Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

THÔNG BÁO VÀ CÁM ƠN


                     
 Tháng 7 năm 2013, anh  Bùi Văn Điểm là con rể ông Nguyễn Hồng Khanh và bà Hà Thị Vốn ( Xóm Thượng Du), chồng chị Nguyễn Kim Tuyến ( hiện ở TP. HCM ) đã gửi đến đóng góp Quỹ Khuyến học Nga My Thượng số tiền là 1.000.000VNĐ ( một triệu đồng ).
Hôi  Khuyến học Nga My Thượng gửi tới gia đình ông Khanh, bà Vốn và vợ chồng anh Bùi Văn Điểm, sĩ quan QĐ NDVN lờ cám ơn vì đã quan tâm đến thế hệ trẻ Nga My Thượng.
Số tiền trên đã nhập quỹ và cùng với các sự đóng góp khác, sẽ được trao cho các cháu có thành tích trong học tập rèn luyện hàng năm.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Tham luận vè Phát huy vai trò dòng học trong công tác khuyến học ở Nga My Thượng

                                                                            Hà Nội, ngày 12/7/2013


Kính gửi :  -    Các vị đại diện cho chi bộ và chính quyền Thôn,
                  -    Các vị đại diện cho Chi Hội Khuyến học Nga My Thượng,
                  -    Các vị đại diện cho các  dòng họ trong Thôn,
                  -    Các vị Cựu giáo chức,
                       Cùng tất cả các đại biểu dự Hội nghị !

                  Tôi được biết rằng Lãnh đạo Thôn ta tổ chức một cuộc họp vào chủ nhật  14/7/2013 với sự tham dự của nhiều thành phần, trong đó có đại diện các dòng họ, các giáo chức đã nghỉ chế độ. Tôi cũng là một cựu giáo chức, trước công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã nghỉ hưu được 5 năm. Hiện tôi đang tái làm việc tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội và tôi cũng vinh dự được mời tham dự cuộc họp này.    
                  Tiếc rằng vì bận công việc nên tôi không thể về được.
                  Tuy nhiên tôi cũng được biết nội dung cuộc họp bàn về về việc làm sao phát huy được vai trò tích cực của các dòng họ trong công tác khuyến học của chính dòng họ của mình, từ đó đẩy mạnh được phong trào khuyến học của cả thôn, cả xã lên một nấc mới; vì vậy tôi xin gửi về Hội nghị mấy lời goi là ý kiến bằng văn bản thay cho phát biểu trực tiếp:

      I/ Về chủ trương của Thôn:
        - Đây là một chủ trương rất hay, phù hợp với truyền thống hiếu học nói chung ở Việt Nam và với các dòng họ nói riêng ở Thôn chúng ta
       - Chủ trương này phù hợp với phong trào” gia đình hiếu học”,  “ dòng họ hiếu học” đang phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta.
       - Tính khả thi của chủ trương này cao, bởi vì ngay Thôn ta đã có 18 dòng họ, trong đó đã có 5 dòng họ đi tiên phong, đã có kinh nghiệm một số năm ( tôi được biết đó là dòng họ Hà Văn,  dòng họ Hà Trọng; dòng họ Lê và hai dòng họ Nguyễn ). Khi phong trào được phát động, các dòng họ ra tay, nhất định sức bật sẽ lớn hơn nhiều lần từ sự quan tâm của những người trong huyết tộc đối với con em họ.

       II/ Vai trò của dòng họ hiện nay như thế nào:
          - Theo tôi vai trò của dòng họ hiện nay  đang được dần khôi phục và  có vị trí rất lớn trong tộc, họ, thậm chí nhiều nơi, vai trò của dòng họ còn  lớn hơn trong quá khứ. Chúng ta đều biết, mọi thành công của đất nước về các mặt dù bảo vệ tổ quốc hay xây dựng, phát triển kinh tế  đều gắn với mức độ tham gia của các dòng họ. Tôi tin rằng các dòng họ đã và sẽ nhận thức được sự cần thiết của việc học, đều thấy rõ một điều là con cháu muốn làm rạng rỡ tổ tiên thì phải đầu tư vào việc học,  vì vậy mà hiện nay hầu hết các gia đình  đều coi việc học của con cháu là số 1, là ưu tiên hàng đầu, các “Dòng họ hiếu học” cũng xuất hiện ngày càng nhiều.  Trong thời đại ngày nay, không học thì không có tri thức, không có tri thức thì không đủ sức lo công việc làng việc nước . Trách nhiệm các dòng học là phải động viên con cháu, trao trọng trách cho con cháu phấn đấu học tập rèn luyện  để xứng đáng với tổ tiên.
       - Trong tình hình  kinh tế  thị trường,  tình người dần giảm sút, đạo đức xuống câp, nhiều chuyện luân thường đạo lý thấy như bị đảo lộn. Các dòng họ lại càng phải có trách nhiệm giáo dục các thành viên con cháu trong họ giữ được nếp nhà như chữ “ Đức Lưu Quang” ( hiểu nôm na là Đức sáng muôn đời) trên các Hoành phi được treo ở nhiều nhà thờ họ và ở nhiều gia đình là để biểu thị lòng mong muốn ấy.

