Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

HỌC SINH GIỎI QUÊ TA






      Nguyễn Lập Sơn, Cháu nội cụ Nguyễn Tiến Bội, con ông Nguyễn Anh Tuấn, học sinh giỏi, thi đỗ 2 trường đại học. Đại học Y Hà Nội đạt 27,5 điểm. Đại học Xây dựng Hà Nội  đạt 27 điểm. Em đã chọn trường Y để học. Em có dáng người cao 1,82 ( tuyệt đẹp), ít nói, vẫn còn hay ngượng. Bác cháu gặp nhau vào ngày 04/11/2012 tại buổi khánh thành sửa chữa nhà thờ họ Nguyễn Khổng Minh và húy nhật Tổ Tỷ.  Đây là 3 kiểu ảnh bác chụp  ghi nhận buổi gặp này. Bác cũng có đọạn clip ghi lại một chút phỏng vấn sẽ đưa vào đây ở phần sau.. Cháu là một tấm gương học tập cần được nhân rộng trong phong trào khuyến học làng ta.


Tại sân nhà ông nội


 Đoạn clip phỏng vấn Nguyễn Lập Sơn

http://www.youtube.com/watch?v=JN-D_t-5Du4&feature=youtu.be

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Ỷ Lan phu nhân



Ỷ Lan phu nhân

Bấy giờ, Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai nối dõi, Nhà vua và triều đình rất buồn phiền thường đi cầu tự ở các đền chùa trong nước.

Một hôm, trăm quan rước xe vua Lý Thánh Tông đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Hà Bắc). Nhân dân các làng ven đường, gái trai già trẻ đều đổ ra xem.

Riêng cô gái nghèo làng Sủi thì lại khác thường. Lòng cô dửng dưng trước đám rước vua. Xa xa, nghe tiếng chiêng trống khua vang, tiếng quân lính hò thét, tiếng nhân dân hò reo, cô vẫn không ngừng tay hái lá, vẫn miệt mài trong chốn nương dâu. Tới khi xe vua đến gần chị em bạn bỏ chạy ra đường xem đám rước, cô mới tạm ngừng tay trong giây lát. Nhưng cô cũng không rời nương dâu, chỉ đứng tựa gốc cây, mắt lơ đãng nhìn xa ….

Thấy bóng cô thôn nữ một mình thấp thoáng trong ngàn dâu xanh ngắt, Lý Thánh Tông lấy làm lạ, sai quân lính đòi cô đến trước xe hỏi chuyện. Thôn nữ bước tới xe vua, quì tâu :

- Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm việc đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng mẹ cha, không dám mong đi xem rước và nhìn mặt rồng.

Thấy cô gái xinh đẹp, ăn nói dịu dàng, ông vua hiếm con liền truyền đưa cô về kinh (Thăng Long).

Vua sai xây một cung riêng cho cô ở (tương truyền sau này là chùa Kim Cổ, nay là số nhà 73 - phố Ðường Thành - Hà Nội), đặt là cung Ỷ Lan và gọi cô là Ỷ Lan Cung phi. Cái tên Ỷ Lan (dựa gốc Lan) đặt ra để ghi lại sự tích nhà vua gặp người đẹp đứng tựa gốc cây ngày nào bên quê Bắc.

Ít lâu sau, Ỷ Lan sinh con trai (sau là Lý Nhân Tông). Lý Thánh Tông càng yêu quí nàng gấp bội. Nàng được tôn làm Ỷ Lan nguyên phi (đứng đầu các phi, sau hoàng hậu) ; con trai nàng được phong thái tử.

Năm 1069, Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt cất quân đi đánh giặc ở phương xa. Ỷ Lan được thay vua cầm quyền trị nước. Sử cũ chép rằng : bà nguyên phi Ỷ Lan trị nước rất giỏi, khiến dân tâm hòa hiệp, cõi nước thanh bình. Dân gian sùng đạo Phật, tôn bà là “Quan Âm nữ” (Con gái đức Bồ Tát Quan Âm)

Lý Thánh Tông đánh giặc lâu ngày không thắng quay trở về. Ðến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Hưng), vua hỏi thăm nhân dân, thấy nhân dân hết lời ca ngợi tài trị nước của Ỷ Lan. Vua thở than : “Kẻ kia là đàn bà còn giỏi như vậy. Ta là đàn ông, lại tầm thường thế hay sao?” . Lại quay đi đánh giặc, và lần này thắng to.

Hai lần chống xâm lược Tống (1075-1077), vua Lý Nhân Tông còn bé (lên 10 tuổi). Lý Thường Kiệt điều binh khiển tướng ngoài chiến trường. Bà Ỷ Lan cùng thái phó Lý Ðạo Thành dốc sức lo việc triều đình, việc hậu phương.

Ỷ Lan rất hiểu nổi đau khổ của nông dân. Khi Lý Thánh Tông mất, con bà lên ngôi, bà đã làm được một số việc có ích cho dân. Ở nông thôn bấy giờ có nhiều phụ nữ vì nghèo mà phải bán mình (hoặc bị mẹ cha buộc lòng phải đem bán), đem thân thế nợ, không thể lấy chồng được, bà Ỷ Lan đã lấy tiền bạc trong kho nhà nước chuộc những người ấy và đứng ra dựng vợ gả chồng cho họ.

Ỷ Lan rất hiểu rằng đối với người dân cày “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Cho nên bà đã nhiều lần nhắc nhở vua phạt tội nặng những kẻ ăn trộm trâu và giết trâu. Tháng hai năm Ðinh Dậu (1117), năm tháng trước khi bà mất, bà còn nhắc nhở vua một lần nữa : “Gần đây, người kinh thành và làng ấp có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng quẫn. Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, ta đã từng mách việc ấy và nhà nước đã ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn trước”.
   Lời khuyên vua trên đây chứng tỏ tuy Ỷ Lan sống trong cung điện triều Lý, bà vẫn quan tâm theo dõi và lo lắng đến đời sống nông dân. Vâng lời mẹ, Lý Nhân Tông hạ lệnh lùng bắt và trừng trị bọn chuyên nghề ăn trộm trâu. Không những thế việc giết trâu ăn thịt những ngày giỗ đám cũng bị hạn chế. Chính quyền Lý qui định ở Thăng Long cũng như tại các địa phương trong cả nước cứ ba nhà lập một “bảo” kiểm soát lẫn nhau và cùng liên đới chịu trách nhiệm về tội lạm giết trâu bò.

