữ dội. Vào lúc 4:45 sáng sớm, khi chủ nhân còn đang say sưa giấc ngủ và không thể nhận biết được tai họa đang đến ngay gần mình, chú mèo Oreo đã đến bên chủ nhân và cất lên những tiếng kêu đánh thức Dianne dạy.
Ngay khi tỉnh dạy, cô đã đánh thức chồng mình và cùng gia đình “trốn thoát” khỏi đám chạy. Họ phải cám ơn Chúa hay cám ơn Oreo?
Cá heo
Câu chuyện về chú cá heo cứu một cậu bé có tên là Davide Ceci 14 tuổi ở miền Đông Nam nước Ý đã được kể đi kể lại trong rất nhiều năm qua. Vào một ngày, cậu bé Davide đã ngã khỏi chiếc thuyền của cha mình, thật không may chút nào vì cậu ta không hề biết bơi. Tưởng rằng cậu sẽ không còn cơ hội sống sót thì bất ngờ chú cá heo Filippo đã cứu mạng cậu. Trông khi người cha còn chưa phát hiện con trai mình đang chìm dần trong nước, chú cá heo Filippo đã nâng Davide ra khỏi mặt nước, sau đó đẩy cậu về phía chiếc thuyền đủ gần để người cha đưa cậu lên bờ an toàn. Filippo thực sự là một người anh hùng!
Chàng trai Todd Endris, 24 tuổi, đã có một “kỉ niệm” kinh hoàng khó quên với biển cả. Trong một lần lướt sóng, anh đã bị một con cá mập rượt đuổi! Đến ba lần con cá mập “há vội” bộ răng sắc nhọn để “đớp” bằng được “con mồi”. Kết quả là Todd đã bị thương ở lưng, vết cắn sâu và mất nhiều da. Cho đến khi Todd đã kiệt sức và tưởng chừng không thể thoát được nữa thì một nhóm cá heo đã bơi tới bao vây cá mập và giữ chân “kẻ săn mồi” đủ lâu dể Todd kịp bắt lấy một đợt sóng và về đất liền an toàn.
Rob Howes là một cứu hộ viên ở Anh. Trong một lần bơi tại bãi biển gần Whangarei tại hòn đảo phía Bắc của New Zealand cùng con gái và hai người bạn, bất ngờ có một nhóm cá heo xuất hiện. Chúng vây lấy bốn người và đẩy họ và bờ. Rob đã cố thoát ra khỏi vòng vây cá heo, nhưng ngay lập tức hai con cá heo lớn đã “lùa” ông trở lại được. Còn đang ngơ ngác không hiểu nguyên nhân thì ông đã phát hiện ra có một con cá mập trắng lớn đang vun vút lao về phía mình.
Và thực sự nếu không có nhóm cá heo bảo vệ trong gần 40 phút lênh đênh trên biển làm cho kẻ săn mồi chán nản thì Howes và con gái cũng như bạn ông không thể trở lại đất liền an toàn.
Chó
Người phụ nữ có tên là Brenda Owen vẫn đi tập thể dục cùng con chó cưng của mình hàng ngày. Một ngày nọ, khi đang ngồi nghỉ tại chiếc ghế đặt cạnh bờ sông, Brenda đã nhìn thấy một phụ nữ nổi bập bềnh trên sông. Brenda đã cố gắng gọi người phụ nữ nhưng không có lời đáp lại. Ngay lập tức cô ra lệnh cho chú chó Penny của mình “Tìm về! Tìm về!”. Không một chút do dự, Penny nhảy xuống sông, bơi tới, và kéo người phụ nữ vào bờ.
Đây là một câu chuyện xảy ra cách đây gần 30 năm, khi một đứa trẻ 2 tuổi cùng bà đi dạo chơi. Chú cho Arf đột nhiên trở nên kích động khiến người bà lo sợ và đưa em bé vào nhà ngay. Khi không thấy Arf đâu nữa, người mẹ quyết định đi tìm và đã phát hiện ra chú chó này đang chiến đấu với một con rắn. Bà mẹ đã bắn con rắn nhưng Arf thì đã nhận rất nhiều những vết cắn và trầy xước và lập tức đưa vào bệnh viện thú ý điều trị trong 24 ngày. Các tờ báo vẫn cập nhật thông tin của Arf thường xuyên và chỉ nói rằng Arf đã có một sự phục hồi mạnh mẽ mà không nói rõ là nó còn sống hay đã chết.
Khỉ đột Gorilla
Ngày 16 tháng 8 năm 1996, một cậu bé 3 tuổi đã ngã vào chuồng của khỉ đột Gorilla trong sở thú Brookfield và đã bị ngất đi. Một con khỉ đột có tên là Binti Jua đã bảo vệ đứa trẻ trước sự tấn công của những đồng loài khác, sau đó đặt cậu bé ở nơi mà người trông giữ sở thú có thể mang đứa trẻ đi an toàn.