       - Dòng họ nào cũng vô cùng tự hào về tổ tiên, về truyền thống tốt đẹp của dòng họ mình nên đã ra sức giữ gìn và phát huy dòng họ trường tồn cùng dân tộc. Nhắc đến dòng họ là nhắc đến cội nguồn tổ tiên, nhớ đến tình ruột thịt của những người có cùng huyết thống từ ông tổ chung, rất thiêng liêng, trân trọng. Các dòng họ nói chung đều đã làm rất tốt phần lễ đối với tổ tiên, tập hợp được con cháu xa gần hướng về cội nguồn, gốc rễ. Tôi cho rằng, cùng với việc chăm sóc phần lễ cho phải đạo với tổ tiên, Các dòng họ hãy mở thêm mặt trận chăm lo đến việc học của con cháu, xây dựng “Dòng học hiếu học”, sao cho trong họ có nhiều người thành đạt từ việc học. Đó là cách tốt nhất nâng cao vị thế, bảo vệ dòng họ, bảo vệ con cháu, tăng  thêm uy tín của các trưởng tộc và của cả dòng họ trước bà con trong thôn.

    -  Nghiên cứu tại hai địa phương Tam Sơn và Đồng Kỵ (Bắc Ninh) cho thấy, trong tổng số 420 hộ gia đình được phỏng vấn, có 97 – 99,6% khẳng định hiện nay gia đình, dòng họ vẫn rất quan trọng. Gần 100% số người được hỏi cho rằng đến nay, các câu nói theo khẩu ngữ dân gian như: “một giọt máu đào hơn ao nước lã” hay “xảy cha còn chú, xảy mẹ bú dì” là “vẫn đúng”; số người không đồng ý chỉ có từ 0,5% đến 3,5%.
III. Chúng ta phải làm gì?

    1/  Trước hết phải có sự quan tâm lãnh đạo , chỉ đạo của cấp ủy Đảng , chính quyền , đặc biệt là vai trò của người đứng đầu có tính chất quyết định  đến chất lượng và hiệu quả  của của công tác khuyến học, khuyến tài, của cuộc vận động xây dựng  “Dòng học hiếu học”  trong các họ, tộc ở thôn ta.

    2/ Các dòng học phải luôn phối hợp chặt chẽ với Hội khuyến học thôn để hội nhập các phong trào chung, tranh thủ sự ủng hộ về nghiệp vụ, về giải thưởng, về học bổng. Chi Hội khuyến học Nga My Thượng cũng luôn quan tâm đến tất cả các dòng họ, quy định mức  thưởng, tiêu chí nhận học bổng thông qua dòng họ và đặc biệt là đề xuất với cấp trên khen thưởng các cá nhân, tặng danh hiệu “ Dòng họ hiếu học” cho các dòng họ đạt tiêu chuẩn.

     3/ Các dòng họ gây quỹ khuyến học của tộc mình và phối hợp với Chi hội khuyến học tổ chức tuyên dương, khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc, giỏi, khá.. Hình thức tổ chức nên gắn  cùng lễ dâng hương, lễ báo công với tổ tiên, làm trang trọng, có mặt bà con trong họ dự. Các  em sẽ nhớ và có ấn tượng mãi với các buổi lễ như vậy,

     4/ Về măt tổ chức, nên thành lập Ban khuyến học dòng họ để giúp cho các vị trưởng tộc và đề nghị Chi Hội Thôn công nhận là chân rết nằm trong  mạng lưới tổ chức của Chi Hội Khuyến học Thôn,

      5/ Vận động các gia đình đăng ký phấn đấu trở thành “Gia đình hiếu học”, vận động con cháu tham gia  và trở thành Hội viên của hội khuyến học các cấp,
     
       6/ Tích cực liên hệ các nhà hảo tâm để xây dựng Quỹ học bổng, xây  dựng thư viện dòng họ, nếu Quỹ đủ lớn, có thể cho con em các gia đình khó khăn vay ( không lãi) để các em không phải bỏ học do thiếu học phí, các em sẽ trả lại gốc sau khi ra trường và có việc làm.

       7/ Thành lập Quỹ khen thưởng ( hay quỹ khuyến học)  và xây dựng Quy ước hoạt động khuyến học dòng họ  với những quy định  cụ thể. Hàng năm có báo cáo thu chi tài chính công khai, minh bạch.