Giỏi giang chính trị, chăm sóc kinh tế và đời sống nhân dân, Ỷ Lan còn học hỏi rộng, hiểu biết nhiều. Năm 1096, bà bày cỗ chay ở chùa Khai quốc (tức sau này là chùa Trấn Quốc ở Thăng Long), thết các sư. Tiệc xong bà ngồi kê cứu đạo Phật với các vị sư già học rộng. Bà hỏi về nguồn gốc đạo Phật trên thế giới và ở nước ta. Bà có óc phán đoán, đòi hỏi các sư “nói có sách, mách có chứng”. Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý mà đến nay ta còn biết gốc tích sự truyền đạo Phật vào nước ta.

Nhiều ngôi chùa tháp có qui mô to lớn bề thế với những dáng hình cấu trúc phong phú, bền vững, có bố cục đăng đối, có trang trí đẹp mắt đã được xây dựng lên trong “thời đại Ỷ Lan” này : chùa Giạm (Quế Võ, Hà Bắc) 1086, chùa Một mái ở động Hoàng Xá (Quốc Oai, Hà Tây)1099, chùa Phật Tích (Tiên Sơn, Hà Bắc) 1100, chùa Bảo Ân (Ðông Sơn, Thanh Hóa) 1100, tháp Chương Sơn (Ý Yên, Nam Hà) 1108, chùa Bà Tấm hay còn gọi là Linh nhân từ phúc, tức tên hiệu của Ỷ Lan (Gia Lâm, Hà Nội) 1105, vẫn hay đó căn bản là do công sức và tài khéo của nhân dân, song không khỏi có sự cổ vũ và việc giúp công giúp của của Ỷ Lan, của con bà là Lý Nhân Tông, của Lý Thường Kiệt. Sử chép rằng riêng Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã xây dựng trước sau hơn 100 ngôi chùa mà chỉ có một số ít ỏi di tích như vừa kể trên mà ngày nay vẫn thấy.

Mùa thu, tháng bảy, năm Ðinh Dậu (08-1117), Ỷ Lan qua đời. Thi hài của bà được hỏa táng theo tục lệ nhà Phật. Cho đến nay, dân gian xứ Bắc còn truyền tụng nhiều câu chuyện về Ỷ Lan mà người ta thường gọi là “Bà Tấm của xứ Bắc”

Phân tích một số từ biểu thị sinh thực khí nam giới trong cách gọi dân gian



TỄU Blog : Nguồn gốc các từ Buồi, Cặc.. Không rõ

Tác giả: Admin   Phân loạiKý - Tạp bút  
  Lớn | Vừa | Nhỏ
Phân tích mt s t biu th sinh thc khí nam gii trong cách gi dân gian
Người hiếu cổ
Tễu Blog

Bài viết dưới đây, Blog Người hiếu cổ xin đưa ra một nghiên cứu sơ bộ về nguồn gốc của các từ biểu thị sinh thực khi nam giới trong cách gọi dân gian (thông tục). Trước tiên xin có mộtđoạn dẫn giải về tục thờ sinh thực khí và tín ngưỡng phồn thực như sau: 




Tín ngưỡng phồn thực(1) là tín ngưỡng được sùng bái từ rất lâu đời và mang tính toàn thế giới. Chúng ta ngày nay vẫn còn thấy được rất nhiều hình vẽ, họa tiết hoặc tượng và các hoạt động mang tính nghi lễ liên quan đến văn hóa phồn thực. Có thể dẫn chứng một số ví dụ sau: Theo tín ngưỡng phồn thực của Ấn Độ, Nê Pan (hoặc một số nước khác nhưChăm Pa), người ta gọi sinh thực khí của người nam là Linga, sinh thực khí người nữ là Yoni, người ta coi đó là 2 vị thần, là nguyên lý khởi nguyên của vũtrụ (âm - dương). Tại Việt Nam, tục thờ sinh thực khí ngày nay vẫn còn được lưu giữ tại các hội lễ mật tại miền Bắc, cùng với nghi thức “Linh tinh tình phọc”,hai vật tượng trưng này luôn được cất giữ rất trang trọng. Nam giới tượng trưng cho dương khí, và sinh thực khí người nam tượng trưng cho 1 trong 2 nguyên lý để hóa sinh vạn vật. Người Nhật Bản rất coi trọng sinh thực khí nam giới, chính vì thế có rất nhiều lễ hội thờ và rước sinh thực khí nam tại đây. Điển hình là lễ hội Kanamara (xem hình 3)
Tôi xin đi vào chủ đềchính của bài viết: 



Lễ hội Kanamara Nhật BảnSinh thực khí người nam giới (tức bộ phận sinh dục nam) trong vốn từ dân gian rất phong phú, có rất nhiều cách gọi. Nhưng đúng với “tính võ đoán” của ngôn ngữ, ngày nay chúng ta chỉ biết từ đó nghĩa là như thế, nhưng không hiểu vì sao nó lạiđược dùng với nghĩa như vậy. Chính vì thế, nhân đọc về nghi lễ rước dương vật của người Nhật, tôi xin đưa ra mấy suy nghĩ về nguồn gốc của các từ biểu thịsinh thực khí nam giới trong cách gọi thông tục.

