"...Quê hương đường về nhiều chặng; Ba La - Thạch Bích - Bình Đà; Con đường rẽ từ Cầu Nẩy, Là đường vào đến làng ta..."
Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012
Thưởng thức Hyun Bin hát “That man” trong đêm nhạc OST của “Secret Garden”
Nhãn:
Sưu Tầm
Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012
Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí!
Diễn đàn
(VietNamNet) - Nhúng tay vào hàng chục lĩnh vực: điện ảnh, bất động sản, ngân hàng, quảng cáo, PR, báo chí, tin học, thiết bị văn phòng...Sở hữu và đồng sở hữu vài chục công ty, trong đó đã và đang gây ấn tượng với những cái tên nổi tiếng như FPT, Zodiac (Hoàng đạo), ACB, TOGI, Vĩnh Trinh Company, Thiên Ngân Galaxy... Từ một sinh viên Toán cách đây 20 năm, Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thành một nhà đầu tư "có máu mặt" của Việt Nam.
Trong quá trình đi tìm nhân vật cho loạt bài này, với mục đích tiếp cận những cựu HSG quốc tế thành danh trong lĩnh vực kinh doanh, tôi nhận được không dưới 10 lời giới thiệu của nhiều doanh nhân thành đạt về Nguyễn Trung Hà.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện cuối tháng 11/2005. Thẳng thắn và thực tế, đôi chút cực đoan (?), nhiều ý kiến của anh có thể sẽ gây ra tranh cãi hay dư luận trái chiều.
Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội
Trước khi là một nhà đầu tư, anh từng là một học sinh giỏi Toán?
Năm 1978, đạt giải ba HSG Toán quốc tế ở Rumani, cùng 40 người đạt điểm cao nhất trong kỳ thi đại học, tôi được gửi lên trường quân sự trên Vĩnh Phúc để ôn luyện tiếng, chuẩn bị cho việc sang Nga.
Năm sau, tôi sang MGU (ĐH Tổng hợp Moskva) học khoa Toán Cơ, ngành Toán lý thuyết, lại chọn Lý thuyết số, môn cổ điển và kém ứng dụng nhất trong các nhánh của Toán học. Nhưng chưa hết đại học thì tôi chán. Tôi tự nhận thấy học Toán xong, rồi cũng không để làm gì.
Vì sao?
Tôi cho rằng, những gì dân Toán làm là: Tự đặt vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại Tự hoan hô. Nói chung là một chuỗi công đoạn “tự sướng” và ít có ích cho người khác. Nói cách khác, giá trị của việc học Toán và làm Toán không cao.
Toán học vẫn được coi là nền tảng của nhiều môn khoa học khác. Những điều anh nói dường như phủ nhận một quan niệm được rất nhiều người thừa nhận?
Kiến thức Toán khá cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong cuộc sống. Nhưng, những thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2, chứ không phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học bây giờ đi xa lắm rồi, ở tận chân trời nào rồi.
Đa phần những vấn đề mà các nhà Toán học nghiên cứu, là do họ tự đặt ra, tự thấy rằng nó rất có ích, rồi tự đi tìm lời giải và cũng chỉ có họ, hoặc những người theo đuổi Toán ở tầm của họ mới hiểu được.
Vì không có ai hiểu được ngoài mấy ông Toán biết với nhau, nên cũng là các ông tự hoan hô nhau. Ông này khen ông khác giỏi, khen những vấn đề xyz nào đó là giải quyết được mấu chốt, là có ý nghĩa, ảnh hưởng rất lớn... và dân chúng, xã hội, thực ra là chẳng hiểu tẹo nào về vấn đề đó... tung hô theo.
Anh có nghĩ rằng những điều này sẽ động chạm?
Tất nhiên, bất cứ chuyện gì nhạy cảm cũng có thể động chạm. Nhưng, tôi nói với tư cách không phải người ngoại đạo. Tôi cũng từng học Toán. Rất, rất nhiều bạn bè tôi cũng là dân Toán... Trong giới Toán nói chuyện với nhau cũng rất hiểu điều đó. Chúng tôi còn dùng nhiều từ "trần trụi" hơn nhiều: chẳng hạn thủ dâm tư tưởng (cười to). Vô nghĩa! Ông này Tiến sỹ, anh kia Tiến sỹ... toàn giải quyết vấn đề vô nghĩa.
Anh từng học Toán, tức là cũng đã từng thấy rằng nó có ích. Mất bao lâu để anh đi đến kết luận ngược như bây giờ?
Tất nhiên, ngày xưa, tôi không nghĩ ngay được cái điều mà tôi thấy bây giờ. Thời đầu, cũng như rất nhiều SV Toán khác, tôi rất thích làm Toán. Mỗi lần tự giải quyết được một bài toán, một vấn đề nào đó thì thấy rất sướng. Và, nếu có ai đó xung quanh hoan hô thì càng vui, hay tự mình hoan hô cũng thấy hay, cũng đủ để thoả mãn (cười).
Nhưng, cuộc đời có những thời điểm, những cột mốc có thể làm người ta thay đổi cách suy nghĩ. Thay đổi một cách sâu sắc, về chất.
Năm 1982, tôi bị lao phổi và phải vào nằm trong Viện lao Moskva mất 1 năm. Thời gian này, rảnh rỗi nên tôi có nhiều thì giờ suy ngẫm về cuộc đời. Sau khi ra Viện, tôi trở thành người khác hẳn, trong cách nhìn cuộc sống. Tự dưng, tôi nhận thấy một cách rất rõ ràng sự vô nghĩa của những cái mình đang theo đuổi, cụ thể là việc học Toán, hay việc mình muốn đạt cái nọ, cái kia.
Người giỏi làm Toán là sự lãng phí
Nhưng, có một thực tế là dân Toán đa phần là những người giỏi và họ dễ thành công, kể cả khi chuyển sang các ngành khác. Tức là Toán học có ích, ít nhất về mặt đào tạo?
Có một số khái niệm bị đóng khung trong suy nghĩ. Nói thịt nghĩ ngay là thịt lợn, chứ không phải thịt gà, thịt cừu, thịt bò... Nói giỏi hầu như chúng ta cũng hiểu là giỏi Toán, nếu giỏi Văn, giỏi Lý, Hoá, Nhạc, Hoạ... sẽ cần phải chua thêm mấy cái danh từ phụ.
Cá nhân tôi nghĩ có sự nhầm lẫn ở đây. Nhiều người nghĩ những người học giỏi Toán khi nhảy sang các ngành khác làm cái gì cũng dễ giỏi, dễ thành công, tôi lại cho rằng, những người giỏi Toán, bản thân họ là những người giỏi, tức là họ có nhiều tố chất về trí tuệ để dễ thành công... Mà người giỏi thì học gì, làm gì cũng dễ giỏi kể cả học Toán.
Chẳng qua, người có trí tuệ tốt từ bé thường được hướng, hoặc tự chọn vào những môn mang tính khoa học, nhất là Toán. Thành ra, mật độ những người giỏi "dính dáng" đến Toán là tương đối cao, nên dẫn đến sự đánh đồng khái niệm: dân Toán là dân giỏi. Sự lãng phí ở đây là lẽ ra phải cho những người giỏi đó học ngành khác hữu ích hơn là Toán.
Nhưng rõ ràng, rất nhiều kiến thức của Toán đã và đang được áp dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau?
Chúng ta nhầm lẫn trong việc định nghĩa thế nào là ứng dụng, dẫn đến hiểu Toán có ứng dụng trong nhiều ngành. Không phải vậy. Toán hoàn toàn không có ứng dụng. Tôi nghĩ kiến thức Toán ở bậc ĐH là bắt đầu không cần thiết. Càng nghiên cứu lên cao, Toán càng ít tính ứng dụng hơn. Lúc đó, nó chỉ phục vụ cho những sự phát triển nội tại của bản thân nó thôi. Tôi cho rằng vô ích. Nếu muốn nước ta đi nhanh hơn thì có lẽ nên bỏ qua ngành học này.
Anh có mạnh miệng quá không?
Đó là sự thực. Để nói là vô ích hay không thì xác định xem ta đứng ở điểm nào đó để nhìn. Nhiều người cứ lý luận, hoặc có thể chính họ tin rằng, Toán hữu ích. Nhưng, nhìn ở góc độ phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện tại, cống hiến của Toán thực sự không có gì.
Toán là một trò chơi
Toán là một trò chơi. Tôi ví dụ, thi nhảy cao chẳng hạn, cũng là một trò chơi, một trò thể thao. Bản thân cái việc nhảy cao, chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoài 1 điều duy nhất là có tác dụng về tinh thần. Nó có thể thoả mãn khát khao chinh phục một cái gì đấy, hay thúc đẩy cho nhiều người yêu thích và hứng thú luyện tập thể dục.
Toán học cũng vậy. Học tiếp lên, nghiên cứu tiếp lên, có thể ra được những cái khá hơn cái cũ, cũng như nhảy cao, cố gắng 2m10, rồi 2m12 sẽ đạt được mục tiêu là chinh phục kỷ lục nào đó. Ngoài ý nghĩa này thì toàn bộ công đoạn nỗ lực đó là vô nghĩa.
Vô nghĩa? Giải thưởng Clay của Ngô Bảo Châu được nhiều người coi là niềm tự hào là một ví dụ phản bác lại nhận định của anh?
Đúng, nó là sự tự hào. Về khía cạnh này thì rất có ý nghĩa.
Những nhà Toán học thành công, cũng như những VĐV thể thao thành công sẽ nuôi dưỡng được niềm tự hào cho những người liên quan, trong gia đình, thậm chí trong cộng đồng của họ. Nhưng, điều ấy có ý nghĩa gì khác, cũng như kỷ lục thế giới có ý nghĩa gì, ngoài cái danh kỷ lục?
Đừng vẽ son, tô hồng quá cho dân Toán. Phát triển xã hội thì đừng đưa những đầu óc tinh tuý nhất vào ngành Toán, để họ trăn trở với những việc tự đặt vấn đề rồi tự giải quyết vấn đề. Lãng phí. Những đầu óc ấy có thể làm được việc khác, hữu ích hơn nhiều lần.
Anh lấy những tiêu chí nào để đánh giá một cái gì đó là hữu ích?
Đơn giản thôi, một cái gì đó hữu ích là khi người ta dùng nhiều. Thực ra, chính xác hơn, dùng nhiều mới là có khả năng hữu ích chứ chưa dám chắc là hữu ích thật sự. Chứ nhiều kiến thức Toán cao siêu, trừ một bộ phận rất nhỏ của xã hội hiểu được, còn đa phần chẳng ai hiểu gì, thế thì nói gì đến dùng hay ứng dụng.