       IV.Ví dụ một vài con số thực tế:
        1/- Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay toàn thành phố Hà Nội đã có gần 20 vạn “ Gia đình hiếu học” (GĐHH), gần 2.000 “Dòng họ hiếu học” (DHHH); tổng số quỹ khuyến học lên tới hơn 60 tỷ đồng. Mỗi năm, hàng chục nghìn lượt học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó, hàng nghìn lượt giáo viên giỏi các cấp được nhận phần thưởng khuyến học, khuyến tài.
       2/ Ở huyện Mê Linh. Hội khuyến học đã được tổ chức ở tất cả 18/18 xã, thị trấn trong huyện. Hội còn lan tỏa đến hầu hết các thôn, làng ,tổ dân phố, đến các cơ quan , doanh nghiệp , trường học, đơn  vị lực lượng vũ trang với tổng số hội viên trên 20 ngàn người chiếm 10,2% dân số trong huyện.
Trong 18 Hội khuyến học các xã, thị trấn có 236 chi hội cơ sở và 238/831 ban khuyến học dòng họ, 61/92 làng có chi Hội khuyến học
Đến nay, quĩ khuyến học toàn huyện có 4,391 tỷ đồng
        Trong đó :    -   Quỹ của huyện hội : 330 triệu
                             -   Quỹ của 18 hộ K/h xã, thị trấn : 464 triệu
                             -   Quỹ của 236 chi hội : 1,916 tỷ đồng
                             -   Quỹ của 238 dòng họ : 1,681 tỷ


         Trên đây là tóm tắt ý kiến của tôi
        Trân trọng cám ơn và chúc Hội nghị thành công


            TS. Nguyễn Đình Đức

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Hịch Tiến sĩ ( nhái Hịch Tướng sĩ của Trần Hưng Đạo)

Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời bao cấp, lớn lên gặp buổi thị trường.
Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người Pháp
Anh dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo…
Thật khác nào:
Đem cổ tích biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ,
mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.
Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.
Thật là so với:
Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh, Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép, Ta nào có kém gì?
Thế mà, nay các ngươi:
Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.
Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.
Cho nên:
“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua “Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu
Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản
Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm, lưỡi bò liếm liếm
Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ
Thật là:
“Dân gần trăm triệu ai người lớn Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!
Nay nước ta:
Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!
Chỉ e:
Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.
Hỡi ôi,
Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.
Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê mi na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ
Được thế thì:
Kiếm giải thưởng “Phiu” cũng chẳng khó gì
Đoạt Nô ben không là chuyện lạ
Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi
Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.
Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,
Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?
Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.
Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.
Vì:
Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
Giữ một ngọn cỏ, cành cây, giọt nước của giang sơn cũng làm ta quên ăn mất ngủ
Mà các ngươi cứ điềm nhiên lo tranh quyền đoạt lợi
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
Nếu vậy rồi đây không biết dân Việt ta đi về đâu nữa, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?
Trí thức là nguyên khí quốc gia Cho nên ta mới thảo Hịch này Xa gần nghiên cứu Trên dưới đều theo!
                                                                          Khuyết danh ( Đình Đức st và đăng)

10 câu nói bất hủ của Bill Gates - 9 Sự thật kinh ngạc về Bill Gates - 10 việc làm có ích lợi nhất cho cộng đồng của Bill Gates

10 câu nói bất hủ của Bill Gates
Trước khi về hưu, Bill Gates ông chủ của tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft đã dành thời gian quý báu để đưa ra 10 lời k huy ên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Chúng tôi xin giới thiệu và mời các bạn tham khảo những lời k huy ên bổ ích của người đàn ông giàu nhất thế giới này, vì có thể, một ngày nào đó, bạn cũng sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?

1. Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất công trong xã hội hay không thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó!
(Sở dĩ như vậy, vì một mình bạn sẽ không thể nào làm thay đổi được sự bất công trong xã hội)
2. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu, bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên!
(Lòng tự trọng quá cao sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của bạn)

3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO, nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung học nữa.
(Lúc này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến năng lực hơn là bằng cấp của bạn)

4. Khi bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong công việc, đừng có oán trách số phận! Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học, để lần sau không bao giờ mắc phải nữa.
(Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và bắt tay làm lại từ đầu)

5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi có bạn, bố mẹ bạn không phải là những người "chán ngắt, vô vị" như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà bố mẹ đã phải trả cho sự trưởng thành của bạn.
(Bạn phải có nghĩa vụ đền đáp công ơn với những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự sống và trưởng thành của bạn)

6. Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù đi đâu hay làm công việc gì, bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.
(Luôn tự nhủ rằng, bạn sẽ luôn là người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của bản thân)