Bê Watusi
Câu chuyện xảy ra với Janice Wolf vào một lần cô đang dắt con bê 11 tháng tuổi trên đồng cỏ thì bất chợt chú bê chặn được cô lại. Không hiểu lý do vì sao bê lại hành động như vậy, Janice cố gắng đẩy nó ra nhưng nó vẫn khăng khăng đứng đó. Ngay sau đó cô phát hiện ra đầu của con rắn đang rình rập ngay cạnh cô. Thật may vì có lời cảnh báo của bê mà cô đã thoát nạn.
Nhãn:
Sưu Tầm
Cà phê chồn
Nếu có một thứ được cho là "huyền thoại" cà phê thì chắc hẳn đó phải là cà phê chồn!
Cà phê và chồn, thoạt nghe chẳng thấy có mối liên quan gì với nhau cả nhưng chính sự kết hợp tuyệt vời giữa chúng lại tạo nên một “huyền thoại” về loại cà phê với hương vị độc đáo quí hiếm vô cùng.
Cà phê chồn hay còn gọi là Kopi Luwak là một loại cà phê rất đặc biệt, được xếp vào hàng “cực phẩm” trong giới cà phê và cũng là loại đồ uống hiếm có và đắt đỏ nhất trên thế giới.
Nó có lịch sử lâu đời từ hàng trăm năm trước khi vào khoảng đầu thế kỉ 18, những người Hà Lan đã đem cây cà phê du nhập vào các nước thuộc địa của họ trong đó có đảo Java và Sumatra của Indonesia.
“Kopi” trong tiếng Indonesia có nghĩa là cà phê còn “Luwak” là tên một vùng thuộc hòn đảo Java của Indonesia đồng thời là tên một loài cầy cư trú tại đây. Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy này ăn quả cà phê rồi thải ra.
Loài cầy vòi đốm là loại động vật có vú nhỏ sống phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Thức ăn ưa thích của chúng là quả cà phê nên chúng thường trèo lên các cây cà phê và chọn ăn những trái đỏ nhất, chín nhất.
Nhưng dạ dày của chúng chỉ tiêu hóa được phần thịt bên ngoài của quả cà phê nên sau đó đã thải những hạt cà phê ra cùng với phân của chúng. Người dân nơi đây sẽ đi thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài cầy này.
Zoom kĩ hình dạng của chúng này ...
Những người đã trải nghiệm loại cà phê này nhận xét cà phê chồn có vị thơm ngon đặc biệt và là sự hòa quyện của rất nhiều hương vị. Nó được miêu tả là có "mùi mốc" rất hấp dẫn, ngọt ngào như sirô, hương vị đậm đà và thoang thoảng vị caramel và sôcôla, đắng nhưng rất dễ chịu.
Nghe đã thấy ấn tượng rồi nhỉ, vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt đó?
Điều đặc biệt trước tiên nằm ở sự lựa chọn của con chồn. Chúng chỉ chọn ăn những quả chín nhất, ngon nhất đồng nghĩa với việc hạt cà phê đã được bảo đảm chất lượng ngay từ khâu tuyển chọn đầu tiên và người "bỏ công" tuyển chọn không ai khác chính là những chú chồn.
Nhưng điểm mấu chốt quyết định là nhờ sự tác động của các enzym tiêu hóa trong dạ dày của chồn đã làm thay đổi các phân tử bên trong của hạt cà phê. Hạt cà phê trở nên cứng hơn, giòn hơn, ít protein hơn, điều này làm cho độ đắng của hạt cà phê giảm đi, tạo ra một hương vị mạnh hơn bởi lẽ protein làm cho cà phê trở nên đắng hơn trong quá trình rang.
Các enzym tiêu hóa này cũng tác động đến cấu trúc hương làm mùi hương của cà phê chồn đậm đà hơn và phảng phất mùi sôcôla. Đây là kết quả tổng hợp theo nghiên cứu của giáo sư Massimo Marcone, ngành Khoa học Thực phẩm, trường đại học Guelph, Canada.
Nghe thì ngon lành vậy đấy nhưng dù sao thì vẫn thấy ghê ghê nhỉ, liệu nó có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không? Bạn hãy yên tâm vì hạt cà phê sẽ được qua những công đoạn chế biến cẩn thận trước khi đến tay người tiêu dùng.
Nghía qua các công đoạn chế biến nào …
Hiện nay, trên thế giới, Indonesia là quốc gia chuyên sản xuất cà phê chồn với thương hiệu Kopi Luwak. Vì sản lượng thu được hàng năm rất ít nên giá cả của nó vô cùng đắt đỏ. Những hạt cà phê tươi được bán với giá 110 USD và cà phê rang là khoảng 600 USD/kg. Một tách cà phê loại này tại các quán cà phê của Mỹ hay Nhật có giá khoảng 30 USD.