Xin liệt kê những từ dùng trong dân gian (thông tục) với nghĩa chỉ sinh thực khí nam giới:
- Buồi
- Cặc
- Dái
- Nõ
Ta tìm hiểu từ “Cặc”: Từ này thực ra có liên quan đến từ “Cọc” (chữ Nôm) và “Cực” (chữ Hán). “Cực” có nghĩa là cái cột cao nhất của ngôi nhà, nôm na ta hiểu là cái cột. Mà cột với “cọc’ cùng tính chất, nên sau này người ta dùng chữ “cực” cũng với nghĩa là “cọc”. Người xưa chơi chữ rất hay, “cọc” đọc lái đi để chỉ sinh thực khí nam giới. Như vậy ta thấy ở đây có một chuỗi biến đổi khá logic: Cực – Cột – Cọc – Cặc
Vì thế mà khi đọc bài thơ “Quả mít” của Hồ Xuân Hương, ta thấy rất rõ ẩn ý của bà:
“Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay”
Lại có một minh chứng nữa cho luận giải “Cặc – Cọc”, đó chính là cụm từ “Cặc bần” của miền Tây Nam Bộ. Có câu:
“Nước chảy, cặc bầnrung bây bẩy
Gió đưa, dái mítgiãy tê tê”


Cặc bần “Bần” là một loài thực vật. Học giảVương Hồng Sển viết về cây bần như sau: “Bần là cây gỗ tạp, mọc dựa mé nước, rễnhiều, bám theo đất phù sa mà làm cho đất có phần vững chắc không trôi khi sóngđánh. Cây bần có lá xanh rất đẹp, ban đêm đom đóm đậu nhiều trông rất xinh. Có trái, ăn với mắm sống rất ngon. Chúa Nguyễn Ánh được nếm qua, rất hài lòng và ban cho tên chữ là Thúy Liễu. Rễ của bần dùng làm nút ve được. Phân ra có loại bần-chua, trái lớn; và bần-ổi, trái nhỏ hơn và tương đối ít chua hơn. Xưa nay, nghề uốn và chơi kiểng, phàm cây kiểng lão và gốc bần quá già, khi nào gốc dẽra ngoài bờ ngoài nước thì gọi là nó chiếu thủy, ý nói bóng cây ấy làm dáng và dòm xuống nước”(2) Nhìn hình 4 chúng ta thầy những cái nhô lên chính là “cọc bần”, nhưng người Tây Nam Bộ gọi là “Cặc bần” chính vì hiện tượng mà tôi đã lý giải ở trên. 


***
Trong từ điển tiếng Việt, ta bắt gặp nhiều cụm từ như: Dái mít, dái tai, dái khoai,… Có một đặc điểm chung, các từ đó đều chỉ những bộ phận mà có nhô ra hoặc lồi ra ngoài. Như “dái tai” chỉ phần thịt tai chảy xệ xuống; “dái khoai” chỉ củ nhánh sinh ra theo dây khoai; “dái mít” chỉ phần quả mít non nhô ra và chưa thành hình quả(3)… (Xem hình 5)
Vậy những thứ gì nhô ra và có dáng lồi hoặc trĩu xuống thì được gọi là “dái”, vì thế chúng ta đã hiểu vì sao sinh thực khí nam giới lại được gọi là “dái” phải không nào
Tôi từng nghe một câu ca dao “Yêu nhau hai cái nõ nường”, “nõ” tức là sinh thực khí nam giới, còn “nường” là sinh thực khí nữ giới. 


Lại thấy thêm từ “nõ điếu” tức là lỗ để cho thuốc lào vào hút ở điếu cày (xem hình 6).


Cách giải thích cho từ “nõ” với từ “dái” là giống nhau, những phần nhô ra ngoài thì gọi là “nõ”.
Còn từ “Buồi” thì sao? Thực ra từnày tôi cũng chưa thực sự có một cách giải thích hợp lý. Tuy nhiên, dựa vào âmđọc và tự dạng của chữ Nôm, tôi đưa ra một giải thuyết:
“Buồi” gần âm với “Bùi” , mà từ“bùi” tôi có phân tích tại bài viết “Thâm nho nhọ đít: Nỡ lòng để con cháu không có quần áo!”: “Bùi” tức là “phi y" (không có quần áo), vì thế mà người xưa dùng nghĩa chơi chữ đó để chỉ sinh thực khí nam giới chăng?
Giả thuyết này xin được các học giả cùng bạn đọc góp ý để người viết được mở mang kiến thức. Xin chân thành cảmơn!
***
Tựu trung lại, tôi vừa đưa ra một số phân tích để sơ lược nêu ra nguồn gốc của các từ ngữ thông tục chỉ sinh thực khí nam giới để bạn đọc tham khảo. Biển học vô bờ, mọi người còn nhiều kiến thức rộng rãi hơn nữa, bài viết ở mức sơ lược, Blog người hiếu cổ rất mong được sự rộng lượng châm chước.
______________________________________
(1) Phồn thực: có nghĩa là sinh sôi nảy nở. Tín ngưỡng phồn thực hiểu đơn giản là sự sùng bái hoạt động tình dục nam nữ, coi đó là mầm mống của sự duy trì và phát triển nòi giống. Tín ngưỡng phồn thực thể hiện rõ nhất trong việc thờ sinh thực khí (tức bộ phận sinh dục) của nam và nữ và các nghi lễ tượng trưng cho sự giao hợp nam nữ. (2) Tham khảo từ http://lophocvuive.com/diendan/f14/c%E1%BA%B7c-b%E1%BA%A7n-v%C3%A0-d%C3%A1i-m%C3%ADt-4430/
(3) Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam quấc âm tự vị, Sài Gòn, 1895, trang 215


ĐÃ TÌM THẤY CÂU THƠ..."CANH GÀ THỌ XƯƠNG" TRONG "DƯƠNG GIA PHẢ KÝ"



Bùi Văn Bòng:Đi đến ngọn nguồn''Canh gà Tho xương'' Không rõ

Tác giả: Admin   Phân loạiPhê bình, tiểu luận  
  Lớn | Vừa | Nhỏ

Cần đi đến ngọn nguồn "canh gà Thọ Xương"
bvbqd 17.10.2012  
ĐÃ TÌM THẤY CÂU  THƠ..."CANH GÀ THỌ XƯƠNG" TRONG "DƯƠNG GIA  PHẢ KÝ"







            Gió đưa cành trúc la  đà
Tiếng  chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt  mù khói tỏa cành sương
Nhịp  chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
                  Mấy câu thơ lục bát  trên đã thêm một lần gây xôn xao mặt sóng thế giới phẳng. Khắp trên các mặt báo,  các trang mạng xã hội đã diễn ra các cuộc tranh luận từ hàng tuần nay, và đến  giờ này cơ hồ còn chưa tạm lắng. Tựu trung, thì người ta tranh luận, đại để các  vấn đề sau:
1- Câu thơ này có đúng là của  Dương Khuê (1839 - 1902) không? Có tư liệu Hán Nôm nào chép mấy câu thơ này  không? Chữ "canh" chép chữ canh là canh (món canh, bát canh/súp) hay  canh là canh  khuya, canh giờ, canh chầy?
2- Canh gà Thọ Xương là "món canh gà" hay là canh giờ,  canh khuya?
3- Thọ Xương ở trong mấy câu  thơ trên là địa danh ở đâu?
Nguyễn Xuân  Diện:
1.Đã tìm thy câu thơ ..."Canh  gà Th Xương"
trong "Dương Gia ph  ký"
             Trước hết, cho  đến nay, sau nhiều năm tìm hiểu về thi văn của các tác gia họ Dương ở Vân Đình  (Ứng Hòa, Hà Tây cũ) [ít nhất là từ năm 1993], chúng tôi chưa từng gặp  một văn bản Hán Nôm nào chép bài thơ trên.