7. Khi đi học, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ lúc nào, kể cả ngày nghỉ.
(Nếu là một nhân viên luôn mong chờ ngày nghỉ lễ, thì bạn sẽ bị lạc hậu hơn so với những nhân viên khác. Sự lạc hậu này còn luôn đồng hành với sự đào thải và thất nghiệp)

8. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên, thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp! Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty, thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa, lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.
(Nên nhận thức được rằng: Công ty sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với trường học. Vì ở trường học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn. Còn ở công ty bạn có làm được việc hay không thì lại ảnh hưởng đến rất nhiều người )

9. Mọi người đều thích xem phim truyền hình, nhưng bạn không nên xem nhiều, vì đó không phải là cuộc sống của bạn. Chính công việc ở công ty mới phản ánh cuộc sống thực của bạn.
(Bạn không nên xem phim nhiều, vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những bộ phim truyền hình đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định)

10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê phán sếp là người không có năng lực, điều này là không đúng.
(Nếu bạn có thắc mắc gì trong công việc thì nên nói ý kiến của mình trước mặt mọi người. Còn nếu như bạn luôn giữ thái độ và hành động phản kháng sau lưng người khác, thì chỉ có bất lợi cho bạn mà thôi



9 Sự thật kinh ngạc về Bill Gates
 

Mỗi ngày Bill Gates kiếm được 20 triệu USD, nếu đổi tài sản của tỷ phú này thành tờ tiền 1 USD có thể làm con đường từ trái đất tới mặt trăng.
Đó là một vài ví dụ trong số 9 so sánh thú vị xung quanh tài sản khổng lồ của tỷ phú Bill Gates, người sáng lập hãng phần mềm Microsoft.

1. Bill Gates kiếm được 250 USD mỗi giây, khoảng 20 triệu USD mỗi ngày và 7.8 tỷ USD một năm.

2. Nếu ông ấy đánh rơi một USD, ông ấy sẽ không buồn nhặt lại vì như vậy sẽ mất 4 giây, tức khoảng 1.000 USD.

3. Nợ của nước Mỹ là 5.62 nghìn tỷ USD, nếu được giao trả món nợ này, Bill Gates sẽ trả xong trong chưa đầy 10 năm.

4. Bill Gates có thể làm từ thiện khoảng 15 USD cho mỗi người trên trái đất mà vẫn còn giữ lại cho riêng mình được 5 triệu USD.

5. Michael Jordan là vận động viên được trả lương cao nhất ở Mỹ. Nếu vận động viên này không ăn không uống, giữ lại toàn bộ thu nhập khoảng 30 triệu USD mỗi năm, thì phải đợi đến đến năm 227 tuổi mới giàu như Bill Gates hiện nay.

6. Nếu Bill Gates là một quốc gia, ông ấy sẽ là quốc gia giàu có thứ 37 trên trái đất.

7. Nếu bạn có thể đổi tất cả tiền của Bill Gates thành tờ 1 USD, bạn có thể làm con đường nối từ trái đất đến mặt trăng. Để làm con đường bằng các tờ tiền 1 USD này, bạn phải mất 1,400 năm và sử dụng 713 máy bay Boeing 747 để chở số tiền đó.

8. Năm nay, Bill Gates đã ở tuổi 54. Nếu giả dụ sống thêm 35 năm nữa, ông ta phải tiêu 6.78 triệu USD mỗi ngày mới hết số tiền ông ấy kiếm được hiện nay.

9. Nếu người dùng hệ điều hành Microsoft Windows có thể lấy được 1 USD với mỗi lần máy tính treo vì lỗi của hệ điều hành, Bill Gates sẽ phá sản chỉ trong 3 ngày.



10 việc làm có ích lợi nhất cho cộng đồng của Bill Gate


Từng là người giàu có nhất thế giới, nhà sáng lập Microsoft đã cùng vợ cho đi hàng tỷ USD, để góp phần cứu giúp hàng triệu người trên toàn thế giới.

Phải cảm ơn những công việc Bill Gates đang làm với quỹ từ thiện Bill và Melinda Gates, khi ông cho đi hàng tỷ USD của mình để chống lại sự lan tràn của dịch bệnh, và phát triển nguồn lương thực cho những người cần thiết nhất trên thế giới. Theo Business Insider, dưới đây là 10 dự án thiết thực nhất từ quỹ từ thiện của Bill Gates.

1/ Nghiên cứu chuối


Quỹ Gates đang tài trợ cho việc nghiên cứu để cho thêm chất sắt và Vitamin A vào chuối. Sau khi được biến đổi, giống chuối này sẽ được phân phối ở Uganda . Một nhà khoa học của trường Đại học Queensland , Australia đang thực hiện dự án trên, nói:
"Chuối cũng là một trong những thực phẩm cai sữa tốt nhất cho trẻ em. Chuối sẽ được đóng gói trong điều kiện vô trùng và không cần nấu chín”.