Những nhà Toán học hi sinh vì xã hội để đi lừa đảo đám đông. Họ có đóng góp rất ít ngoài việc việc làm gương để khích lệ thêm nhiều trí tuệ tinh hoa khác đi theo vào con đường đó, mà chính ra, ngay cả điều này không nên nhìn nhận là đóng góp.
Cố gắng không lấy bằng nếu không bắt buộc
Quay lại trường hợp của anh, sau khi ra viện và thay đổi nhận thức về cuộc sống, anh hiện thực hoá suy nghĩ của mình như thế nào?
Sau đó, thực sự tôi chỉ học tiếp sao cho cốt hoàn thành nốt bậc học vì không còn cảm thấy hứng thú nữa. Tôi dành thời gian để học những thứ khác, tự học và học qua các thầy. Định kiếm thêm cái bằng Tâm lý nhưng thậm chí, tôi thấy ngay cả việc này cũng vô nghĩa nốt.
Về sau này, tôi vẫn theo học nhiều thứ khác, nhưng cố gắng không lấy bằng làm gì nếu không bắt buộc.
Năm 1985, tốt nghiệp MGU, tôi xác định ngay tinh thần không học tiếp làm gì, và về nước. May mắn, tôi có việc ngay tại Viện Cơ học, thuộc Viện Khoa học Viện Nam.
Thời đó, cơ chế chưa thoáng và xin việc không dễ, chắc anh có thuận lợi về mặt quan hệ?
Không biết vì lý do gì đấy, tôi được nhận ngay (cười). Có thể nói con đường sự nghiệp của tôi rất thuận lợi.
Anh bắt đầu nghiêng sang việc kinh doanh như thế nào?
Hồi đó, Viện Cơ thuộc dạng khá nhất về mặt năng động ứng dụng, làm kiểu chân trong chân ngoài...
Các bác lãnh đạo Viện lúc đó như bác Đạo (Nguyễn Văn Đạo), bác Điệp (Nguyễn Văn Điệp) đều yêu quý và tạo điều kiện cho nhân viên làm thêm bên ngoài. Chúng tôi lập nhóm ứng dụng cơ học vào điện lạnh, sấy… Hợp đồng ký dưới danh nghĩa của Viện, và Viện được phần trăm. Sau này, khi thấy việc tách ra riêng, có con dấu riêng sẽ thuận lợi hơn về mặt kinh doanh và cũng có lợi hơn, chúng tôi lập công ty.
Năm 1989, tôi lập công ty Zodiac (tên tiếng Việt là Hoàng đạo), trực thuộc Hội Tin học, kinh doanh máy móc, thiết bị tin học. Sau khi có Luật Doanh nghiệp (năm 1991), chuyển thành công ty TNHH. Dần dần, do nhu cầu phát triển mà những mảng kinh doanh sau này như ngân hàng, bất động sản, tin học… là sự tiến lên và mở rộng theo sự phát triển tất yếu.
Tức là, anh đến với kinh doanh do sự đưa đẩy của thời cuộc? Thời đó, với các nhà khoa học như các anh, tính riêng lương có đủ sống không?
Đủ, bằng chứng là tôi vẫn sống đây (cười). Không thể nói do đồng lương không đủ sống mà người ta chuyển sang kinh doanh được. Kinh doanh là việc tự thân.
Có thể, có những sai lầm lại dẫn đến thành công. Mình tưởng rằng mình giỏi và có thể làm được điều gì đó, nên cứ thế làm, và làm được, đâm ra lại càng nghĩ rằng mình giỏi thật. Sau này, khi có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, nhìn lại mình biết trong những cái làm ấy có nhiều sai sót.
Tôi ra kinh doanh bắt đầu từ việc nghĩ rằng, mình làm kinh doanh giỏi. Thực sự, bây giờ tôi không ưa kinh doanh, mà lại thích làm Toán hơn.
Có mâu thuẫn với điều anh khẳng định: Toán là lãng phí và vô nghĩa?
Không mâu thuẫn. Làm Toán như một trò chơi thì vẫn thấy nó hay, nó đẹp. Làm Toán như một sự thủ dâm tinh thần thì vẫn tự thấy sướng, thấy hứng thú (cười). Mặc dù đúng là những trò chơi, hay sự "tự sướng" chẳng có ý nghĩa gì đối với xã hội. Còn kinh doanh không thấy vui, vì nó càng ngày càng bẩn.
Cụ thể hơn là cái gì bẩn: môi trường?
Tôi quen với môi trường logic hơn. Môi trường kinh doanh bây giờ có nhiều sự phi logic, đôi khi kết quả đạt được không phụ thuộc bản thân ý tưởng kinh doanh mà còn nhiều điều kiện phụ khác.
Muốn đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến công chúng
Cùng một lúc sở hữu nhiều công ty trong nhiều lĩnh vực, anh làm thế nào để vận hành và quản lý tốt?
Nói chung, ở tất cả mọi công ty, tôi đều không làm gì quá sâu sát. Thực ra thì người ta không thể biết được nhiều thứ, quan trọng là biết tổ chức. Quản lý kinh doanh đòi hỏi các kỹ năng, còn đầu tư đòi hỏi những ý tưởng.
Tôi ít biết (và vì thế không thích) quản lý kinh doanh nhưng tôi có nhiều ý tưởng và có thể nhận biết người chuyên môn giỏi và sâu hơn mình để làm các việc. Phần việc của tôi là đưa ra định hướng, chiến lược: chẳng hạn quyết định hướng đi, xác định mục đích, thời điểm làm, khả năng sinh lời, lên kế hoạch tài chính, huy động tiền vốn, lựa chọn đội ngũ lãnh đạo chủ chốt...
Anh có mặt trong rất nhiều lĩnh vực sôi động trong nền kinh tế thị trường, trong đó anh ưu tiên cho lĩnh vực nào?
Tôi muốn đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến công chúng: điện ảnh, bất động sản, ngân hàng, quảng cáo, báo chí...Sự thành bại trong kinh doanh ở những lĩnh vực này ít bị ảnh hưởng bởi các cơ quan công quyền.
Hiện tại anh coi "mảng" đầu tư lớn nhất của mình là gi?
Hiện tại, tôi đang cho mình nghỉ hưu. Thời gian lúc này dành nhiều cho việc đọc sách.
Anh đọc những sách gì?
Đọc rất tạp (cười) sách lịch sử, tiểu thuyết, triết học phương Đông...
Một chút về cá nhân anh?
Tôi sinh năm 1962, dân chuyên Toán Chu Văn An, lấy vợ được 21 năm, có 2 con gái. Vợ tôi là Tiến sỹ Toán - Lý, dân chuyên Toán ĐH Tổng hợp. Tôi là người lười biếng, thích suy nghĩ hơn là hành động, thích nói phét hơn là làm.
Cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện này.
- Hoàng Lê (thực hiện)
Nhãn:
http://vnn.vietnamnet.vn
Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012
Về quê Bọ Lập
CU LÀNG CÁT
Những ai đọc Quê Choa của Bọ Lập hay các cuốn sách gần đầy của bác Bọ này như Chuyện đời vớ vẩn, Ký ức vụn…đều thấy có một mảnh làng Bọ kể rất nhiều. Tên làng Bọ Lập gọi là làng Đông, mảnh làng gia đình của nhà văn Nguyễn Quang Lập tản cư. Cu đã đọc làng Đông của bọ rất nhiều nhưng chỉ đến khi vừa rồi Bọ kể câu chuyện Nhớ đồng Cu mới thấm hiểu làng có thêm một từ sau chữ Đông là chữ Dương. Làng Đông Dương. Vì Cu từng đến đây và mảnh làng này nó quá đặc biệt. Bọ tiếc về rừng trâm bầu đã không còn. Cu về, một rừng trâm bầu xưa đã hết, riêng rừng trâm bầu cuối làng, nhỏ mảnh chừng ba chục héc ta vẫn còn. Chùm ảnh tặng bác Quê Choa. Có thể không đẹp nhưng là nơi từng chở che tuổi thơ của bác Quê Choa. Tặng Bác Lập và độc giả chùm ảnh làng bác.
Quê Bọ Lập có đình làng là di tích lịch sử quốc gia, có đàn đáy trên trăm năm tuổi, là mảnh làng xa nhất ở phía nam tính từ miền Bắc vào có ca trù đặc sắc với điệu hát đứng rất lạ.
Quê Bọ lập trên một nền đất Chăm Pa cổ có niên đại cả hơn 4.500 năm trước. Trong ảnh là giếng chăm ngàn năm vẫn còn sử dụng được. Trong vùng có đến 5 chiếc giếng này.
Một góc rừng trâm bầu làng Đông quê bác Lập, nơi bác từng kể đi rình những đôi yêu trên cát phía đêm trăng
Đi trên cát, thấy đứa cu này, liên tưởng những trang văn bác Bọ tả tuổi thơ của mình, thấy y thiệt
Tuổi thơ làng Đông đục cát bắt nhông
Những gốc trâm bầu chở đầy huyền tích
Người làng Đông lớn lên lớp lớp, người đi lập nghiệp, trâm bầu làng Đông cũng lớn lên từng lứa cây, đảm bảo là chứng nhân tuổi thơ cho nhiều người nhớ làng.
Biêng biếc màu trâm bầu Quê Choa.
Nguồn: Cu Làng Cát
Nhãn:
Sưu Tầm
Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012
Bí mật 30 năm
Phùng Quán làm bài thơ Lời mẹ dặn khi mình mới một tuổi ( 1957
), mặc dù bị cấm đoán lung tung nhưng đến năm 7 tuổi mình đã biết, còn được đọc cả bài thơ, đơn giản vì ba mình rất thích bài này. Cạnh nhà mình có bác Thông công an, hình như hồi đó bác làm trưởng hay phó ty công an tỉnh Quảng Bình, cũng rất thích bài này.
Khi nào hai cụ ngồi với nhau cũng đều nhắc đến Phùng Quán, Trần Dần. Có người thì hai cụ nói tiếng Pháp, vắng người thì các cụ cứ nói oang oang không kiêng dè gì, mặc kệ mình đứng ôm cột nhà hóng chuyện. Ba mình nói anh đem bài này giáo dục chiến sĩ công an là tốt lắm, bác Thông gật gù, nói đúng đúng. Bác Thông nói anh đem bài này vào sách giáo khoa dạy con nít cũng rất tốt, ba mình gật gù, nói đúng đúng.