            Bức thư của Ông  Dương Nghiệp Bảo (Bernard Donge), lúc đang giữ chức Tổng thanh  tra Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB, trụ sở tại Philippines gửi Nguyễn Xuân Diện  đề ngày 18.10.1994. Khi ấy, vì ông mới chỉ đọc bài viết, chưa gặp nhau nên ông  gửi thư cho "Cụ Nguyễn Xuân Diện"(năm ấy 24 tuổi). Ông Dương Nghiệp Bảo  là cháu nội Cụ Dương Lâm.
           Chúng tôi xin giới  thiệu tài liệu "Dương Gia phả ký", bản đánh máy chữ quốc ngữ trên giấy tây, do  Dương Thiệu Cương lập vào cuối mùa hạ năm Quý Sửu (1973) và được Dã Lan Nguyễn  Đức Dụ in ấn. Cuốn này chúng tôi có copy được 1 bản từ dòng họ Dương ở Vân Đình  vào năm 1993 - 1994.
           "Dương Gia phả ký" gồm 122 trang, ngoài việc  chép về thế thứ gia tộc họ Dương còn chép khá nhiều thơ văn, đối liễn của các  tác gia họ Dương.
           Bắt đầu từ trang 106, có chép "thi ca của Cụ  Dương Khuê, tức cụ Nghè Vân Đình, biệt hiệu Vân Trì", cũng ngay trang này, ở bài  thứ hai, là bài "Hà Thành tức cảnh", gồm 4 câu thơ:
Phất phơ cành trúc trăng tà
Tiếng chuông Trấn - Võ, canh gà Thọ -  Xương.
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương,
Dịp chày An - Thái, mặt gương Tây -  Hồ.
Như vậy, căn cứ theo đầu bài  thì đây chính là cảnh ở Hà Thành tức là Hà Nội, và Thọ Xương là tên địa  danh thuộc Hà Nội.
            *Trong sách  Tâm trạng Dương Khuê -  Dương Lâm, Nxb KHXH, Hà Nội, 2005, tác giả Dương  Thiệu Tống cho biết: "Bài thơ này chép và chú thích theo Dương  gia phả kýLuận đề về  Dương Khuê"(trang 129). (Nguyễn Duy Diễn:  Luận đề về Dương Khuê.  Nhà in Khai trí, Sài Gòn, 1960, trang 160). Như vậy, từ năm 1960, tài  liệu Luận đề về Dương  Khuê đã khẳng định bài Hà thành tức  cảnh là của Dương Khuê.
            Nhưng xưa hơn thế,  sách Văn đàn bảo giám, tuyển tập thơ  ca do Trần Trung Viên sưu tập, do Dương Bá Trạc đề tựa, Tản Đà đề tựa năm  1934...gồm 3 tập xuất bản lần đầu từ năm 1926 đến năm 1938 thì trọn bộ.  Văn đàn bảo giám cũng khẳng định  Hà Nội tức cảnh là của tác giả Dương Khuê.  Tuyển tập thi ca Văn đàn bảo  giám xuất bản chỉ cách năm Dương Khuê tạ thế (1902) khoảng hai ba  chục năm, vì thế, có thể tin được.
Dưới đây là ảnh chụp vài trang liên quan trong  Dương Gia phả ký:





Nguyễn Ngọc  Thanh

2.“Canh gà Th Xương” có thc s là món súp gà hay  không?