2/ Loại trừ bệnh bại liệt


Các ca bại liệt đã giảm xuống 99% và quỹ Gates muốn loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này. Quỹ đã thực hiện một chương trình tiêm chủng tích cực và việc tiến hành đang được thúc đẩy cho một số khu vực còn lại trên thế giới.

3/ Làm giảm bệnh sốt rét


Quỹ Gates vừa giúp đỡ các ca nhiễm sốt rét ở Zambia bằng việc đầu tư vào một chương trình thử nghiệm. Theo đó, chương trình này giúp người dân nằm trong giường có màn trừ muỗi và giúp họ phun thuốc xịt muỗi trong nhà. Dự án này đã hoạt động tốt và hoàn thành ở các quốc gia khác. Ngoài ra, quỹ Gates cũng đầu tư vào việc tìm kiếm vắc-xin phòng bệnh sốt rét và các loại thuốc diệt muỗi mới.

4/ Biến phân thành năng lượng sinh học


Nhà khoa học Katarik Chandran nhận được 1,5 triệu USD tiền trợ cấp từ quỹ từ thiện của Bill Gates, để thực hiện dự án biến phân người thành năng lượng diesel sinh học. Nếu thành công, nó sẽ là cách tuyệt vời để biến chất thải của người thành một thứ hữu dụng.

5/ Tăng 'sức khỏe' cho cây sắn


Quỹ Gates đã tài trợ cho một nhóm nghiên cứu nhằm làm giảm chất xyanua tự nhiên trong củ sắn. Ngược lại, nó làm tăng protein, sắt, kẽm, vitamin A và E để tạo sức đề kháng với những căn bệnh mới của cây sắn. Sắn là loại lương thực phổ biến với 800 triệu người trên toàn thế giới.

6/ Chi 42 triệu USD để sáng chế toilet


Bill Gates muốn giúp đỡ 40% người trên thế giới không có nhà vệ sinh cần thiết, bằng cách xây dựng những toilet độc lập mà không cần đường nước hoặc điện, để biến chất thải thành năng lượng, nước sạch hoặc các chất dinh dưỡng.

7/ Chi 2 tỷ USD để chống lại HIV


Quỹ Gates đã đóng góp một phần nhỏ làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV mới từ năm 2001 đến 2008. Quỹ này bỏ tiền vào vắc-xin, ngăn chặn sự bùng phát của căn bệnh thế kỷ ở Châu Phi và làm giảm chi phí điều trị của người bệnh.

8/ 1,5 tỷ USD cho phụ nữ và các vấn đề sức khỏe trẻ em


Ngày 7/6/2010, bà Melinda Gates tuyên bố Quỹ Bill & Melinda Gates sẽ tài trợ 1,5 tỷ USD trong vòng 5 năm tới, để hỗ trợ các dự án của nước ngoài liên quan tới chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Khoản tiền này sẽ được đầu tư đến hết năm 2014 và phần lớn được hỗ trợ cho các chương trình nghiên cứu tại Ấn Độ, Ethiopia và một số nước có tỷ lệ phụ nữ và trẻ em tử vong cao.

9/ Nghiên cứu dùng muỗi tiêm vắc-xin


Năm 2008, quỹ từ thiện Bill và Melinda Gates thông báo tài trợ 100.000 USD cho các công trình nghiên cứu khoa học, nhằm phòng chống hoặc điều trị các bệnh lây nhiễm như HIV/AIDS và lao, tìm cách hạn chế sự kháng thuốc ngày càng tăng. Trong đó, có giải pháp của Hiroyuki Matsuoka ở Đại học Y khoa Jichi (Nhật Bản), biến muỗi thành loại “kim chich bay” để tiêm vắc-xin cho người.

10/ Kêu gọi các tỷ phú khác quyên tiền


Bill và Melinda Gates không chỉ muốn cho đi số tiền của mình, mà họ còn muốn các tỷ phú khác làm điều tương tự. Càng nhiều tiền được đóng góp, cuộc chiến chống lại các căn bệnh trên toàn thế giới càng hiệu quả hơn. Nỗ lực này nhận được sự ủng hộ của tỷ phú, nhà đầu tư Warren Buffett. Đến nay, có ít nhất 40 gia đình và cá nhân giàu có nhất Hoa Kỳ, bao gồm ít nhất là 30 tỷ phú đã hứa hiến tặng ít nhất là một nửa số tài sản của họ cho việc từ thiện.