Ba mình nhìn bác Thông cười cười, nói nếu trên bảo bắt Phùng Quán, anh có bắt không. Bác Thông cười cái hậc, nói tôi chấp hành nhưng trước khi chấp hành tôi sẽ phản đối. Rồi bác thở dài, nói tôi chỉ làm được có thế thôi, khó lắm khó lắm.
Đó là vài câu tiếng Việt mình nghe được, nhớ đến giờ. Còn thì hai cụ toàn nói tiếng Pháp, mình chẳng hiểu gì, chỉ lâu lâu lại nghe Phùng Quán Phùng Quản. Cái tính tò mò bẩm sinh, mình lục cho được bài thơ Lời mẹ dặn.
Còn bé chẳng thấy hay gì, chỉ thấy đúng.Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét/ Dù ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/ Dù ai cầm dao doạ giết/ Cũng không nói ghét thành yêu giống y chang ba mạ, cô thầy vẫn dạy, có gì đâu nhỉ ?
Sau này chơi thân với Phùng Quán, mình có kể cho anh nghe chuyện ấy, anh xuýt xoa tấm tắc khen bác Thông, nói công an mà như thế thì quá tuyệt vời. Khi đó anh mới kể bí mật mà anh đeo duổi chẵn ba chục năm vì bài thơ này.
Nghĩ cũng hay hay, bài thơ như một chân lý hiển nhiên ấy lại làm cho thời đó xôn xao, đi đâu cũng thì thào thì thầm, như vừa phát hiện gì ghê gớm lắm. Tất nhiên bài thơ bị qui chụp là biểu tượng hai mặt, là mưu đồ đen tối của lực lượng thù địch. Từ Bích Hoàng tương một bài “Vạch thêm những hoạt động đen tối của một số kẻ cầm đầu trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm” in trên Văn nghệ Quân dội số 5 ( 5/1958). Nghe thất kinh.
Anh Quán nói thực ra mình viết Chống tham ô lãng phí với Lờì mẹ dặn như những góp ý với Đảng thôi, vì mình nghĩ mình là chiến sĩ, mình không dám nói thật cho Đảng biết thì ai nói. Cho nên mới có câu này Trung ương Đảng ơi! /Lũ chuột mặt người chưa hết/ Đảng cần lập những đội quân trừ diệt/ Có tôi/ Đi trong hàng ngũ tiên phong! là mình nghĩ thế thật, khi đó Đảng hô một phát là mình vác súng xung phòng ngay, mưu đồ gì đâu.
Mình cười khì khì, nói mấy ông cũng dở hơi, nếu có mưu đồ ai lại dại đi nói với Đảng, làm thế hoá ra lộ thiên cơ à. Anh Quán cười cái hậc, nói thủa bé đến giờ mình cũng chẳng thấy lực lượng thù địch nào đi góp ý cho Đảng cả. Nó không chửi Đảng thì thôi, ngu gì lại đi góp ý.
Chuyện tưởng đến đó là xong, ai dè một tối ở chòi Ngắm sóng, anh rút tiền đưa mình, nói Lập đi mua cho anh chai rượu, anh kể chuyện này hay lắm. Chỉ chai rượu trắng với nhúm lạc rang, hai anh em ngồi gần sáng đêm. Anh Quán kể hồi đó phê phán chỉ trích đánh đấm anh rất nhiều, nhưng đánh đau nhất, độc nhất là bài thơ Lời mẹ dặn- thật hay không dài 112 câu của Trúc Chi, hình như in báo Nhân dân.
Mình hỏi Trúc Chi là ai, anh nói từ từ cái đã, rồi anh ngâm nga cả bài thơ, không quên một câu nào, chứng tỏ anh đã đọc đi đọc lại bài thơ này vài trăm lần là ít trong suốt mấy chục năm qua. Hồi này hễ ai bị phê ở báo Nhân dân, dù chỉ nhắc khẽ bóng gió một câu thôi, cũng cầm chắc là đời tàn. Thế mà cả bài thơ 112 câu dài dằng dặc, chụp mũ anh không thiếu một thứ gì.
Nào là Nó ghét chỗ thầy hiền bạn tốt/Nó yêu nơi gái điếm cao bồi/ Ghét những người đáng yêu của thiên hạ/Yêu những người đáng ghét của muôn người,/ Quen học thói gà đồng mèo mả/ Hoá ra thân chó mái chim mồi…
Nào là Theo lẽ thường: thì sét đánh không ngã/ Chắc trên đầu có cột thu lôi/ Nếm đường mật lưỡi không biết ngọt/ Chắc ăn tham vị giác hỏng rồi/ Nghề bút giấy đã làm không trọn/ Dùng dao khắc đá cũng xoàng thôi !…
Mình nói qui kết tàn bạo thế, anh không bị tù tội là may, cậu Tố Hữu có ba đầu sáu tay cũng đừng hòng giúp cháu. Anh Quán gật gù, nói đúng rồi, cho nên mình có trách Tố Hữu đâu. Đột nhiên anh nhìn thẳng vào mặt mình, nói hơn ba chục năm qua mình chỉ làm một việc là tìm cho ra Trúc Chi là ai.
Anh Quán trầm ngâm hồi lâu, uống hết chén rượu, nói sở dĩ mình quyết tìm cho ra Trúc Chi là ai, vì đời mình tan nát cũng chính ông này chứ không ai khác.Tìm để biết ông ta là ai, rứa thôi, ngoài ra không có ý chi hết. Khi đó nhiều người cho mình dại, tìm chẳng để làm gì, nhỡ người ta biết mình đang đi tìm, có khi mình lại thiệt thân.
Hồi đó cả nước chỉ có mỗi anh Trúc Chi làm thơ ở Hải Phòng, anh là cán bộ tập kêt, thỉnh thoảng lên Hà Nội vẫn gặp Phùng Quán chuyện trò rất vui vẻ. Phùng Quán đã đi tàu về Hải Phòng hỏi cho ra nhẽ. Trúc Chi cười buồn, nói anh nghĩ tôi là hạng người nào lại đi làm mấy trò khốn nạn đó.
Phùng Quán bế tắc, đôi khi nghi người nọ người kia nhưng tóm lại là không phải. Năm 1989, tình cờ có người bạn gửi cho anh tập thơ Một đôi vần của Trúc Chi do nxb Văn hoá dân tộc Việt Bắc ấn hành, trong đó in nguyên bài thơ Lời mẹ dặn- thật hay không, lời nói đầu cho biết Trúc Chi đó là Hoàng Văn Hoan.
Bí mật ba mươi năm đã giải toả, Hoàng Văn Hoan khi đó đã cư trú chinh trị tại Trung quốc. Anh Quán cười cái hậc, nói mình muốn gặp Hoàng Văn Hoan quá nhưng không sao gặp được. Mình nói anh gặp làm cái gì, anh nói để nói một câu, một câu thôi. Mình hỏi câu gì. Anh Quán uống một hơi cán chén, vuốt râu ngâm nga, nói anh Hoan ơi… ai quen học thói gà đồng mèo mả/ ai hoá ra thân chó mái chim mồi…
Nguyễn Quang Lập
Lời mẹ dặn
Phùng Quán
Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi
trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
Từ đấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.
Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không ! những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vờị
In lên vết son đỏ chóị
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
1957
Phùng Quán
Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi
trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
Từ đấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.
Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không ! những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vờị
In lên vết son đỏ chóị
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
1957
Nhãn:
Sưu Tầm
Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012
Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012
Vụ nổ xe máy ở Bắc Ninh: thủ phạm là em rể nạn nhân
TPO – Nguồn tin mới nhất từ cơ quan công an tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Đức Tiềm chính là hung thủ gây ra vụ nổ xe máy kinh hoàng ngày 1-12 khiến hai mẹ con chị Nguyễn Thị Quỳnh tử vong.
Nguyễn Đức Tiềm tại cơ quan công an. |
Đại tá Nguyễn Đăng Lợi, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh chủ trì cuộc họp báo về vụ án cài thuốc nổ vào xe máy làm chết người chiều 14-1. Cùng tham dự buổi họp báo còn có đại tá Nguyễn Công Nghiệp, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) tỉnh; đại tá Nguyễn Văn Vinh, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (CSHS).
Theo nhận định của đại tá Vinh, đây là vụ án giết người với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt mà cơ quan công an rất khó điều tra xác định. Tuy nhiên, tại hiện trường cơ quan công an đã phát hiện 2 mảnh kíp nổ từ đó làm căn cứ để triển khai điều tra, khoanh vùng đối tượng.
Theo điều tra của cơ quan công an, Nguyễn Đức Tiềm sinh năm 1978, ngụ ở thôn Kiên Đào, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, đã tốt nghiệp hệ tại chức ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội.
Tiềm lấy chị Nguyễn Thị Hồi - em gái út của anh Nguyễn Văn Quế (chồng nạn nhân Nguyễn Thị Quỳnh) và ở rể trong căn nhà ngang cạnh nhà anh Quế.
Sau khi sinh con, vợ chồng anh Quế ra ở riêng nhưng vẫn chung khu. Do mâu thuẫn cá nhân lặt vặt trong cuộc sống, đêm 30-11, Tiềm đã lén sang căn nhà nhỏ để xe của gia đình anh Quế để cài thuốc nổ vào xe máy chị Quỳnh.
Sáng hôm sau, chị Quỳnh đưa xe ra ngoài chở cháu Nguyễn Khánh Vân thì xe phát nổ, gây nên cái chết thương tâm cho cả hai mẹ con lẫn bào thai mới ba tháng tuổi.
Trong quá trình điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh còn làm rõ một vụ án cháy nổ xe khác cũng do Tiềm thực hiện trước đó tại Kinh Môn, Hải Dương vào ngày 18-6-2010 khiến L.Đ.T (làm việc ở nhà máy xi măng Hoàng Thạch) bị thương, mất chân trái. Vụ án trên, Công an huyện Kinh Môn đã điều tra nhưng vẫn chưa có kết quả. Hiện Công an tỉnh Bắc Ninh đang chuyển hồ sơ vụ án này lại cho CQĐT Công an huyện Kinh Môn.
Đại tá Nguyễn Đăng Lợi nhận định: đây là đối tượng có hiểu biết về thuốc nổ và có khả năng vận dụng để gây án. Tuy nhiên thực tế là Tiềm chưa từng học qua trường lớp nào về thuốc nổ.
Hiện trường nổ xe máy, cách cổng nhà chị Quỳnh vài mét. Ảnh: VnExpress.