Blog người hiếu cổ - Thời  gian gần đây, nổi cộm trên các phương tiện thông tin đại chúng là chuyện cô giáo  dạy cho các em học sinh câu ca dao “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn Vũ  canh gà Thọ Xương” rằng: “Canh gà Thọ Xương là món ăn nổi tiếng, đặc sản của  làng Thọ Xương”. Ngay khi tin này được đăng thì dư luận đã có những phản hồi vô  cùng quyết liệt, rằng cô giáo dạy sai. Ngay sau đó tôi lại đọc được thông tin  rằng cô giáo đó đã bị đánh nhập viện!!!
Tôi trên những hiểu  biết cá nhân thì thấy quả thực cô giáo này không đáng phải chịu búa rìu dư luận  lớn đến vậy. Vì sao? Vì cô ấy quả thực đã sai, nhưng cái sai đó lỗi không  hoàn toàn ở cô ấy…  
Dưới đây, tôi xin viết đôi điều để bạn đọc có cái nhìn  đúng đắn hơn về bài “ca dao” có cụm từ “canh gà Thọ Xương” gây tranh  cãi:
Bài “ca dao” gây tranh  cãi trên thường được biết đến với nội dung:
“Gió đưa cành trúc la  đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà  Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn  sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây  Hồ”  (A)
Hoàn toàn ta thấy đây  là một bài tả cảnh Hà Nội với các địa danh: chùa Trấn Vũ, ngõ/huyện Thọ Xương,  làng Yên Thái (An Thái), và Tây Hồ. Tuy nhiên ngay về vấn đề văn bản của bài này  đã là vấn đề không rõ ràng rồi, các sách giáo khoa cũng như các sách lịch sử văn  học tôi cũng chưa thấy ghi rõ. Vì vậy, việc xác định văn bản học của bài thơ này  chủ yếu dựa vào những ghi chép của các thế hệ đi trước. Trong cuốn sách  “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội” của Hoàng Đạo Thúy[1] có ghi chép khung cảnh Hà Nội:  
"Những buổi sớm tinh  sương mùa đông, khách dạn sương đi trên đường Thanh Niên không thấy trời, không  nhìn rõ mặt nước, trên đầu cành lá rũ nặng giọt, bên trái lung linh ánh trăng úa  hạ huyền; lúc ấy lòng lâng lâng, không ngâm mà cũng như ngâm câu thơ cổ: Phất  phơ ngọn trúc trăng tà... Gà xóm bên hồ đã gáy, chuông hồi đã đổ dồn,  đồng bào Bưởi đã dậy giã dó từ lâu. Mặt trời mới hé trên đê Yên Phụ mở ra một  tấm gương phẳng lặng rắc phấn  hồng
Qua mô tả của Hoàng Đạo  Thúy, ta dễ dàng thấy được nội dung trùng khớp với bài thơ “Hà Nội tức cảnh” của  Dương Khuê (1839 - 1902) với nội dung:
“Phất phơ ngọn trúc trăng  tà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ  Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn  sương
Nhịp chày An Thái, mảnh gương Tây  Hồ[2]  (B)
Vì vậy, “canh gà” ở đây không nói đến món canh/súp gà.  Tôi cũng nghe một số biện giải của nhiều người là nghe kể ngày xưa ở Thọ Xương  cũng có món canh gà nổi tiếng, nhưng đa phần đều là tư biện và không có căn  cứ.
Tạm gác chi tiết “canh gà”, ta đi vào tìm hiểu một  chút diễn biến văn bản của bài thơ này.Sách Tâm trạng Dương Khuê và Dương Lâm[3] , Dương Thiệu  Tống là cháu của Dương Khuê có ghi dòng nhận xét về câu lục mở đầu: "Có người đã  sửa đổi câu thơ này là Gió đưa cành trúc la đà, nhưng có lẽ là sai vì làm  mất đi ý nghĩa ẩn dụ của toàn câu mà chỉ có ý nghĩa tả cảnh mà  thôi".
. Vấn đề nảy sinh ở đây  là: Ai đã sửa câu lục trong bài thơ này thành “Gió đưa cành trúc la  đà”?
Tôi liên tưởng tới một bài thơ khác tả cảnh Huế khá  giống bài thơ của Dương Khuê là:
"Gió  đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên  Mụ, canh gà Thọ Xương.
Thuyền về xuôi mái  sông Hương,

Biết đâu tâm sự đôi  đường đắng cay” (C)  
            Bài thơ này  cũng đã được phổ thành nhạc trong bài hát “Thương về cố đô” của nhạc sĩ  Châu Kỳ, khi đó bài thơ này đã được công nhận như một bài ca dao trong kho tàng  Văn học dân gian Bình Trị Thiên (1987), nhạc sĩ Châu Kỳ chỉ dùng nó như  một chất liệu sáng tác mà thôi. Một hồi tìm kiếm, tôi mới thấy hai câu thơ đầu  xuất hiện trong cuốn hồi ký “Mười ngày ở Huế”[4], nói về quãng thời gian ở Huế của học giả Phạm Quỳnh.  Trong đó có viết một đoạn tả cảnh Huế như sau:
“Gió đưa cành trúc la  đà
Tiếng chuông Thiên Mụ  canh gà Thọ Xương
Cả cái  hồn thơ của xứ Huế như chan chứa trong hai câu ca ấy. Chùa Thiên Mụ là một  chốn danh lam, có cái tháp bẩy từng, ở ngay trên bờ sông Hương, làng Thọ Xương  thì ở bờ bên kia. Đêm khuya nghe tiếng chuông chùa với tiếng gà gáy xa đưa  văng vẳng ở giữa khoảng giời nước long lanh mà cảm đặt thành câu ca cho con  trẻ hát, ấy mới rõ cái tính tình của người xứ Huế.” (Phần  IV)
Như vậy là học giả Phạm Quỳnh đã dùng ý tứ của thơ  Dương Khuê để viết lại cho hợp với cảnh và địa danh ở Huế, có chùa Thiên Mụ và  có làng chài Thọ Xương (còn có tên là Thọ Khương, Thọ Cương, Long Thọ). Chúng ta  có thể đưa ra phán đoán:
Hoặc là Phạm Quỳnh viết dựa trên thơ Dương  Khuê
Hoặc là sử dụng chất liệu văn hóa dân gian bản  địa
Nhưng dù là trường hợp  nào thì văn bản (C) cũng là một chi tiết quý giá.  
Vì thế, bản (A)  có thể được phán đoán bằng sự “lai” giữa hai bản (B) và (C).  
Cũng qua các chi tiết trên, mảy may không hề thấy chỗ  nào đề cập đến món canh (súp) gà Thọ Xương. Hơn nữa, chúng ta cần hiểu logic bài  thơ tả cảnh, đang có gió, có cành trúc, có tiếng chuông, có nhịp chày giã giấy,  có mặt nước hồ long lanh, dẫu có thêm món canh (súp) gà vào cũng thật là vô  duyên và không hợp  lý.
------------------------------------
[1] Cuốn  đầu in bởi Hội văn nghệ Hà Nội năm 1969, tái bản nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng  Long Hà Nội năm 2010
[2]  Trích lại tài liệu theo bài của Vô Ưu trên http://www.baomoi.com
Dẫn  theo Trần Trung Viên trong Văn đàn bảo giám, cuốn 3, NXB Nam Ký, Hà Nội, 1926;  Mặc Lâm tái bản, Sài Gòn, 1969, trang 159; tài liệu do nhà phê bình Đặng Tiến  cung cấp. Trong Thơ văn Hà Nội do Trần Huy Liệu chủ biên, cũng viết như  vậy.
[3]  Dương Thiệu Tống, Tâm trạng của Dương Khuê và Dương Lâm, Nxb. Khoa học Xã hội,  HN, 2005.
[4] Quý  vị độc giả có thể đọc toàn văn hồi ký “Mười ngày ở Huế” tại Blog của Phạm Quỳnh  ở địa chỉ:
Hoặc:  Phạm Quỳnh, Mười ngày ở Huế, Nxb. Văn học,  H.2001.
Nguồn: Người Hiếu cổ Blog.

