Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Hình ảnh Chủ quyền Việt Nam trên quần đảo HS&TS

Phát “sốt” vì cây cỏ ngọt

Thanh Niên Online - Thông tin về loại cây cỏ ngọt (stevia) có có độ ngọt gấp 300 lần mía đường gần đây được rất nhiều người quan tâm và săn tìm.


Ảnh: Việt Tùng
GS-Viện sĩ Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Cây trồng VN, cho biết cây cỏ ngọt được ông đưa về VN trồng từ năm 1988 chủ yếu dùng trong dược phẩm. Do thiếu đầu ra, người trồng không mặn mà, có thời gian cỏ ngọt gần như bị lãng quên. Năm 2009, Mỹ và cộng đồng châu Âu chính thức khuyến khích sử dụng rộng rãi và thu mua cỏ ngọt thay thế đường. Cây cỏ ngọt dần dần được hồi sinh và trở thành mặt hàng “nóng” mang lại giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, công dụng mà cây cỏ ngọt mang lại không phải ai cũng biết. Theo ông, cỏ ngọt thuộc họ cúc, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, độ ngọt tự nhiên 100%, gấp 300 lần so với đường mía. Có thể coi đây là một loại đường không năng lượng, không chứa calo, dễ bảo quản do tính kháng khuẩn.

 

Trong công nghiệp thực phẩm, cỏ ngọt là chất phụ gia điều vị để sản xuất bánh mứt kẹo, rượu màu và nước giải khát cho người ăn kiêng. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đang đề nghị thay thế 30% đường mía bằng loại đường từ cỏ ngọt. Tại VN, Hiệp hội Giống cây trồng VN đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án phát triển cỏ ngọt theo hướng công nghệ cao. Theo đó, cây cỏ ngọt được đưa vào trồng tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Lâm Đồng...

Cuộc sống hiện đại, ai cũng lo sợ mắc các căn bệnh “thời đại”. Vì vậy, khi hay tin cỏ ngọt được mệnh danh là chất ngọt “hoàng gia” tốt cho sức khỏe, trên các diễn đàn trên internet những ngày qua, nhiều người phát “sốt” vì tìm giống cây cỏ ngọt. Anh Bùi Thanh Việt (Vũng Tàu) cho hay, anh đã nhờ một người bạn lùng mua được 5 cây từ Hà Nội, gửi qua đường hàng không về trồng. Chị Đinh Thu Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Từ một năm nay, nhà mình uống nước cỏ ngọt thay nước đun sôi để nguội. Mỗi ngày, chỉ cần ngắt 3 lá cho vào ấm nước đun lên, uống ngọt hương vị rất dễ chịu”. Thông tin cỏ ngọt chữa được nhiều bệnh khiến cho những người nông dân trồng cỏ cũng được “thơm lây”. Ông Đỗ Quang Hòa, thôn Đại Cát, xã Liên Mạc, Từ Liêm cho biết, gia đình ông bắt đầu trồng cỏ ngọt từ năm 1988, nhưng mãi đến gần đây cây cỏ ngọt mới được để ý. “Từ cuối năm 2011, rất nhiều người ở nội thành về Liên Mạc tìm mua cây cỏ ngọt về trồng trong nhà. Tính ra giá bán giống hơn nhiều so với bán lá thành phẩm. Cũng giống như các loại cỏ khác, cỏ ngọt rất dễ sống”.
Theo kinh nghiệm của những người trồng cỏ, cây này có khả năng đẻ nhánh rất tốt. Nhánh già nhân giống, cắt râm cành xuống đất ẩm, phun sương, một tuần cây bén rễ. Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần. Tuy nhiên, phương pháp này thích hợp với những người trồng quy mô lớn, biết cách chăm sóc cây trồng. Còn với những hộ gia đình có quy mô nhỏ, trồng cỏ để sử dụng hằng ngày nên lựa chọn cây khỏe, có chất lượng. Hiện trên thị trường có một số công ty bán cây giống trồng với quy mô lớn với giá 350 đồng/cây, mầm giống 125 đồng/cây. Với những người không có điều kiện chăm sóc, có thể tìm mua lá khô tại các tiệm thuốc bắc trên phố Lãn Ông (Hà Nội) với giá 80.000 -100.000 đồng/kg hoặc mua trà túi lọc giá 35.000 đồng/hộp.
Thu Hằng

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Ô nhiễm Hà Nội ngang tầm top thế giới - Vietnamnet



Mức độ ô nhiễm của Hà Nội tương đương thành phố Dehil và Karachi, hai trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Đây là cảnh báo của ông Jacques Moussafir, công ty ARIA Technologies (Pháp) tại tại Hội thảo "Cải thiện, chất lượng không khí và giao thông đô thị" do Bộ TN&MT phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại VN tổ chức ngày 21/3.
ARIA Technologies là công ty chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng.
Cũng theo ông Jacques Moussafir, "Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á, và thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á".
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, ô nhiễm tại Hà Nội đã vượt quy chuẩn cho phép chủ yếu là hàm lượng bụi cao hơn 1-2 lần tiêu chuẩn. Đặc biệt, tại các công trình xây dựng, mức độ ô nhiễm không khí cao hơn gấp 5-6 lần quy chuẩn cho phép. Tại nhiều nút giao thông như Kim Liên- Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đông, những khu vực đông dân cư, nồng độ bụi thường cao hơn mức cho phép, có lúc lên gấp 7 lần.

Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á
Còn theo thống kê của công ty ARIA, hàm lượng bụi PM10 tại Hà Nội cao gấp 4 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. PM10 là loại bụi rất nhỏ (dưới 10 micron), bay lơ lửng trong không khí, có thể xuyên qua các loại khẩu trang thường để lọt vào và nằm lại trong phổi, gây bệnh cho hệ thống hô hấp. Nguồn gây ô nhiễm chính, số liệu Bộ GTVT cho thấy, là hoạt động giao thông với 70% tỷ lệ đóng góp ô nhiễm không khí tại Hà Nội. Với khoảng 4 triệu phương tiện giao thông, hoạt động giao thông chiếm tới 85% lượng khí thải CO và 95% lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). VOCs là các độc tố làm giảm trí nhớ, khả năng nhận thức, phối hợp động tác giữa mắt và tay, gia tăng tỷ lệ ung thư.
Nếu không có biện pháp nào ngăn chặn, nồng độ phát thải bụi mỗi năm tại Hà Nội có thể đạt 200mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của WHO, theo ông Jacques.
Nếu tình huống trên xảy ra, số lượng trường hợp nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính, hen suyễn, vấn đề tim mạch sẽ tăng gấp đôi, đặc biệt là với trẻ nhỏ và người già.
Mới đây, kết quả công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos cho thấy, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có môi trường không khí tệ nhất thế giới, đứng thứ 123 trong tổng số 132 nước.


Mất hàng trăm tỷ đồng mỗi năm vì bụi
PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, trường ĐH Khoa học Tự Nhiên (ĐH QGHN) từng đánh giá: "Các năm trước khi nghiên cứu, chúng tôi ước tính con số thiệt hại hàng năm do bui khoảng từ 200 đến 500 tỷ đồng/năm. Còn bây giờ, theo tôi thiệt hại này nghiêng về con số 500 tỉ đồng mỗi năm".
TS. Cơ cũng cho biết, qua phân tích các mẫu không khí quan trắc được, không khí tại Hà Nội có chứa các chất như Hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), muội than (Carbon black), 30 nguyên tố khác như Chì, Asen...
"Hydrocacbon thơm đa vòng là một loại chất cực độc, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người khi hít phải. Nó gây nên nhiều loại bệnh tật, các căn bệnh hiểm nghèo. Dễ nhận thấy nhất là các bệnh về phổi và đường hô hấp do hít phải bụi, đặc biệt là trẻ em. Kéo theo đó la chi phí cho việc khám chữa bệnh rất tốn kém", TS. Cơ đánh giá.
(VTC)
Hải Tâm

Năng lượng tái tạo với các vấn đề: thực trạng và tương lai phát triển tại Việt Nam, công nghệ và bài học kinh nghiệm thế giới sẽ là nội dung trọng tâm của Enerexpo 2012 diễn ra từ 21 - 23/3/2012.
 
Khoảng 60-70% ô nhiễm không khí ở các đô thị Việt Nam như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng là do giao thông gây ra.
 
Voọc đầu trắng (hay voọc Cát Bà), một trong những loài linh trưởng quý hiếm nhất trên thế giới, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn cây cảnh tự nhiên.

Choáng với những cái 'nhất' của VN so với thế giới

Những "thành tích kinh dị" của Việt Nam so với Thế giới khiến nhiều người phải giật mình: Tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, giá sữa, giá đất, giá thuốc cao nhất...


Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.

Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vào hàng đắt đỏ nhất thế giới. TP.HCM đứng ở vị trí 27 (417 euro/m2/năm) và Hà Nội ở vị trí 32 (371 euro/m2/năm). Ở Đông Nam Á, Hà Nội và TP.HCM chỉ đắt đỏ sau Singapore (thứ 6).

Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới. Kể từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường tại Việt Nam lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…

Việt Nam được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nổi. Hiện Việt Nam vừa mới vượt qua mức thu nhập thấp để lên mức trung bình. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua bằng 3/4 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia năm.

Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.

Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.

Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng gạo Việt Nam lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.

Cũng với sự giúp đỡ của Google Trends có thể thấy người Việt đam mê công nghệ nhất thế giới. Thử với từ khóa "3G", Việt Nam lại đứng đầu danh sách những nước tìm kiếm từ khóa này. Thử với từ khóa "Iphon" (vì người Việt viết sai tiếng Anh) thì Việt Nam đứng số 1, còn với từ khóa đúng là iPhone thì Việt Nam đứng thứ 3.

Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud), lượng click gian lận chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột, theo khảo sát năm 2009. Con số này bỏ xa Canada với 27.7%, Hoa Kỳ thứ ba với 25.6%. Các công ty dùng dịch vụ quảng cáo mạng phải trả tiền quảng cáo theo số lượng các cú click chuột, gian lận này khiến họ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.

Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Để sở hữu chiếc Honda Civic 1.8, khách hàng Hà Nội phải bỏ ra trên 925 triệu đồng, đắt gấp 2 lần chi phí của người dân New York, Mỹ.

Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan.

Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.

Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Hiện giá bán tối thiểu đối với mỗi bao thuốc lá điếu bao cứng là 4.050 đồng và bao mềm là 3.450 đồng. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.

Việt Nam đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng, chỉ xếp trên 9 nước khác. Về tổng thể môi trường, Việt Nam đứng vị trí 79. Yếu tố thứ ba, chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe, Việt Nam được xếp hạng 80. Lượng khói bụi và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội gấp nhiều lần cho phép. (Theo GDVN)