Đến chiều qua, chính đại tá Lợi mới ký quyết định bắt Nguyễn Đức Tiềm. Sau khi áp dụng các biện pháp điều tra, sáng nay, CQĐT đã thực nghiệm hiện trường, buộc đối tượng diễn lại toàn bộ quá trình gài thuốc nổ vào chiếc xe. Trong vụ nổ xe máy của chị Quỳnh, Tiềm đã cài thuốc nổ TNT.
Theo CQĐT, mặc dù hai gia đình có cuộc sống độc lập, nhưng ở chung nhà, chung sân nên thường những mâu thuẫn nhỏ, điều qua tiếng lại, tích tụ lâu ngày. Đó là nguyên nhân chính gây nên vụ trọng án kinh hoàng này.
Về chi tiết vào ngày 6-12, một cán bộ thuộc Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an cho biết, các giám định viên đã xác định không có dấu vết thuốc nổ tại hiện trường vụ nổ xe máy, theo đại tá Lợi đây là nguyên tắc giữ bí mật trong quá trình điều tra. "Bởi nếu công bố trước, đối tượng sẽ quanh có chối tội gây khó khăn cho quá trình điều tra", đại tá Lợi nói.
Tuy nhiên, ông Lợi cũng giải thích rằng: "Lúc đó, chúng tôi cũng đã có thông báo trước là có dấu hiệu của vụ án hình sự".
Theo đại tá Vinh, ban đầu Tiềm quanh có chối tội. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn đấu tranh đối tượng đã phải thừa nhận hành vi của mình.
Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đức Tiềm về tội danh "giết người".
Diễn biến điều tra vụ nổ xe máy ở Bắc Ninh: - 7h sáng 1-12-2011, tại xã Nam Sơn, H.Quế Võ, Bắc Ninh, chị Nguyễn Thị Quỳnh (SN 1982) đang mang thai ba tháng vừa dắt xe máy Honda Super Dream ra cổng đưa con gái là Nguyễn Khánh Vân (SN 2007) đi học. Vừa thả trôi dốc được 5m, chị Quỳnh đề máy thì chiếc xe phát nổ khiến 2 mẹ con văng ra, cháy như đuốc. - 14h40 ngày 1-12, chị Quỳnh tử vong tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) do bị thương quá nặng. Bé Khánh Vân bị bỏng nặng, cụt chân trái và được cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức. - Chiều 2-12, Honda Việt Nam cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm ra nguyên nhân của vụ nổ bất thường này. - Chiều 5-12, Công an Bắc Ninh cho biết vẫn chưa thể khởi tố vụ án. Viện khoa học hình sự (Bộ Công an) đã vào cuộc để phân tích và giám định tang vật. - Cùng ngày, nhà chức trách xác định xe bị nổ ở vị trí bình ắc quy tiếp giáp với bình xăng; không có dấu hiệu cài mìn hay thuốc nổ nhằm ám hại, phá hoại. - Ngày 7-12, một tuần sau vụ nổ xe, Honda Việt Nam đánh giá đây là trường hợp nghiêm trọng và chưa từng xảy ra trước đây với sản phẩm của công ty này. - Sáng 8-12, sau thời gian điều trị chấn thương tại bệnh viện Việt Đức, bé Vân được chuyển sang Viện bỏng quốc gia chữa tiếp do bị bỏng đường hô hấp. - Cùng ngày, lãnh đạo Honda Việt Nam đến gia đình chị Quỳnh để thăm hỏi, chia buồn và trao 50 triệu đồng hỗ trợ gia đình. - Sáng 13-12, bé Khánh Vân đã tử vong tại bệnh viện do bị suy hô hấp, suy đa tạng, nhiễm khuẩn, nhiễm độc quá nặng. - Cùng ngày, Công an Bắc Ninh dựng lại hiện trường vụ nổ xe, và chưa thể khởi tố vụ án vì còn chờ kết luận nguyên nhân vụ nổ từ Viện khoa học hình sự. - Sáng 22-12, Công an Bắc Ninh khởi tố vụ án hình sự để làm rõ trách nhiệm những người liên quan vụ nổ xe máy. Trong khi đó, Honda Việt Nam cho biết, không thể tạo ra vụ nổ xe máy khiến hai mẹ con thiệt mạng. |
Tuấn Nguyễn
Nhãn:
TPO
Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012
Rau càng cua
Rau càng cua: Món rau ngon, vị thuốc quý
Thứ Bẩy, 09/04/2011, 12:45 PM (GMT+7)
Rau càng cua là loại rau hoang dại, mọc nhiều nơi, ăn sống hơi chua giòn ngon, rất có giá trị về dinh dưỡng.
Theo Đông y, rau có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện.
Đặc điểm của rau càng cua
Càng cua tên khoa họcPeperomia peliucida, ưa mọc nơi đất ẩm, mương rạch, vách tường khắp nơi ở nước ta, cao khoảng 20 - 40cm. Càng cua thường được người dân hái làm rau tươi bóp giấm, đặc biệt món rau ăn sống với ếch chiên, thịt bò xào tái, lươn om, ăn ngon lạ miệng, bổ mát… Trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, phosphor 34mg, kali 277mg, canxi 224mg, magiê 62mg, sắt 3,2mg carotenoid 4.166 UI, vitamin C 5,2mg, cung cấp cho cơ thể 24 calori.
Rau càng cua chứa nhiều chất vitamin C, carotenoid, là chất có vai trò tăng khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, bệnh về mắt, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cơ thể… Đây là rau chứa nhiều chất phosphor, canxi là chất có vai trò quan trọng giúp trẻ em phát triển bộ xương, ngăn ngừa còi xương và chữa loãng xương người lớn. Rau chứa nhiều chất sắt, ăn rất tốt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Rau còn chứa nhiều kali là chất rất cần cho sự hoạt động bình thường của cơ tim, sử dụng rất tốt cho bệnh tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, càng cua giàu chất magiê cũng là chất có vai trò chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp, và loãng xương. Càng cua là loại rau ít năng lượng, rất thích hợp cho người thừa cân nóng nhiệt.
Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt sinh táo bón, chứng thận hư âm hư, bàng quang nhiệt tiểu buốt gắt, và chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt.
Một số món ăn bài thuốc dùng rau càng cua
- Chữa phế nhiệt, viêm họng khô cổ khản tiếng: rau càng cua rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống ngày 50 - 100g.
- Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường) có kèm chứng miệng khô khát, táo bón: rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh, thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài lần.
- Chữa thiếu máu: rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn vài lần.
- Chữa tiểu gắt, tiểu khó: rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 - 200g.
- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.
- Chữa nhiễm trùng đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 - 150g sắc uống trong, bã đắp ngoài.
- Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.
Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.
Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
Theo Lương y Minh Phúc (Sức khỏe & Đời sống)
Nhãn:
Sưu Tầm
Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm - Kỳ 3: “Ảo thuật” dầu DO, FO
Đầu tư bãi pha chế dầu bẩn với quy mô lớn, một số doanh nghiệp vận tải đã xây dựng cả một “quy trình” tái chế, sang chiết, pha chế dầu “bẩn” hoạt động ầm ào suốt ngày đêm.
Trong nhiều tuần “nằm vùng” tại Q.7, TP.HCM, chúng tôi phát hiện bên cạnh những “điểm pha chế” xăng dỏm trên đường Đào Trí còn có một khu vực rộng cả chục ngàn mét vuông của doanh nghiệp Tấn Phong lúc nào cũng tấp nập xe bồn ra vào. Điều khác biệt là trong khi ở những nơi khác, xe bồn chỉ ghé vào 15 - 20 phút rồi phóng đi giao hàng, thì xe vào bãi của Tấn Phong thường “cố thủ” đến hàng giờ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, doanh nghiệp này có một đội xe bồn hùng hậu hàng chục chiếc để chở dầu DO, FO, chủ yếu mang đầu số 57K, biển số đều vào loại đẹp. Ngay cả những ngày các “bãi đáp” xung quanh thưa thớt xe đến “làm bùa” thì Tấn Phong vẫn nhộn nhịp xe ra vào.
Thâm nhập “căn cứ” dầu bẩn
Sát bãi đỗ này có một con kênh chạy ngang, nên chúng tôi phải canh thời điểm con nước xuống, men dọc tường, đi sâu ra phía sau để tiếp cận bãi nấu dầu. Mặc dù vậy, việc tiếp cận vẫn rất khó khăn vì tường bao kiên cố cao tới 3 mét. Bên trên gắn hàng rào sắt sắc nhọn, xung quanh cũng không có điểm tựa nào để leo vào. Sau nỗ lực vượt tường, chúng tôi nhảy xuống một bãi đất trống nhưng vẫn phải vượt thêm một bức tường nữa được xây chắn bên trong thì mới có thể quan sát hoạt động của xe bồn. Điểm đáng chú ý của bãi này là từ xa đã có thể nghe thấy tiếng máy phát nổ ầm ầm. Đập vào mắt chúng tôi là khoảng gần chục bồn chứa khổng lồ, mỗi bồn cao gần 2 mét, rộng 10 mét xếp san sát nhau. Từ khu vực bồn chứa này có một ống khói nối thẳng ra bên ngoài tường, không ngừng xả khói đen ngòm về phía dòng kênh. Trong vòng nửa tiếng, hàng chục lượt xe bồn tới tấp chở dầu về đây, rồi xả vào các bồn chứa. Một người đàn ông ngồi trên nóc bồn, quan sát việc nấu dầu thông qua nắp bên trên bồn chứa. Việc nấu dầu, pha trộn dầu kéo dài vài tiếng đồng hồ, sau đó, vài thanh niên bên dưới kéo những ống xả lớn nối từ các bồn bắt đầu nấu bơm dầu vào xe. Sau đó, lần lượt từng xe bồn rời “bãi pha chế” để đi giao hàng cho các cây xăng, xí nghiệp, nhà máy.