11h27' ngày  17.10.2012
>> (BVB - Nguồn tư liệu này có lý, có cơ sở khoa học và  nguồn tư liệu gốc - Người làm thơ không thể đang say sưa tả cảnh, cảm thanh mà  lại nói đến món ăn - ẩm thực - Nhà thơ đâu có đói đến mức ngắm cảnh, tức cảnh  sinh tìn,  thi hứng đang nồng với cành trúc bên hồ, màn sương khói mơ màng, nghe  tiếng chày giã gạo, tiếng chuông, tiếng gà gáy...mà lại xen món ăn đặc sản vào  bài thơ lục bát có 4 câu thì còn đâu là thơ nữa? Lục bát, đâu phải là đói, lục  lọi, lục tìm cái bát để ăn canh gà? Thơ đứng được bởi tứ...Bài thơ hay về phong  cảnh Tây Hồ như thế mà lại xen món ăn đặc sản vào thì phá mất tứ thơ còn đâu?  ).
             > Nhưng mà, cần nhìn nhận sâu  xa vấn đề, chuyện này không nên trách cô giáo, mà là hậu quả của nền giáo dục  suy đồi, xuống cấp, thiếu căn bản. Có thể từ người thầy dạy cô giáo năm xưa đã  giải thích như vậy. Có thể đây là "thói quen" chấm nhanh và nâng điểm để lấy  thành tích, nếu không có tỉ lệ học sinh khá, giỏi cao thì cô giáo bị ban giám  hiệu phê bình, lại khó lên lương...Cái sự hô hào "hai không", rồi "4 không" của  ông Nguyễn Thiện Nhân đã cuốn gói theo ông ta, khi mà ông không còn làm Bộ  trưởng GD nữa, nay thì không thể "không" được chuyện gì...Và, có thể từ nhiều  nguyên nhân khác.
            Nhưng qua chuyện này, nhân cách của cô giáo hơn hẳn nhiều vị quan cách mạng  khác, chỉ là chấm sai điểm một bài văn học trò mà cô giáo xin thôi, không dạy  học nữa. Đã có biết bao quan tham (bộ phận không nhỏ) hiện nay đã tàn  phá hại dân hại nước, làm nghèo đất nước, đẩy cuộc sống người dân vào vòng cơ  cực, nhưng có ai xin từ chức  đâu...he he...




 


Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Toàn là rắn thôi




























Vâng, rắn, chỉ toàn rắn mà thôi, rắn tại trại rắn Đồng Tâm, tất nhiên chưa con nào được bẻ răng cả nên chỉ đứng xa mà bóp máy thôi.




 Theo VCH

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Anh Thơ, Trọng Tấn bị đình chỉ biểu diễn


Yêu cầu tạm cấm hai nghệ sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn tham gia các chương trình biểu diễn nghệ thuật
 >> Anh Thơ, Trọng Tấn đã bị triệu tập giải trình

Ngày 18.7.2012, từ Viên Chăn (CHDCND Lào), thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, ông Nguyễn Văn Tình - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VHTTDL) đã ký Công điện gửi các cơ quan chức năng thuộc Bộ thông báo ý kiến về việc hai nghệ sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn, giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia VN tự ý bỏ về nước không tham gia Chương trình nghệ thuật chào mừng Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào có sự tham gia của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào và lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào tổ chức ngày 18.7.2012 tại Thủ đô Viên Chăn (CHDCND Lào).
 
Anh Thơ, Trọng Tấn bị đình chỉ biểu diễn
Được biết, hai nghệ sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn có lịch tham gia chương trình biểu diễn do Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức vào ngày 18.7.2012.
Để phục vụ nhiệm vụ tại nước bạn trong năm hoạt động ngoại giao đầy ý nghĩa giữa hai quốc gia, đại diện lãnh đạo Bộ VHTTDL đã đề nghị với Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình để thông báo cho Công an tỉnh Ninh Bình đồng ý cho hai nghệ sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn không tham gia chương trình do CA Ninh Bình tổ chức ngày 18.7.2012 để ở lại Viên Chăn tiếp tục tham gia chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị diễn ra ngày 18.7.2012.
Bộ VHTTDL cũng yêu cầu Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia VN cử các nghệ sĩ khác đi Ninh Bình biểu diễn thay hai nghệ sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn. Mặc dù vậy hai nghệ sĩ này vẫn tự ý bỏ về nước. "Đây là hành vi thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật và nhận thức chính trị kém, coi cái "tôi" của người nghệ sĩ cao hơn cái chung của đất nước".
 
 Công điện ghi rõ yêu cầu:
- Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia VN yêu cầu các nghệ sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn kiểm điểm giải trình, đồng thời áp dụng những hình thức kỷ luật nghiêm khắc, kể cả buộc tạm nghỉ việc kể từ ngày 18.7.2012 để kiểm điểm làm rõ tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của người nghệ sĩ, người giảng viên và ý thức công dân đối với nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
- Yêu cầu Cục Nghệ thuật biểu diễn ra quyết định tạm cấm hai nghệ sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn tham gia tất cả các chương trình biểu diễn nghệ thuật ở cả trong nước và ngoài nước.

 
 
Theo Văn Hóa

Sao Mai điểm hẹn: Ánh hào quang sắp tàn?


6-8 năm trước, cuộc thi là tâm điểm thu hút sự quan tâm đặc biệt của người yêu nhạc nhưng thời thế đổi thay, hôm nay nó đang là tấm bia để dư luận, truyền thông "ném đá"...


Xa quá xa một thời vàng son...

Năm 2004, Sao Mai điểm hẹn (SMĐH) vừa xuất hiện đã làm dư luận xôn xao, náo nức bởi sự phá cách và độc đáo trong nội dung chương trình. Đây cũng gần như là chương trình khai phá cho thói quen ngồi nhà chờ đợi một gameshow được tường thuật trực tiếp trên TV vào tối chủ nhật hàng tuần của hàng triệu khán giả. Và thế là hai mùa đầu tiên của chương trình này nhanh chóng làm mưa tạo bão trong lòng người yêu nhạc.