Thơm ngon đến giọt cuối cùng !!!
Việt Nam cũng là một trong những nước hiếm hoi sản xuất được cà phê chồn. Mới đây, hãng cà phê Trung Nguyên đã ra mắt một thương hiệu cà phê chồn cao cấp của riêng mình với tên gọi Weasel Coffe. Mỗi kg cà phê Weasel có giá 3.000 USD, cao hơn nhiều so với Kopi Luwak của Indonesia.
Lí giải cho mức giá “khủng khiếp” này, hãng cho biết là qui trình sản xuất của họ phức tạp hơn và hoàn toàn thủ công với những con chồn được nuôi thả trong tự nhiên. Tuy nhiên, kể cả những người có tiền cũng khó mà mua cà phê chồn Weasel vì mỗi năm Trung Nguyên chỉ sản xuất được từ 40 đến 50 kg. Do đó, sản phẩm này hiện chưa dành để xuất khẩu mà chỉ bán ở số lượng nhất định theo đơn đặt hàng của các khách hàng VIP.
Cà phê chồn “Made in Vietnam”
Nhãn:
Sưu Tầm
Động vật biết ngụy trang cực chuẩn
Thế giới tự nhiên luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu!
Dưới đây là những tấm ảnh tuyệt đẹp về động vật ngụy trang của Alex Hyde, một giáo viên dạy chụp ảnh sinh vật đến từ trường đại học Nottingham nước Anh. Những bức ảnh của thầy giáo Hyde làm mọi người có cảm giác được bước vào một thế giới kì bí, nơi những loài động vật “làm đủ cách” để giúp mình hòa hợp với môi trường xung quanh. Vị giáo viên này “thu thập” những khoảnh khắc cho bộ ảnh ở rất nhiều nơi, từ khu vực rừng nhiệt đới Madagascar cho đến ngay trong vườn nhà ở Derbyshire.
Theo vị giáo viên thì bí quyết trong việc chụp ảnh động vật ngụy trang nằm ở khả năng đoán biết những loài động vật sẽ “thích” ở đâu vào từng thời điểm, điều kiện thời tiết trong ngày.
Con bọ ngựa hoa lan Malaysia đang “ẩn mình” với màu sắc y hệt cây hoa lan nó đang cư ngụ để chờ mồi.
Ảnh dưới đây là một con tắc kè đuôi lá hòa mình vào thân cây. Như trong hình, không chỉ màu sắc của nó thay đổi mà cả từng đường gân, nếp nhăn trên da cũng “biến hóa” y hệt lớp vỏ cây. Một “bản fake” tuyệt vời!
Trong thế giới tự nhiên khắc nghiệt, chính sự cạnh tranh sinh tồn khắc nghiệt đã thúc đẩy nhiều sinh vật phải biết “biến hóa” như thế để đánh lừa kẻ săn mồi cũng như con mồi.
“Mối lo” lớn nhất của sinh vật sống đó là làm sao để bảo vệ bản thân khỏi kẻ thù và các loài săn mồi chỉ chờ có cơ hội là nuốt chửng mình ngay trong nháy mắt. Vì vậy, để sinh tồn và bảo toàn nòi giống, rất nhiều động vật (đa số là các loài yếu ớt) trong quá trình tiến hóa đã có thêm khả năng ngụy trang. Khả năng này còn giúp một số loài cho phép mình “lười nhác” hơn khi cứ ngụy trang và chờ đợi con mồi mất cảnh giác đi tới.
Chính vì thế mà chúng ta mới được dịp chiêm ngưỡng những sự đa dạng và độc đáo trong thế giới của các loài động vật.
Con sâu bướm và thân cây gỗ bulô ở ngay trong sân vườn nhà tác giả.
Con bộ ngựa “Violin” đang “bắt chước” chiếc lá khô. Đố ai nhìn thoáng qua mà nhận ra sự hiện diện của nó đấy?
Con ếch Platypelis rất khôn khéo khi chọn đám rêu màu xanh trùng với màu da của nó để làm nơi trú ẩn an toàn. Ảnh chụp tại công viên quốc gia Penninsula.
Con cá mút đá này tự chuyển màu da thành các sắc đen, trắng, pha chút đỏ khi môi trường sống của nó tràn ngập các loại đá màu.
Nhãn:
Sưu Tầm
Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011
Vui một tí: Chuyện khổ nhất
Hai anh chàng cùng sống trên tầng 99 của một chung cư. Một hôm hai người rủ nhau xuống quầy bar ở tầng trệt uống rượu. Khi trở lên thì mất điện nên hai người phải leo cầu thang bộ.