"Hóa dầu"
Petrolimex đề nghị khởi tố vụ án Trao đổi với Thanh Niên chiều 10.1, ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn xăng dầu VN (Petrolimex), cho biết các nhân viên trực thuộc hai công ty cổ phần của Petrolimex tại TP.HCM là Công ty cổ phần vận tải xăng dầu Petrolimex và Công ty cơ khí xăng dầu (Petrolimex nắm khoảng 30% vốn điều lệ) đã thừa nhận rút xăng dầu. Nhưng theo ông Dũng, trong báo cáo giải trình gửi về tập đoàn, các nhân viên này chỉ khẳng định rút ruột xe chở xăng mà không nói pha gì thêm vào xăng. “Việc có pha hay không phải điều tra để làm rõ. Petrolimex đã đề nghị cơ quan công an khởi tố vụ án. Chúng tôi xác định trước tiên đây là hành vi ăn cắp. Sau khi điều tra sẽ xác định rõ trách nhiệm”, ông Dũng nói và khẳng định, Petrolimex có quy trình giao nhận chặt chẽ từ kho về tới cửa hàng, công đoạn nào, cá nhân nào sai phạm khi điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm. Mai Hà |
Việc pha trộn dầu bẩn còn phổ biến và ngang nhiên hơn cả mặt hàng xăng, vì thường ít bị phát giác. Nhất là đối với dầu FO dùng đốt lò trong các nhà máy, xí nghiệp thì càng dễ pha trộn và trộn “cỡ nào, kiểu nào cũng được”. Bởi mọi dấu vết về chất lượng đều dễ dàng bị xóa khi đem vào lò đốt. Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá dầu của Tấn Phong bán cho các cây xăng, nhà máy, xí nghiệp thường rẻ hơn cả giá của các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối. Vì sau khi mua dầu từ doanh nghiệp đầu mối, bằng các thủ thuật tại bãi nấu dầu lậu như nói trên, Tấn Phong đã “phù phép” để hạ thấp chất lượng nhưng lại tăng cao số lượng dầu, từ đó giá cả mềm hơn mà vẫn đem lại lợi nhuận khổng lồ.
Được biết, bãi nấu dầu lậu này đã tồn tại nhiều năm. Dù hoạt động tấp nập, chưa kể các dấu hiệu dễ nhận biết như khói cuộn mù mịt và tiếng máy phát ì ùng bất kể ngày đêm, song không hiểu sao vẫn có thể “qua mặt” các lực lượng chức năng Q.7 suốt một thời gian dài. Để chắc chắn, chúng tôi đã đến Sở Kế hoạch - Đầu tư TP. HCM để xác minh giấy phép kinh doanh của Tấn Phong. Doanh nghiệp này chỉ có chức năng vận tải, mua bán xăng dầu. Về nguyên tắc, doanh nghiệp mua bán xăng dầu có quyền tích trữ hàng hóa, song hoàn toàn không được quyền tác động vào mặt hàng xăng dầu dưới mọi hình thức (như dùng nhiệt, nấu, pha chế, tái chế, sang chiết...).
Không chỉ gây nguy hại trực tiếp cho xe cộ bằng cách phá hủy nhanh chóng động cơ, máy móc, dầu bẩn còn gây ra những hậu quả khôn lường cho môi trường, vì trong quá trình nấu, pha chế sẽ liên tục thải ra bầu không khí những khói thải độc hại mà không hề qua bất kỳ hệ thống xử thải nào. Chưa kể, lượng dầu bẩn sau đó được đem chạy xe hoặc dùng trong các lò đốt lại tiếp tục gây nguy hại cho môi trường hơn rất nhiều so với sử dụng dầu sạch.
Kiểm tra quá trình pha trộn dầu - Ảnh: Phương Thanh - Trần Hơn Các xe chờ bơm dầu bẩn để giao hàng Xe xả dầu vào bồn chứa để nấu, pha chế Bơm dầu vào xe sau khi "làm bùa" |
Phương Thanh - Trần Hơn
Nhãn:
TNO
Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm - Kỳ 2: Hàng trăm nghìn lít mỗi ngày
Sau khi “làm bùa” tại các “điểm pha chế”, xe bồn công khai chở xăng dỏm đến giao hàng tại các cây xăng của TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Xăng dỏm khắp nơi
Chỉ tính riêng khu vực Huỳnh Tấn Phát - Hoàng Quốc Việt - Đào Trí (Q.7) với hàng chục chuyến xe bồn (16.000 lít) pha chế mỗi ngày, ước tính cứ một ngày có đến hàng trăm nghìn lít xăng “bẩn” được tung ra thị trường, bán hợp pháp tại các cây xăng.
Sau nhiều tuần phục kích tại các bãi pha chế xăng dầu dỏm, PV Thanh Niên bắt đầu đeo bám các xe bồn đến tận từng cây xăng. Việc bám theo không hề đơn giản, vì vừa ra khỏi “điểm pha chế”, tài xế xe bồn bắt đầu phóng bạt mạng nhằm "bù đắp" thời gian ghé qua các bãi đáp. Nhất là khi ra đến quốc lộ, xa lộ, ngã rẽ, không ít lần chúng tôi đã bị mất dấu. Chúng tôi đặc biệt chú ý và bám theo xe bồn 57K-8275 chở xăng của Công ty CP cơ khí xăng dầu (trực thuộc Petrolimex) đều đặn ngày nào cũng ghé “điểm pha chế” trên đường Hoàng Quốc Việt để “làm bùa”. Ra khỏi bãi đáp, xe phóng ra đường Huỳnh Tấn Phát, vượt cầu Tân Thuận qua Q.4, Q.1, nhanh chóng rẽ vào đường Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh rồi vòng ra Điện Biên Phủ, hướng về vòng xoay Hàng Xanh và rẽ vào đường Bạch Đằng. Lúc sau, xe giảm tốc độ, rẽ vào cửa hàng xăng dầu Petrolimex Bạch Đằng (469 Bạch Đằng, P.2, Q.Bình Thạnh) - cũng là cây xăng của Công ty CP cơ khí xăng dầu.
Chúng tôi nhanh chóng tấp vào quán cà phê “cóc” cạnh cây xăng để quan sát quy trình giao hàng và bí mật ghi hình. Việc kiểm tra diễn ra qua loa, nhân viên kiểm hàng của cây xăng chỉ nhìn lướt các hầm xăng, hầu như không để tâm đến việc niêm nhựa đã bị cắt ra và quấn lại tạm bợ. Khi nhận thấy sự quan sát chăm chú của chúng tôi, nhân viên cây xăng cùng tài xế nhanh chóng tiến đến gần để nhìn. Ngay sau đó, một người mặc đồng phục Petrolimex yêu cầu chúng tôi nhích ra phía ngoài với lý do “tránh đường cho xe ra vào”, dù vị trí ngồi của PV hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động cây xăng. Sau đó, liên tiếp có 3 nhân viên cây xăng kéo ghế ngồi ngay phía trước nhằm che khuất tầm nhìn của chúng tôi. Các nhân viên cây xăng này “nhạy cảm” một cách bất thường trước sự quan sát của người lạ!
Ngoài cây xăng Bạch Đằng, xe 57K-8275 còn cung cấp xăng dầu cho nhiều cây xăng khác trực thuộc Petrolimex, như cây xăng đại học Nông Lâm (QL1A, Q.Thủ Đức), Sông La (114/7A khu phố Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương), Tân Bình (cụm công nghiệp Tân Bình, P.Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương)...
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đeo bám xe 57K-9343 của Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải hàng hóa Hiếu Phương xuất phát từ kho B của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè đến “điểm pha chế” ở Q.7 rồi về giao hàng cho cây xăng Bình Chiểu (818 tỉnh lộ 43, khu phố 3, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức) - đây là cây xăng tư nhân làm đại lý cho PetroVietnam. Điều này cho thấy, xăng dỏm, xăng “bẩn” có thể tồn tại ở bất kỳ cây xăng nào dù lớn hay nhỏ, của nhà nước hay tư nhân.
Bất chấp để thu lợi
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, tài xế xe bồn có vô số mánh lới để che giấu thủ thuật “rút ruột” và pha chế xăng. Theo quy trình chuẩn, trước khi xuất hàng, bao giờ nhân viên tổng kho cũng giữ lại một mẫu xăng, khi xe đến cây xăng giao hàng, nhân viên đại lý tiếp tục giữ một mẫu khác để phòng khi sự cố xảy ra, cơ quan quản lý sẽ kiểm nghiệm và đối chiếu 2 mẫu xăng này. Do đó, tài xế thường “thủ” bằng cách chỉ “rút ruột” và pha chế 2 trong số 4 hầm đựng xăng trên xe, sau đó lấy mẫu xăng ở hầm không pha chế. Với thủ thuật này, khi đổ xăng từ xe “làm bùa” vào bồn chứa của cây xăng, lượng xăng từ 4 hầm sẽ hòa trộn vào nhau, và trộn lẫn với xăng sạch do các xe khác chở đến, lúc này “vàng thau lẫn lộn”, các cơ quan chức năng muốn truy trách nhiệm cũng “bất khả thi”. Tài xế còn “ăn gian” bằng cách thường giao hàng vào buổi trưa khi nhiệt độ tăng cao nhằm lợi dụng độ giãn nở của xăng. Với điều kiện đó, dù “rút ruột” hàng trăm lít xăng nhưng chỉ cần bù vào một lượng nhỏ chất lỏng khác, phần thiếu hụt còn lại sẽ được làm đầy khi xăng giãn nở bởi nhiệt.
Thực tế, xăng dầu trữ tại tổng kho vốn sạch, nhưng với quy trình kiểm soát lỏng lẻo, lượng xăng dầu này dễ dàng bị pha chế, “làm bùa” ở bất kỳ công đoạn nào trước khi thực sự đến được với người tiêu dùng, đặc biệt là ở công đoạn vận chuyển. Hiện nay, việc dùng niêm chì, niêm nhựa để quản lý chất lượng xăng dầu đã hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Vì thường có sự “bắt tay” giữa tài xế và doanh nghiệp vận tải (DNVT) với nhân viên kiểm hàng nên các xe đã đứt niêm chì vẫn có thể vô tư giao hàng tại cây xăng. Chưa kể, dân trong nghề vận tải có thể dễ dàng tìm mua đủ “bộ đồ nghề” từ niêm chì, niêm nhựa, đồ bấm niêm tại các chợ dân sinh
trên đường Nguyễn Công Trứ, Ký Con (Q.1)...
Đi sâu phân tích, sẽ thấy mánh làm ăn gian lận này đã mang lại món lợi khổng lồ cho tài xế và DNVT. Với mức “rút ruột” mỗi xe từ 400 - 500 lít, sau đó bán rẻ lại cho các “điểm pha chế” với giá 16.000 - 17.000 đồng/lít, cứ mỗi chuyến, tài xế có thể ung dung đút túi 7 - 8 triệu đồng. Nếu chạy thường xuyên, số tiền bất chính thu được có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng. Riêng các DNVT tư nhân được “ăn” đến 2 lần lợi nhuận. Bởi cùng với lợi nhuận từ hợp đồng vận tải xăng dầu cho khách hàng, các DNVT này đồng thời hưởng lợi bất chính từ việc “rút ruột” xăng dầu của những khách hàng đã bỏ tiền thuê mình chở hàng.