Tùng Dương là gương mặt nổi bật ở
Tùng Dương là gương mặt nổi bật ở SMĐH mùa đầu tiên


Khi đó, Internet, truyền thông chưa nở rộ như bây giờ nên chỉ cần bỏ lỡ một đêm thôi, bạn rất khó tìm lại những thông tin để biết thần tượng đã làm gì, hát ra sao... Còn những người làm báo thì nâng niu, chăm chút cho từng câu chữ, khung hình khi viết về SMĐH bởi cuộc thi đang là đứa con cưng, khiến cả đất nước sôi sục trong những buổi tối cuối tuần. Không ngoa khi nói chương trình là chuẩn mực cho sự hot, hấp dẫn đối với khán giả yêu nhạc vào thời điểm những năm 2004 - 2006.

Với cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc này, gần như lần đầu tiên người hâm mộ Việt Nam được thấy các ca sĩ luyện tập, rèn giũa cùng chuyên gia quốc tế đến từ nước láng giềng Thái Lan. Và cũng chính từ cuộc thi này mà showbiz Việt mới xuất hiện những nhân tố ấn tượng như Tùng Dương, Ngọc Khuê, Hà Anh Tuấn, Phương Linh, Cao Thái Sơn, Lưu Hương Giang...

Góp mặt trong mùa thi đầu tiên, Tùng Dương, Kasim Hoàng Vũ, Cao Thái Sơn, Lưu Hương Giang, Ngọc Khuê, Thái Thùy Linh... đã để lại trong lòng khán giả nhiều ấn tượng khó phai. Trung thành với sự ma mị, quái lạ, Tùng Dương luôn biết cách làm mới những ca khúc tưởng như rất cũ. Với nhiều người, chính anh và chuồn chuồn ớt Ngọc Khuê là những người trẻ tiên phong, mở ra một khung trời mới cho những ca khúc mang đậm âm hưởng dân gian đương đại.

Kasim Hoàng Vũ đoạt giải
Kasim Hoàng Vũ đoạt giải Khán giả bình chọn trong mùa thi đầu tiên.


Trong khi đó, hoàn toàn trái ngược với chúng bạn, Lưu Hương Giang lại khiến người ta ngỡ ngàng bởi một cô gái nhỏ nhắn, đáng yêu nhường kia mà lại có thừa sự mạnh mẽ, cá tính của một rocker thực thụ. Còn Kasim Hoàng Vũ - người chiến thắng giải Khán giả bình chọn - đã thổi một làn gió mới cho sân khấu truyền hình với phong cách trình diễn trẻ trung, nam tính cùng chất nhạc hiphop, pop rock... bắt kịp xu hướng.

Cũng ngay từ thời điểm đó, Cao Thái Sơn đã quyến rũ khán giả trẻ bởi vẻ ngoài điển trai. Giọng hát của anh chàng chỉ thuộc loại "thường thường bậc trung", không quá mới mẻ hay đặc sắc nhưng cộng với ngoại hình và cách chọn ca khúc thông minh, Cao Thái Sơn nhanh chóng làm loạn nhịp vô số trái tim của những cô gái trẻ.

Tuy nhiên, anh chàng này đã bất ngờ rút lui khi vừa được xướng tên đi tiếp chặng thi thứ hai khiến khán giả ngỡ ngàng, choáng váng. Lý do Cao Thái Sơn đưa ra là muốn về đầu quân cho một công ty giải trí nhưng sau này, theo nhiều người, đây đơn giản chỉ là một chiêu PR, đánh bóng tên tuổi thông minh của anh chàng.

Kasim Hoàng Vũ đoạt giải
Phương Linh sở hữu giọng hát trong trẻo và phong cách kiêu sa, lạnh lùng. Cô và Hà Anh Tuấn từng là một hiện tượng hát đôi của Vpop.
 
 
Mỗi người một cá tính một phong cách nhưng chẳng ai phủ nhận được những gì mà các thí sinh Sao Mai điểm hẹn mùa đầu tiên đã đóng góp cho ngành công nghiệp giải trí nước nhà.

Ở mùa thứ hai - một trong hai mùa thi đỉnh cao của chương trình, khán giả lại được một phen điên đảo bởi sự xuất hiện của trai tài Hà Anh Tuấn, Phạm Anh Khoa, Hoàng Hải cùng các gái sắc Phương Linh, Ngọc Anh và cả những cô gái cá tính như Mai Trang, Minh Thư...
 
Hoàn toàn không phải chuyện quá bất ngờ khi những nhân tố từng được đào tạo bài bản như Hoàng Hải, Ngọc Anh hay Anh Khoa dễ dàng chinh phục khán giả. Nhưng kẻ tay ngang như Hà Anh Tuấn cũng nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý, đặc biệt là khi anh và Phương Linh úp úp mở mở chuyện tình cảm. Nhận được giải Triển vọng, chàng du học sinh ở Đức liên tiếp công phá showbiz bằng những sản phẩm âm nhạc mang đậm nét cá nhân, tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng cộng đồng yêu nhạc.

Cơn gió lạ Hà Anh Tuấn
"Cơn gió lạ" Hà Anh Tuấn


Có thể khẳng định, chỉ với hai mùa thi SMĐH đầu tiên, chương trình đã tìm kiếm và mang đến cho showbiz Việt một lượng ngôi sao ca nhạc, tài năng âm nhạc "đủ dùng" trong cả gần 10 năm sau đó. Và những cá nhân này cũng có rất nhiều đóng góp cho showbiz Việt ở nhiều vai trò từ ca sĩ đến vị trí giám khảo của các cuộc tìm kiếm tài năng mới.

...Nhàm chán với ba mùa không đổi thay...

Tuy nhiên, bắt đầu từ mùa thứ ba - năm 2008, dù có những thay đổi nho nhỏ trong format chương trình nhưng SMĐH đã có dấu hiệu giảm nhiệt bởi sự thiếu muối và cũ kỹ trong từng chi tiết. Lý do đầu tiên nằm ở chỗ người chơi không hấp dẫn, nổi bật như hai mùa trước. Xét về khả năng chuyên môn, Hà Linh, Hoàng Nghiệp, Mạnh Quân hay Thu Phượng ở mùa 2008 chẳng thua kém bất cứ ai. Tuy nhiên, người yêu nhạc vẫn chờ đợi một chút bùng nổ, cá tính từ phía những người chơi. Nhưng càng chờ... càng thất vọng.