Nuôi bố mẹ già


Nói thật mình chẳng lo gì chỉ lo già yếu lẩm cẩm,  sống mà phải lụy đến người khác là cái sống buồn chán nhất. Đã từng trải qua hai năm nằm liệt giường, ăn có người đút, ỉa có người chùi nên nghĩ đến khi đó mình lại cứ rùng mình. Người già thường hay lẩm cẩm, trái tính trái nết rất khó chiều. Thành ra nuôi bố mẹ già khổ gấp ba con trẻ. Ăn uống chẳng đáng bao nhiêu nhưng chiều ông bà già thật cực gấp ba mươi lần chiều con trẻ, đừng nói gấp ba. Chẳng có bố mẹ nào muốn làm khổ con cái nhưng trời đày đến cảnh ấy chẳng biết làm sao.
 Ba mình mất sớm, mất khi ông hảy còn tỉnh táo. Đi như ông thật sướng, trời thương lắm mới cho đi như thế.  Mạ mình mất năm 83 tuổi, đi cũng nhẹ nhàng, cả đời không đau ốm gì, trừ lần cuối cùng ốm để mà chết. Nhưng đến tuổi 80 bà bắt đầu lẩn, ăn rồi bảo chưa ăn, ra khỏi nhà là đi lạc lung tung. Lắm lúc phải huy động cả trung đội cháu tỏa ra khắp làng mới tìm được.  Rồi ngồi trách, vừa khóc vừa trách, nói ăn cũng không cho ăn, đi chơi cũng không cho đi chơi… hi hi đến khổ.
Riêng cái đoạn tắm táp thật khổ vô biên. Cứ một tháng đôi lần các chị gái chị dâu nhà mình xúm đến năn nỉ bà tắm, lúc nào cũng vậy bà chối đây đẩy, nói tao tắm rồi mới tắm hôm qua. Các chị ra sức nịnh nọt năn nỉ cả buổi cuối cùng bà cũng chấp nhận. Hỏi bà tắm nước lá gì, bà khóc, nói con cái không biết xưa nay mạ tắm nước lá gì, lại còn hỏi. Đến khi bưng nồi nước lá bưởi ra, thứ nước bà vẫn hay tắm, thì bà lại kêu lên, nói tao không tắm nước lá bưởi, tao tắm nước lá hương nhu. Các chị đi hái lá hương nhu, nấu nước xong bà nhất định không tắm, nói tao đâu là gái trẻ mà tắm nước lá hương nhu, nấu nước lá tre cho tao. Khổ ơi là khổ.
Bạn văn quen biết có ba người nuôi bố mẹ già khiến mình rất nể phục, đó là Tâm Chánh, Tô Nhuận Vĩ và Phạm Ngọc Tiến. Tâm Chánh giỏi nấu ăn, những ngày bà cụ đổ bệnh chỉ có Tâm Chánh nấu bà mới ăn. Chánh phải đưa bà từ Bến Tre lên Sài Gòn để có điều kiện nấu ăn cho bà. Anh con trai chưa vợ, hai vai hai gánh nặng cơ quan, một Sài Gòn Media một báo Sài Gòn tiếp thị, bận mù mắt vẫn phải đi chợ ngày ba buổi nấu nướng cho mẹ già. Mẹ Tô Nhuận Vĩ không thích cho con dâu tắm, tự anh phải tắm rửa cho bà, đến khi bà mất cũng tự anh tắm rửa khâm liệm cho bà. Phạm Ngọc Tiến còn khổ nữa, bố nằm liệt giường 15 năm, mẹ già vừa lẫn vừa liệt giường gần hai chục năm nay một tay anh lo cả. Tiến không phải tự tay nấu nướng tắm táp cho bố mẹ như Tâm Chánh và Tô Nhuận Vĩ, đã có vợ  anh con lo rồi, nhưng chịu đựng một cách vui vẻ và hạnh phúc gánh nặng bố mẹ già yếu bệnh tật hai chục năm trời, đến nay vẫn chưa dứt,  thì cũng xưa nay hiếm.
Ấy là khi bố mẹ ốm yếu, chăm sóc bố mẹ dù vất vả nhưng dù sao đó cũng là niềm vui của con cái được báo hiếu. Chiều chuộng mấy ông bà già lẩn thẩn, dở tính mới cực. Nhiều cụ hay dỗi, động tý là dỗi. Nhà có ông bà già con cái không dám mắng, sợ ông bà già cho là mượn con mắng mình, rất cực. Nhiều cụ về già trở lại tính con nít, đòi ăn đòi chơi y chang con nít. Đang nửa đêm đòi đi thăm người nọ người kia,  đòi ăn cái nọ cái kia cho bằng được.
Ở Nam Định mình có ông bạn học thời đại học, hôm liên hoan phim mình có về dự, nhân tiện đến nhà bạn chơi. Xem xong phim hơn mười giờ mình mới tạt qua,  không thấy nó đâu chỉ cô vợ ở nhà. Cô vợ nói anh chịu khó ngồi đợi chút, em lên nghĩa địa gọi nhà em về. Mình giật mình, nói giờ này còn làm gì ở nghĩa địa? Cô vợ thở ra, nói ông bố em dở tính, đêm nào cũng cũng đòi lên nghĩa địa chơi với mấy người bạn đã chết của ông. Tụi em phải thay phiên nhau canh chừng ông, cực lắm anh à.