Xăng dỏm khắp nơi
Chỉ tính riêng khu vực Huỳnh Tấn Phát - Hoàng Quốc Việt - Đào Trí (Q.7) với hàng chục chuyến xe bồn (16.000 lít) pha chế mỗi ngày, ước tính cứ một ngày có đến hàng trăm nghìn lít xăng “bẩn” được tung ra thị trường, bán hợp pháp tại các cây xăng.
Ghi nhận của chúng tôi vào sáng qua 9.1, sau khi bài Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm đăng trên Thanh Niên, toàn bộ “điểm pha chế” trên đường Huỳnh Tấn Phát - Hoàng Quốc Việt - Đào Trí đều án binh bất động, hoàn toàn không thấy bóng dáng một chiếc xe bồn nào chạy qua, dù trước đó, khu vực này tấp nập xe bồn qua lại... Trước khi khởi đăng loạt bài hơn 1 tuần, PV Thanh Niên đã chủ động chuyển toàn bộ thông tin và tài liệu video clip về quy trình pha chế xăng dầu dỏm cho Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) - Bộ Công an, cơ quan phía Nam. |
Chúng tôi nhanh chóng tấp vào quán cà phê “cóc” cạnh cây xăng để quan sát quy trình giao hàng và bí mật ghi hình. Việc kiểm tra diễn ra qua loa, nhân viên kiểm hàng của cây xăng chỉ nhìn lướt các hầm xăng, hầu như không để tâm đến việc niêm nhựa đã bị cắt ra và quấn lại tạm bợ. Khi nhận thấy sự quan sát chăm chú của chúng tôi, nhân viên cây xăng cùng tài xế nhanh chóng tiến đến gần để nhìn. Ngay sau đó, một người mặc đồng phục Petrolimex yêu cầu chúng tôi nhích ra phía ngoài với lý do “tránh đường cho xe ra vào”, dù vị trí ngồi của PV hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động cây xăng. Sau đó, liên tiếp có 3 nhân viên cây xăng kéo ghế ngồi ngay phía trước nhằm che khuất tầm nhìn của chúng tôi. Các nhân viên cây xăng này “nhạy cảm” một cách bất thường trước sự quan sát của người lạ!
Xăng dỏm từ xe 57K-8275 giao cho cây xăng Bạch Đằng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: Phương Thanh - Trần Hơn |
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đeo bám xe 57K-9343 của Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải hàng hóa Hiếu Phương xuất phát từ kho B của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè đến “điểm pha chế” ở Q.7 rồi về giao hàng cho cây xăng Bình Chiểu (818 tỉnh lộ 43, khu phố 3, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức) - đây là cây xăng tư nhân làm đại lý cho PetroVietnam. Điều này cho thấy, xăng dỏm, xăng “bẩn” có thể tồn tại ở bất kỳ cây xăng nào dù lớn hay nhỏ, của nhà nước hay tư nhân.
Pha trộn xăng dầu |
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, tài xế xe bồn có vô số mánh lới để che giấu thủ thuật “rút ruột” và pha chế xăng. Theo quy trình chuẩn, trước khi xuất hàng, bao giờ nhân viên tổng kho cũng giữ lại một mẫu xăng, khi xe đến cây xăng giao hàng, nhân viên đại lý tiếp tục giữ một mẫu khác để phòng khi sự cố xảy ra, cơ quan quản lý sẽ kiểm nghiệm và đối chiếu 2 mẫu xăng này. Do đó, tài xế thường “thủ” bằng cách chỉ “rút ruột” và pha chế 2 trong số 4 hầm đựng xăng trên xe, sau đó lấy mẫu xăng ở hầm không pha chế. Với thủ thuật này, khi đổ xăng từ xe “làm bùa” vào bồn chứa của cây xăng, lượng xăng từ 4 hầm sẽ hòa trộn vào nhau, và trộn lẫn với xăng sạch do các xe khác chở đến, lúc này “vàng thau lẫn lộn”, các cơ quan chức năng muốn truy trách nhiệm cũng “bất khả thi”. Tài xế còn “ăn gian” bằng cách thường giao hàng vào buổi trưa khi nhiệt độ tăng cao nhằm lợi dụng độ giãn nở của xăng. Với điều kiện đó, dù “rút ruột” hàng trăm lít xăng nhưng chỉ cần bù vào một lượng nhỏ chất lỏng khác, phần thiếu hụt còn lại sẽ được làm đầy khi xăng giãn nở bởi nhiệt.
Xăng dỏm từ xe 57K-9343 giao cho cây xăng Bình Chiểu (Q.Thủ Đức, TP.HCM) |
trên đường Nguyễn Công Trứ, Ký Con (Q.1)...
Nhân viên cây xăng Sông La (Bình Dương) chỉ kiểm tra qua quýt xe 57K-8275 |
Ăn cắp xăng dầu ngay ngoài đường Tình trạng “rút ruột” xăng dầu không chỉ diễn ra bên trong các điểm dịch vụ mà còn được thực hiện ngang nhiên ngoài đường. Theo đúng “quy trình của ông chủ” là phải đưa xe chạy thẳng từ tổng kho tới bến bãi mới thực hiện việc rút trộm, pha trộn, thì một số tài xế của DNVT tư nhân không ngần ngại đỗ xe ngay dọc đường. Sau đó, vài người đàn ông tại các điểm đầu nậu thu mua xăng dầu lẻ bên lề đường nhanh chóng cùng tài xế xách can chui xuống gầm xe, tháo van xả xăng dầu vào đầy 4 - 6 can loại 50 lít. Động tác này diễn ra một cách thuần thục chỉ trong vòng ít phút rồi tài xế lại phóng xe bạt mạng tới kho bãi của DN để “rút ruột” lần hai trước khi pha trộn. Trong nhiều ngày theo dõi trên các tuyến đường Q.7 chúng tôi thường xuyên chứng kiến cảnh các tài xế xe bồn ngang nhiên “rút ruột” xăng dầu ngoài đường kiểu này. |
Phương Thanh - Trần Hơn
Nhãn:
TNO
Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012
Nhớ đồng
Nguyễn Quang Lập
Tôi chỉ có một cánh đồng để nhớ, đó là cánh đồng làng Đông. Quê tôi không có đồng, chỉ có dăm ba thửa ruộng còn lại là sông và cát. Chỉ đến khi nhà tôi sơ tán lên làng Đông năm 1965, tôi mới thực sự biết đến cánh đồng.
Cánh đồng làng Đông rất lạ. Ở cái nơi bán sơn địa của miền Trung, đầu kê núi chân gác cát, lại có một cánh đồng màu mỡ, giống như một cánh đồng của Nam Bộ còn lưu lại sau cuộc di dời đất và nước vô tận của Tạo hóa, có bãi tràm và rặng trâm bầu, có mai vàng và lúa trời, và cá ngập nước và chim đầy trời. Đến khi lớn lên, đọc đi đọc lại Đất rừng phương Nam, gặp được cụ Đoàn giỏi, ngồi nói chuyện với cụ trong quán cóc đường Bà Triệu, tôi kể cho cụ nghe về cánh đồng que tôi, cụ trố mắt ngạc nhiên, chép miệng nói đi nói lại lạ vậy ha, lạ vậy ha.
Đồng làng Đông chỉ là một phần của cánh đồng mênh mông của bốn xã làng Phù Lưu, trung Thuần, làng Đông và làng Xá. Nó rộng đến nỗi đi một vòng quanh đồng phải mất trọn một ngày. Ây là đi nhanh, nếu thong thả rông chơi cũng phải hết ba ngày. Mặt trời mọc từ sau rặng trâm bầu kéo dài từ làng Đông đến làng Pháp Kệ và lặn ở cuối cánh đồng, sau dãy đồi đầy sim và ổi làng Trung Thuần. Thế giới tuổi thơ tôi là vậy. Giống như mọi đứa trẻ làng Đồng khác, thế giới của tôi chỉ có ngôi làng và cánh đồng, chỉ có vậy thôi mà đi hoài không hết, sống hoài không chán.
Tôi đã sống trọn vẹn cả tuổi thơ với cánh đồng làng Đông, từ tuổi lên mười đến tuổi hai mươi, từ thuở con gái con trai cởi truồng nhảy xuống bờ mương bơi lội tung tăng, đến khi ngắt một bông hoa rau muống đặt vào tay bạn gái đêm trăng non vàng ửng. Mới đó đã hơn ba mười năm. Hơn ba chục năm xa đồng, mải mốt làm ăn không mấy khi nhớ, đến khi già rồi chẳng còn đi đâu được, lắm khi ngồi một mình ngoảnh mặt về quê, lúc ấy mới da diết nhớ đồng.
Tôi nhớ màu lúa non xanh mướt, màu lúa chín vàng rộm, màu rơm rạ hươm vàng và màu trắng phau những đàn cò trên những bờ mương, những cồn đất. Trong hầu hết các giấc chiêm bao của tôi, dù là xảy ra ở đâu tôi cũng thấy trời cao xanh ngắt, bình mình rựng hồng, hoàng hôn chín đỏ, trăng vàng chanh rải khắp cánh đồng, ấy là màu tuổi thơ tôi được hưởng.
Và mùi nữa, trong các giấc chiêm bao tôi cũng có mùi. Mùi ngọt thanh sáng sớm , mùi khê cháy buổi trưa, mùi hoi nồng chiều tối. Đến khi đêm về, hầu như các mùi đều kết tủa hoặc bay tỏa đi đâu mất, chỉ còn mùi vỏ chanh, mùi bưởi ngây ngất chim nổi dưới ánh trăng và bóng cây tình tứ.
Tất nhiên không thể thiếu những âm thanh. Tiếng chim không bao giờ ngưng nghỉ, rộn lên suốt ngày đêm, cho đến khi cả cánh đồng đã chìm trong giấc ngủ thì tiếng bìm bịp gọi bầy, tiếng cuốc cuốc gọi bạn vẫn không hề tắt.
Có một âm thanh rất lạ, có lẽ khắp miền Trung không nơi nào có, ấy là tiếng cá quẫy. Mùa nước rặc, trong các ruộng lúa đều đầy ắp cá, mỗi một dấu chân người đều có cá, chúng thi nhau đánh mình lóc bóc. Vào những buổi chiều yên ắng, khắp cánh đồng nổi lên thứ âm thanh của bộ gõ bị nhúng nước, ai không quen không thể tin nổi đó là bản nhạc cá của cánh đồng. Lóc bóc lóc bóc khi thưa thớt gần gần xa xa, lời thì thầm bí mật của đồng quê. Lóc bóc lóc bóc khi dậy lên những sóng âm trầm kéo dài miên man, khúc xô nát đồng quê hạnh phúc râm ran mùa lúa chín.