Một người đề nghị cả hai cùng kể những câu chuyện về nỗi khổ trong cuộc sống để quên đi mệt nhọc họ đang phải đối mặt. Khi lên đến tầng 98, một trong hai người nói:
- Giờ tôi sẽ kể cho anh một chuyện khổ nhất trên từ đầu đến giờ. Tôi đã để quên chìa khóa phòng ở quầy bar.
- !!!!!!!!
Một người đề nghị cả hai cùng kể những câu chuyện về nỗi khổ trong cuộc sống để quên đi mệt nhọc họ đang phải đối mặt. Khi lên đến tầng 98, một trong hai người nói:
- Giờ tôi sẽ kể cho anh một chuyện khổ nhất trên từ đầu đến giờ. Tôi đã để quên chìa khóa phòng ở quầy bar.
- !!!!!!!!
Nhãn:
Vui một tí
Những câu văn bất hủ của học trò , nên cười hay mếu! (Tệp 7)
Đề: Tả con lợn.
Nhà em có nuôi một con heo có bộ lông vàng óng, hai tai to như hai lá mít, hai mắt to như hai hạt điều, cái đầu to bằng trái dừa khô, và cái bụng to bằng chiếc thùng gánh nước...
Đề: Tả về người bạn thân của em.
Em có một người bạn rất thân tên là Trung Hiếu. Mắt bạn đen như hai hột na. Da bạn trắng như tuyết. Tóc bạn đen như gỗ mun. Môi bạn đỏ như son. Hàng ngày, em với bạn thường rủ nhau đi học.
Đề: Em hãy phân tích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
Đề: Tả về người bạn thân của em.
Em có một người bạn rất thân tên là Trung Hiếu. Mắt bạn đen như hai hột na. Da bạn trắng như tuyết. Tóc bạn đen như gỗ mun. Môi bạn đỏ như son. Hàng ngày, em với bạn thường rủ nhau đi học.
Đề: Em hãy phân tích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn cho ta thấy nước ta có nguồn nước rất dồi dào. Nước rất quan trọng trong đời sống chúng ta: cây cối cũng cần nước, ví dụ: đậu bắp, động vật cũng cần nước, ví dụ: trâu, bò, gà, vịt... Không có nước thì con người sẽ chết. Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn làm em liên tưởng đến câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là ăn quả rồi phải nhớ giữ lại hạt để trồng cây mới.
Đề: Tả con gà.
Nhà em có nuôi một con gà rất to và đẹp, nó nặng chừng 10 kg, bụng to như cái chậu, mỏ nó như hai hạt trấu chắp lại....
Đề: Tả con voi.
Chủ nhật tuần vừa rồi em được mẹ em cho đi chơi công viên, ở đó có rất nhiều con vật nhưng em thích nhất là con voi. Con voi có cái tai như cái chổi, cái mồm như cái máy tính laptop của mẹ em.
Đề: Tả con gà trống.
Mẹ đi chợ mua cho em một con gà trống con. Em rất thích. Sau mấy tháng chăm nom chú gà, bây giờ nhà em có thêm được 5 chú gà con.
Đề: Hãy đặt câu có từ "đỡ đần".
Vì em chăm học nên em đỡ đần.
Đề: Tả cô giáo em.
Cô giáo em cao 1m3, dáng người to ngang trông rất vừa vặn... Mỗi khi chúng em lên nộp bài, mắt cô sáng lên như 2 cái đèn pin.
Nhãn:
Cười hay mếu
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
Những màn tỏ tình của động vật - VnExpress
Những màn tỏ tình của động vật
Nụ hôn của tình yêu đôi lứa, của mẹ dành cho con là những hình ảnh thú vị về động vật, được tạp chí National Geographic giới thiệu nhân dịp ngày tình yêu 14/2.
Tình cảm mẹ con lạc đà không bướu. Ảnh: Joseph Rescinito. |
Sư tử biển mẹ dành nụ hôn âu yếm cho đứa con mới sinh ở đảo Galápagos. Ảnh: Oanne Lembeck. |
Cách thể hiện tình cảm lãng mạn mà hai chú ngựa dành cho nhau. Ảnh: Anthony M Tortoriello II. |
Hai chú bỏ say đắm trong nụ hôn. Ảnh: Fernando Villalobos. |
Cặp sư tử voi mơn man nhau. Ảnh: lNeal Lillis. |
Nụ hôn say đắm của đôi vẹt xanh. Ảnh: Choudhury Sarada Prasanna Nanda. |
Nụ hôn của một chú chó dành cho một chú dê mới sinh. Ảnh: Eric Winters. |
Hai anh em sư tử biển. Ảnh: Marie Destefanis. |
Cách thể hiện tình yêu của loài đười ươi. Ảnh: Egan Chandra. |
Cặp chồn Meerkat châu Phi với nụ hôn nhẹ nhàng. Ảnh: Gabriella Kiss |
Hương Thu
Nhãn:
Sưu Tầm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)