Ở Thanh Hóa mình cũng có một người bạn thời ở lính. Cứ  mỗi lần mình về Thanh Hóa là nó đến chơi với mình rồi ngủ lại khách sạn với mình luôn. Lúc đầu không biết, mình tưởng  nó thích ngủ với mình trò chuyện cho vui. Một hôm mình đi chơi  quá nửa đêm mới về khách sạn thấy nó ngồi chồm hổm trước cửa. Mình hơi ngạc nhiên, nói sao vẫn ngồi đây chờ tao à. Nó nói ừ, chờ mày về ngủ nhờ. Mình cười, nói bị vợ đuổi phải không. Nó nói không. Bố vợ tao đuổi. Rồi nó kể, nói tao lấy vợ đã ba mặt con, ở với ông bà già vợ xưa nay không việc gì. Đến khi bà mẹ vợ chết, ông bố vợ trên bảy mươi đâm ghét tao như xúc đất đổ đi. Ngày không sao, cứ đêm đến là ông đuổi tao ra khỏi nhà, nói tao cấm mi ngủ với con gái tao. Mình không đi ông ngồi nói ra rả suốt đêm không cho ai ngủ ngáy gì cả. Thành ra đêm nào tao cũng phải sơ tán sang nhà khác, ba bốn giờ sáng mới mò về. Hi hi cực thân ông con rể.
 Lại có cụ thích khi ăn phải được sờ ti như con nít đang bú, vừa bú vừa sờ ti. Chuyện này hơi bị hiếm nhưng có, mình có quen một người như thế. Hi hi. Chuyện này có thể nhiều người biết rồi, nhưng chắc chỉ nghĩ là giai thoại bịa đặt cho vui thôi, không ai biết là chuyện thật 100%. Đấy là chuyện ông bố nhà thơ X. ở  khu phố cạnh khu chung cư của mình.
Bố nhà thơ X, nay đã mất rồi, sống rất thọ, đến 96 tuổi rồi vẫn tỉnh táo. Tuy không còn đi lại được, nằm một chỗ thôi, ăn uống phải đút nhưng hảy còn tỉnh táo lắm. Cụ ngày nào cũng làm một bài thơ, bài nào bài nấy dài ngoẵng. Làm xong thì bắt cả nhà đến cả nhà nghe cụ đọc thơ. Nếu là buổi tối thì không sao, nhiều hôm vừa sáng bảnh mắt, cả nhà đang lo cho con ăn, chở con đi học cụ lại réo đến nghe cụ đọc thơ thật khổ hết nổi. Đang đọc thơ hễ có đứa nào nói chuyện là cụ giận, cứ nằm úp mặt vào tường suốt ngày, không chịu ăn uống gì cả.
 Thỉnh thoảng cụ lại réo con cái, nói tụi bay lo đi hỏi vợ cho tao. Con cái cười thì ông dỗi, bỏ ăn.  Nhà thơ X chắp tay lạy cụ, nói nói bố ơi bố già yếu thế này, hỏi vợ làm gì nữa. Ông nói tao chả làm gì, tao chỉ sờ ti thôi. Cả nhà cười bò, nói ối giời ơi bố ơi là bố. Ông giận quát ầm lên, nói đồ con cái bất hiếu, có mỗi cái ti cũng tiếc tiền không cho bố sờ. Và ông bỏ ăn, cứ nằm úp mặt vào tường mấy ngày liền.
Vợ chồng nhà thơ X sợ quá bèn năn nỉ ông ăn,  nói bố ăn đi, nhất định con tìm ngườiu cho bố sờ ti. Ông ăn, nhưng chỉ đúng một ngày ông lại réo, người sờ ti của tao đâu. Bí quá nhà thơ X. mới tìm mấy em cave nói như vầy như vầy, chưa nói xong nhà thơ đã bị ăn một cái tát. Ăn hết ba cái tát vẫn không tìm được người, bố anh lại giận lại dỗi lại bỏ ăn, nhà thơ lại cất công đi tìm.
May gặp cô điếm già đã giải nghệ từ lâu, cô này to béo phốp pháp rất đúng yêu cầu của ông bố. Nhà thơ mời về với giá gấp sáu công người giúp việc bình thường anh cũng cắn răng chấp nhận. Việc cô này rất đơn giản,  cho cụ ăn ngày ba bữa, ngoài ra không làm gì hết. Đến bữa, cô đặt đầu cụ lên đùi cô đút cơm cho cụ. Cụ vừa ăn vừa sờ ti cô cho đến khi nào ngủ say thì thôi. Từ đó gia đình yên ổn, cụ hết giận dỗi, quát mắng con cháu, hi hi.
 Nhờ vừa ăn vừa được sờ ti nên cụ ăn khỏe, sống đến trăm tuổi mới mất. Trước khi chết cụ ra hiệu muốn nói, mọi người xúm lại lắng nghe. Tưởng cụ trăn trối điều gì, nhưng không, cụ phều phào, nói ti tao đâu ti tao đâu.
He he


Những bài thơ tình hay: Bài Thơ Đôi Dép


Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nổi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nữa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia xẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiểng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia .

( Tác giả : Khuyết danh )



Mắt của trái tim.


Xilin Diweng có mt bài hát: "Because you love me". Li ca viết rng: "Nếu anh không nhìn thy, em s là mt anh, khi anh không nói, em s là tiếng anh"...

Li hát đã khiến tôi nh đến đôi v chng mù trong thôn bà ngoi tôi.

Đôi v chng mù trong thôn bà ngoi tôi năm nay đã sp sa tám mươi tui, đã có mt đng con cháu. Nghe bà ngoi k li, khi cưới nhau, chng ngi xe bò đi đón v. Tuy cô dâu chú r đu không nhìn thy mu sc, song chú r vn sai người cun đy la điu lên đu bò và xe bò. Đón cô dâu v nhà, chú r dt tay v đi rà mò t nhà trên xung nhà bếp, rà mò khp lượt các ngóc ngách trong nhà. Viêc khó khăn hơn c là múc nước giếng cnh nhà , ln nào cũng thế, hai người dt nhau đi, v s thy cây tr g trng cnh giếng, mt tay ôm cht cây, còn tay kia níu cht tay chng. Chng quỳ trên sàn giếng th gu xung múc, kéo nước lên. Trong thôn có người đến giúp, hai người thường t chi, h bo:"Các anh giúp được mt gi, không giúp được chúng tôi mt đi". C như thế, hai v chng luôn luôn tay dt taynhau gánh nước cho đến khi đa con đu có th gánh ni mt gánh nước. Dân làng cm thy l lùng, đã có nhng trai gái tr trong thôn đã tng vì đt trơn trượt chân ngã xung giếng, nhưng hai v chng chưa bao gi như vy. Càng l lùng hơn là chuyn, mc dù gia đám đông người đang cùng nhau nói chuyn h h h h, hai người mù vn có th nh vào tiếng hít th dài dài tìm ra nhau.

Bi không nhìn thy, dù mưa dù gió, người ta thường trông thy hình nh hai người dt tay nhau. Dù làm vic gì, h cũng tay trong tay. Tay trong tay, hình tượng đ nhiu nhà văn viết đi viết li y, đã xut hin sut na thế k trong cái thôn nh bé không ai biết đến này.

Ông chng là tay thi kèn trong ban nhc ca thôn quê, thường đến các đám cưới ca người khác thi nhng bài: "Trăm con chim nhìn Phượng Hoàng", "Nim vui đy nhà"..măc dù đi thi kèn đâu, ông cũng ch có mt yêu cu, cho người v mù cùng đi. Khi chng thi kèn, v ngi bên ông lng l nghe, dường như nhng điu nhc vui nhn này đu là thi cho bà. Trên khuôn mt người v mù thường hay đ ng lên, khiến ai ny cũng cm thy người đàn bà mù đang ngi lng l kia xinh đp biết chng nào.

V sau này, hai v chng đu đã già, không bao gi đi ra ngoài na, ch quanh qun trng nhiu hoa trong sân nhà mình, đu là ging hoa tươi rc r, đến kỳ hoa n, c sân đ rc. Mt ln ông sơ ý b ngã què chân. Trong nhng ngày ông nm bnh vin, bà bn ngày lin không ăn mt ht cơm vào bng, bà bo, không s thy bàn tay quen thuc kia, bà không còn hn vía nào na.

Con cái ca ông bà đã tng vui đùa hi b m: nếu ông tri giành cho b m mt cơ hi, liu b m có đnh dùng mt nhìn nhau không?

Bà m mù tr li: "Các con nhìn người bng mt, b m nhìn người bng trái tim, tim sáng hơn mt, tht hơn mt".

Ông b mù bo: "Dt tay nhau mt đi, có bao nhiêu đường vân trong lòng bàn tay m con, đã đu in vào trái tim b. B chưa bao gi trông thy mt người đp nht, trong trái tim b, thì m con là người đp hơn c. Cn mt đ làm gì, mt là th tham lam nht trn đi, nhìn cái gì cũng chia ra tt, xu, nhìn cái gì cũng mun có cái đó!"
 
Kế Dũng ( Đình Đức st và  đăng)