Hễ nhớ đồng là nhớ tiếng cá quẫy. Cá làng Đông nhiều lắm, người ta bảo cơm làng Xá cá làng Đông. Nhiều nhất là cá rô, cá lóc. Đứng trên cống đầu làng thấy chúng nó đi từng đàn đen đặc. Mùa khô làm hố nhảy, tát bờ mương, một ngày có thể thu về cả tạ cá. Mùa nước nổi người lớn cất vó, không một lần cất vó nào không có cả. Chỉ cần cất vó một giờ có cả một rổ cá. Trẻ con vớt ốc, câu tôm. Ốc bươu làng Đông thơm ngon như ốc bươu Hồ Tây, khi nước về trắng đồng cũng là khi ốc bươu không rõ từ đâu kéo về nổi lênh phênh từng đám dọc rìa làng. Trẻ con tung tăng cầm cái rổ đi vớt ốc, chỉ trong chốc lát là đầy rổ. Vớt cho vui thôi chứ chẳng mấy ai ăn, tôm cá làng Đông thiếu gì, rồi còn ếch, lươn, cua đồng nữa, nhiều lắm.
Chim chóc làng Đông cũng rất nhiều, rừng trâm bầu sau làng giống như sân chim Cà Mau, có vài chục loại chim thường xuyên trú ngụ nơi đây. Vào mùa trái Trâm bầu chín, chim bay về rợp trời, đậu kín trong các vòm cây trâm bầu. Nếu quăng một mẻ lưới trùm một khóm cây thể nào cũng bắt được vài trăm con chim sẻ. Chim đậu đầy rừng trâm bầu, tràn ra cả cánh đồng, chen nhau trong những cây rưới, cây cừa. Nhớ những buổi trưa chui vào dưới cây nằm nghe chim rủ rỉ nói những gì rồi thiếp đi, khi tỉnh dậy thấy toàn thân dính đầy phân chim, vừa tức vừa tức cười. Chuyện có vậy thôi, thế mà bây giờ nhớ lại chuyện ấy lắm khi không cầm được nước mắt.
Chỉ vậy thôi làm sao khóc? Bởi vì tất cả đã không còn. Tết năm ngoái tôi trở về làng Đông sau 36 năm phiêu bạt, náo nức được gặp cánh đồng tuổi thơ bao nhiêu càng sững sờ bấy nhiêu khi trước mắt tôi tất cả đã không còn. Không còn những đàn cò rợp trắng trời chiều, chỉ một con thôi cũng không thấy. Không còn những con sáo ngủ trên lưng trâu, những con quạ ngủ giữa lưng chừng trời, đàn chim sẻ ngủ trong gốc rưới, cả những còn chuồn chuồn vẫn ngủ yên trên bờ rào cũng không. Rừng trâm bầu sau làng biến đâu mất, những rặng mai vàng cũng không còn, cả bãi tràm cũng biến mất. Cánh đồng tàn tạ bạc phếch một màu, cánh đồng thiếu nước khô nứt nẻ, không còn tiếng lóc bóc cá quẫy mình, hình như tất cả đã về trời, tuyệt không ai có thể bắt được một con cá chép, những con cá rô cũng rất khó kiếm. Ngay cả những con ốc cũng đã biến đi đường nào, đến cóc nhái cũng không nốt. Kì lạ thay.
Buổi chiều đứng với Diệp, người bạn học thuở ấu thơ, rưng rưng nhìn ra cánh đồng vắng hoe, tôi hỏi vì sao lại thế. Diệp bỗng giật mình rơi phịch xuống đất, ôm ngực ho rũ rượi, nói đồng làng mình già rồi, sắp chết rồi. Diệp ngồi bó gối ngước lên nhìn tôi, đôi mắt trũng sâu đờ dại, nói thôi đừng nhắc chuyện ngày xưa Lập ạ, cũng đừng hỏi vì sao Lập ơi, nếu không lũ trẻ bỏ làng mà đi hết.
Nhãn:
Fr. quechoa
Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012
Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm
Bơm chất lỏng vào bồn xăng |
Xem video clip |
Những bãi đáp bất thường
Những ngày đầu đeo bám theo các xe bồn xuất phát từ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, chúng tôi đã rất ngạc nhiên không hiểu nhiều khu vực vắng vẻ, thưa thớt dân cư tại các cung đường Hoàng Quốc Việt, Đào Trí, Huỳnh Tấn Phát... (Q.7) “có cái gì” hấp dẫn mà các tài xế đều tranh thủ đưa xe ghé qua với hành tung bí hiểm.
Một đặc điểm chung của những bãi đáp này là rất kín cổng cao tường, phía trước cũng không hề ghi địa chỉ hay tên doanh nghiệp. Trước cổng ra vào luôn có một số thanh niên mặt mày bặm trợn cảnh giới, đi qua đi lại, láo liên quan sát không cho bất cứ người lạ nào có cơ hội tiếp cận. Khi thấy xe bồn quen vừa trờ tới, những người này nhanh chóng mở cổng để xe chạy thẳng vào trong và cánh cổng được đóng lại gần như ngay lập tức.
Điểm mặt những xe bồn “làm bùa” Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi chứng kiến hàng loạt xe bồn ghé vào “trạm pha chế” với các thủ thuật tương tự. Chẳng hạn các xe 57K-7617, 57H-2316, 51E-003.28, 57M-0456 (trực thuộc Petrolimex), 57K-9343 (thuộc Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải hàng hóa H.P), các xe 51E-024.90, 57K-5052, 57K-5660... Trong hơn nửa tháng đeo bám “trạm pha chế” này, chúng tôi ghi nhận trong khi các xe khác cách ngày hoặc vài ngày mới ghé một lần, thì riêng xe 57K-8275 của Công ty cơ khí xăng dầu ngày nào cũng vào đây pha chế. |
Trong nhiều ngày quan sát bên ngoài, chúng tôi ghi nhận xe bồn của các hãng xăng dầu lớn như Tổng công ty xăng dầu VN (Petrolimex), Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu (trực thuộc Petrolimex), lẫn xe bồn của các doanh nghiệp vận tải được thuê để chở xăng dầu cho các cây xăng như H.P, H.N, T.P, N.B... đều ghé các bãi đáp này một cách bất thường.
Vào vai thợ bẫy chim lật tẩy “quy trình pha chế”
Các bãi đáp đều được canh phòng cẩn thận nên chúng tôi mất rất nhiều thời gian để tìm cách tiếp cận. Có lẽ ông chủ của các bãi đáp này đều đã có sự tính toán kỹ lưỡng để tránh mọi sự dòm ngó. Hơn chục địa điểm mà chúng tôi phát hiện không chỉ kín cổng cao tường, lau sậy um tùm che khuất mọi tầm nhìn, mà xung quanh cũng không có công trình cao tầng nào để có thể phóng tầm mắt quan sát các hoạt động bên trong.
Sau nhiều ngày suy tính, chúng tôi quyết định tiếp cận trực tiếp. Để tránh nghi ngờ của đội ngũ cảnh giới, từ 5 giờ sáng, chúng tôi đóng vai thợ bẫy chim, tay xách lồng chim mồi, vai đeo túi đựng thang dây. Kiên nhẫn chờ đến lúc những người canh gác không để ý, chúng tôi lách ra phía sau, men theo bãi lau sậy dọc đầm lầy, tiếp cận bức tường cao gần 3 mét, dùng thang để vượt tường. Toàn bộ khuôn viên bên trong rộng vài trăm mét vuông, chất đầy thùng phuy, bồn chứa, can nhựa, máy bơm nước...
Từ phía cổng, chiếc xe bồn mang biển kiểm soát 57K-8275 (của Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu, trực thuộc Petrolimex) vội vã tiến vào khu vực chúng tôi đang quan sát. Xe vừa dừng, rất nhanh chóng, một người đàn ông trong xe trèo lên, cúi xuống một góc của xe cầm lên chiếc kéo. Một cách thuần thục, người này dùng kéo cắt đứt niêm (loại niêm nhựa) của 2 trong số 4 hầm chứa xăng rồi lần lượt mở nắp hầm. Ở bên dưới, 2 người đàn ông chờ sẵn vội vã tháo ống bơm quấn dưới xe ra, xả đầy xăng vào 8 can nhựa loại 50 lít. Sau đó, người bên dưới kéo một ống dây từ máy bơm, đưa lên phía trên nóc xe. Người ở trên nhanh nhẹn cầm lấy ống, bơm vào từng hầm một loại chất lỏng khá trong.
Sau khi áng chừng lượng bơm vào tương đương với lượng xăng vừa rút ra, người ở trên tiếp tục chụp lấy một bình loại 1 lít (hoặc xô) do người bên dưới chuyền lên, rồi đổ chất trong bình vào các hầm xăng trên xe. Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, người này đóng nắp hầm lại, dùng kéo cắt bỏ phần dây của niêm nhựa đã bị cắt đứt trước đó, chỉ giữ lại miếng nhựa có ghi số niêm, rồi xâu một sợi dây khác qua và quấn niêm vào nắp hầm như cũ.
Toàn bộ quy trình trên diễn ra rất nhanh, thao tác của những người này cũng hết sức nhuần nhuyễn, kể cả thời gian xe bắt đầu vào đến khi ra khỏi “trạm pha chế” chỉ mất 15 - 20 phút. Xe vừa đi khỏi, người trong bãi liền nhanh chóng trút từng can xăng vào các thùng phuy và bồn chứa lớn, chờ giao lại cho “lực lượng vận chuyển thô sơ” xuất hiện ngay sau đó. (Còn tiếp)
Dùng kéo cắt niêm nhựa trên nắp hầm chứa xăng Bơm chất lỏng vào hầm để bù cho lượng xăng đã rút bên dưới Lần lượt đổ vào từng hầm một lượng chất lỏng - Ảnh: Phương Thanh - Trần Hơn |
Phương Thanh - Trần Hơn
Nhãn:
TNO
Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012
Học sinh Hà Nội sẽ được nghỉ tết 11 ngày
(GDVN) - Theo dự kiến, HS khối THPT sẽ được nghỉ tết 11 ngày, riêng HS khối các trường TCCN sẽ được nghỉ Tết 16 ngày.
Sở GD&ĐT Hà nội cho biết, dự kiến lịch nghỉ Tết đối với cán bộ, giáo viên, học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Bổ túc văn hoá và Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, Trung tâm GDTX. Dự kiến thời gian nghỉ từ ngày 19/1/2012 đến hết ngày 29/1/2012.
Ảnh minh họa NLĐ Oline. |
Đối với cán bộ, giáo viên, học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp dự kiến được nghỉ từ ngày 14/1/2012 đến hết ngày 29/01/2012. Công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc Sở GD&ĐT và các phòng GD&ĐT được nghỉ Tết bắt đầu từ 22/1/2012 đến 29/1/2012. Đây là thời gian vừa được Sở GD&ĐT Hà Nội trình lên UBND thành phố Hà Nội.
Trong tờ trình gửi UBND thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các đơn vị, trường học tổ chức đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm. Tuyệt đối không sử dụng kinh phí của ngân sách Nhà nước, của tập thể hoặc có nguồn gốc từ ngân sách để biếu, tặng cho các tổ chức hoặc cá nhân dưới mọi hình thức. Thực hiện nghiêm việc không dùng rượu ngoại để chiêu đãi, tiếp khách; không sử dụng xe công để phục vụ các hoạt động của cá nhân.
Các đơn vị cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục và cho học sinh, sinh viên ký cam kết, nghiêm túc thực hiện các nội dung: không tụ tập, tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép; không có các hành vi gây cản trở giao thông, không bị kích động, lôi kéo gây rối trật tự công cộng; không tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ.
Xuân Trung
Nhãn:
giaoduc.net.vn
Ông tổ gà rán KFC khởi nghiệp lại ở tuổi 60
Sau khi phá sản, ở độ tuổi lục tuần, ông tổ gà rán KFC đi dọc đất nước để tìm kiếm sự hợp tác. Bị từ chối 1.009 lần nhưng Harland Sanders chưa bao giờ nản chí. Đam mê đã giúp ông tiếp tục dấn bước ngay cả khi thất bại.
Nhiều người nghĩ rằng họ cần đợi cho đến khi có đủ vốn, đủ lực rồi mới bắt đầu khởi nghiệp, nhưng Sanders thì khác. Không nhiều tiền, không có văn phòng và bất kỳ nhân viên nào ngoài người vợ thân yêu, ông vẫn theo đuổi niềm đam mê của mình. Và cuối cùng, ông đã thành công. Kinh nghiệm của Sanders đã mang lại một bài học quý giá, đó là, những gì bạn có không bao giờ là quá ít để bắt đầu.
Không sinh ra trong một gia đình giàu có, Harland Sander mồ côi cha năm 6 tuổi. Năm 1896, thân phụ của ông Harland qua đời nên người mẹ phải lao động để trang trải cho gia đình. Vào cái tuổi lên 6, cậu bé Harland đã phải lo lắng việc chăm sóc cho các em nhỏ của mình và làm rất nhiều công việc bếp núc. Một năm sau đó cậu đã thành thạo một vài món ăn địa phương. Trong suốt 30 năm sau, Sanders đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau, từ người điều khiển giao thông đến nhân viên đại lý bảo hiểm, nhưng trong suốt thời gian này, trình độ nấu ăn của ông vẫn không hề thay đổi.
Không sinh ra trong một gia đình giàu có, Harland Sander mồ côi cha năm 6 tuổi. Năm 1896, thân phụ của ông Harland qua đời nên người mẹ phải lao động để trang trải cho gia đình. Vào cái tuổi lên 6, cậu bé Harland đã phải lo lắng việc chăm sóc cho các em nhỏ của mình và làm rất nhiều công việc bếp núc. Một năm sau đó cậu đã thành thạo một vài món ăn địa phương. Trong suốt 30 năm sau, Sanders đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau, từ người điều khiển giao thông đến nhân viên đại lý bảo hiểm, nhưng trong suốt thời gian này, trình độ nấu ăn của ông vẫn không hề thay đổi.
Ông tổ thương hiệu gà rán KFC - Harland Sanders. |
Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Vì lúc ấy ông chưa có nhà hàng nên những vị khách phải ăn trên những chiếc bàn đặt tại trạm xăng của khu phố nhỏ bé. Sau đó ông lại tạo ra một món ăn gọi là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn. Ông gọi nó là “Buổi ăn tối ngày chủ nhật, bảy ngày trong một tuần”.
Tuy nhiên, đến năm 1950, một dự án về đường cao tốc liên bang và sự xuống dốc của nền kinh tế buộc Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, tiểu bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Tự tin vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã vào tuổi 60, với 105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận được, ông vẫn lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ.
Trong chuyến đi dọc đất nước, Sanders đã bị từ chối 1.009 lần. Ban đầu, chỉ một số ít ông chủ nhà hàng thấy họ có lợi nếu mua công thức mà Sanders đang bán. Dave Thomas, sau này là người lập ra Wendy - chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh chuyên về bánh hamburgers, là một trong những khách hàng đầu tiên của Sanders. Nhưng không phải dễ dàng mà Sanders có được mối quan hệ làm ăn đó. "Lúc đầu, tôi rất băn khoăn về việc tại sao chúng tôi lại mất tiền cho một ông già như thế", Dave kể. Tuy nhiên, lòng đam mê và sự kiên định của Sanders đã thuyết phục được Thomas và hàng trăm cơ sở kinh doanh khác.
Dường như kể từ khi bắt tay vào kinh doanh món gà rán, Sanders chẳng còn đam mê với điều gì khác nữa. Ông không bao giờ chơi golf hay quần vợt. Chẳng có sở thích nào khác ngoài kinh doanh đồ ăn nhanh có thể lôi cuốn được ông. Năm 1935, để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang Kentucky, Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu "Kentucky Colonel" - Đại tá danh dự bang Kentucky. Bốn năm sau, những thiết lập ban đầu của ông đã được liệt kê trong danh sách Duncan Hines “Khám phá những món ăn ngon”.
Dường như kể từ khi bắt tay vào kinh doanh món gà rán, Sanders chẳng còn đam mê với điều gì khác nữa. Ông không bao giờ chơi golf hay quần vợt. Chẳng có sở thích nào khác ngoài kinh doanh đồ ăn nhanh có thể lôi cuốn được ông. Năm 1935, để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang Kentucky, Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu "Kentucky Colonel" - Đại tá danh dự bang Kentucky. Bốn năm sau, những thiết lập ban đầu của ông đã được liệt kê trong danh sách Duncan Hines “Khám phá những món ăn ngon”.
Khi nhu cầu và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng về thức ăn lên cao, ông đã di chuyển nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất của mình. Trong một thập kỷ sau, ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày hôm nay.
Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông tự phát triển và thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở Mỹ và ở Canada. Năm 1964 ông đã bán phần lợi nhuận 2 triệu USD của mình trong công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky.
Dưới sự quản lý của người sở hữu mới, tập đoàn Gà rán Kentucky đã phát triển nhanh chóng. Công ty đã thực hiện cổ phần hóa ra công chúng vào năm 1966 và được liệt kê trên thị trường chứng khoán New York vào năm 1969 và được mua lại bởi PepsiCo vào năm 1986. Đến năm 1997 PepsiCo đã chuyển hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả nhãn hiệu KFC, sang một công ty về nhà hàng độc lập, gọi là Tricon Global Restaurant. Ngày nay, công ty nhà hàng (hiện giờ được gọi là tập đoàn Yum!Brands) là tập đoàn lớn nhất thế giới về số lượng cửa hàng với gần 35.000 cửa hàng trên khắp 110 quốc qua.
Tại Việt Nam sau 14 năm hoạt động, KFC đã trở thành một cái tên quen thuộc với người tiêu dùng. |
Sự đam mê và cống hiến của Sanders là một nguồn động viên lớn đối với toàn bộ đội ngũ nhân viên của KFC. Một ông chủ cửa hàng từng nói: "Nếu mỗi năm tôi không mở một cửa hàng mới, tôi sẽ cảm thấy tôi đang bị Sanders nhấn chìm".
Sanders là một người tỉ mỉ và thể hiện điều đó trong mọi việc ông làm. Ông biết đồ ăn ngon và việc tiếp thị có thể là không đủ với khách hàng. Ông đảm bảo mỗi cửa hàng đều duy trì tiêu chuẩn cao nhất về độ sạch sẽ và phục vụ khách hàng tốt nhất. Mọi thứ được sơn trắng để bất kỳ vết bẩn nào cũng bị phát hiện và xử lý ngay lập tức. Ông cũng là một trong những người kinh doanh nhà hàng đầu tiên đặt các lỗ giữa tường nhà bếp và phòng ăn để cho khách hàng nhìn thấy bếp và các món ăn được chuẩn bị như thế nào.
Đặc biệt sau khi chế biến xong, ông đến chỗ khách dùng món gà rán của mình và làm cái mà ông gọi là "Coloneling" để đảm bảo khách hàng hài lòng với món ăn và sự phục vụ. Ông đã bán bí quyết của mình với giá là 5 xu trên mỗi miếng gà bán tại các đại lý, và hầu hết các cuộc làm ăn được giao kèo chỉ với một cái bắt tay. Với Sanders, thái độ phục vụ, chất lượng và độ sạch là những ưu tiên hàng đầu với bất kỳ cơ sở nào. Ông muốn mọi thứ phải được thực hiện đúng cách. Dù đó đơn thuần là việc lau sàn hay chỉ cho người đầu bếp cách chuẩn bị nước sốt đặc biệt. Không có việc gì trong một nhà hàng mà Sanders không sẵn sàng làm.
Năm 1964, ở tuổi 74, Sanders có hơn 600 đại lý kinh doanh thịt gà ở Mỹ và Canada. Khi mất ở tuổi 90, ông đã du lịch 250.000 dặm mỗi năm để ghé thăm những cửa hàng ăn KFC trên khắp thế giới.
Sự chú ý của Sanders tới từng chi tiết đã khiến ông thu hút được số lượng khách hàng trung thành đáng kể. Họ biết rằng Sanders là đại diện cho một thương hiệu mà họ có thể tin cậy.
KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia. Tại Việt Nam sau 14 năm hoạt động, KFC đã trở thành một cái tên quen thuộc với người tiêu dùng. Hiện, KFC có hơn 3.000 lao động, trải dài khắp 19 tỉnh, thành, hàng năm thu hút khoảng 20 triệu lượt khách trong nước, chiếm khoảng 60% thị trường thức ăn nhanh Việt Nam.
UNQUOTED
--
--
99 - 1.jpg |
Nhãn:
Fr KimThanh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)