Minh Chuyên - Giải Hội đồng nghệ thuật ở mùa
Minh Chuyên - Giải Hội đồng nghệ thuật ở mùa SMĐH 2010


Một phần lý do khiến SMĐH 2008 không như ý là việc chuyển sân chơi từ TP.HCM vốn tấp nập, đông vui ra Hà Nội - thành phố có phần trầm lắng hơn hẳn, khiến cả khán giả lẫn thí sinh đều không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng. Bên cạnh đó, việc tổ chức tại một sân khấu ngoài trời khiến cho hệ thống âm thanh không đảm bảo chất lượng, không hâm nóng được sự cuồng nhiệt của khán giả.

Hơn nữa, sự xuất hiện của Vietnam Idol - một cuộc thi tài năng ca nhạc khác - cũng khiến khán giả không tiếp tục mặn mà với SMĐH. Sự sôi động, mới lạ của chương trình được mua format từ tận nước Mỹ xa xôi chắc chắn phải hấp dẫn hơn cuộc thi "made in Vietnam".

Khi SMĐH đi qua, gần như chẳng còn nhiều ấn tượng sâu đậm lắng đọng trong suy nghĩ của khán giả. Họa may câu chuyện của Hà Linh - gương mặt được vào thẳng vòng chung kết SMĐH bất ngờ bị loại sớm vì những lùm xùm không đáng có trong chuyện ăn mặc - mới được nhắc tới nhiều.

Thúy Trang dù đoạt giải Nhất Sao Mai vẫn bị loại ở vòng một
Thúy Trang dù đoạt giải Nhất Sao Mai vẫn bị loại ở vòng một SMĐH 2012.


Ngay cả trong mùa 2010 tổ chức tại Phú Yên, Minh Chuyên, Pha Lê, Đinh Mạnh Ninh, Lan Trinh, Lương Viết Quang... cũng không làm hài lòng khán giả như những thí sinh góp mặt trong hai mùa đầu tiên. Một phần lý do nằm ở sự tham lam chọn tới 16 thí sinh của BTC khiến khán giả phải xem quá nhiều nên không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi, nặng nề. Bên cạnh đó, chuyện Hà Hoài Thu không lọt vào top 4 nhưng lại giành giải Triển vọng khiến không ít khán giả thất vọng và dần quay lưng với SMĐH.

Tới mùa giải năm nay, Lê Việt Anh, Thanh Tâm, Hà Anh, Thúy Trang... cũng vấp phải khó khăn tương tự. Không ai phủ nhận được tài năng của lớp nghệ sĩ này nhưng họ chưa tìm ra con đường để vượt lên cái bóng của chính mình chứ đừng nói tới chuyện bứt phá hay "qua mặt" lớp đàn anh, đàn chị đi trước.

Những lý do khiến SMĐH bị các đối thủ bỏ xa

Format chương trình "nguyễn y vân" suốt 4-5 mùa giải là một trong những nguyên nhân khiến khán giả không thể không cảm thấy ngán ngẩm, chán chường. Vẫn sự xuất hiện của 3 thành viên trong hội đồng nghệ thuật, vòng thi đầu loại bớt 6 thí sinh rồi từ vòng hai, mỗi đêm loại một người... Chương trình chưa khởi động mà khán giả thậm chí đã biết rõ từng đường đi nước bước ra sao thì còn mấy ai hứng thú muốn xem?

Một yếu tố khiến không ít người trăn trở là sự hiện diện của ê-kíp chuyên gia hướng dẫn tới từ Thái Lan. Thầy Joe, thầy Bo đã có nhiều năm gắn bó với SMĐH nên họ phối hợp rất ăn ý với đạo diễn cũng như ê-kíp sản xuất ViệtNam. Nhưng ở thời điểm hiện tại, âm nhạc thế giới liên tục chuyển mình với những xu hướng mới mẻ, độc đáo, việc ta cứ mãi làm việc với một đội ngũ có tư duy cũ kỹ có phải là điều nên làm?

Thúy Trang dù đoạt giải Nhất Sao Mai vẫn bị loại ở vòng một
Thanh Tâm - giọng ca được xem là bản sao của Tùng Dương dù mới chỉ gây được sự chú ý ở cách ăn mặc, còn giọng hát vẫn chưa sánh được với độ quái của đàn anh.


Địa điểm tổ chức cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành bại của chương trình. The Voice hay Vietnam Idol chạy khắp đất nước để tuyển thí sinh nhưng tới vòng chung kết, họ luôn "đóng đô" ở TP.HCM. Còn Bước nhảy hoàn vũ thì linh hoạt hơn, năm Sài Gòn, nay lại Bắc tiến ra Thủ đô. Trong khi đó, sau hai, ba mùa giải đầu khuấy động TP.HCM và Hà Nội, SMĐH bất ngờ "di dân" tới Phú Yên và gần đây nhất là Huế.

Khán giả ở những địa phương này rất "sung", thậm chí có khi còn cuồng nhiệt hơn cả người Hà Nội, Sài Gòn... nhưng sự xa xôi, cách trở về mặt địa lý lại khiến giới truyền thông không thể bám sát chương trình. Đó là một trong những điểm khiến SMĐH khó tiếp cận khán giả hơn các chương trình cạnh tranh.

Cùng với đó là việc chương trình bị mất sóng VTV3 và phải "dạt về" VTV2, VTV4 hay VTV6 - những kênh truyền hình vốn không có thế mạnh về mặt giải trí, SMĐH 2012 không tạo nên bất cứ cơn sốt nào và phải đối mặt với những ý kiến "dẹp đi là vừa" cũng chẳng phải chuyện quá khó hiểu.

Ngoài ra có thể thấy rõ, sức cạnh tranh với các đối thủ của SMĐH ngày càng yếu ớt. Ngay từ đêm chào sân tới tận bây giờ, hầu hết các thí sinh và cả HĐNT đều hướng tới yếu tố nghệ thuật và xa lánh chiêu trò. Bộ ba đạo diễn Phan Huyền Thư, nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong, ca sĩ Tùng Dương cũng bị chê bai nọ kia vì cách nói trống không, những câu đùa vô vị nhưng lại là những người rất kỹ tính và "chắc tay" trong chuyện thẩm định giọng hát, cách chọn bài, lối biểu diễn... của từng thí sinh.

Và không biết có phải để chiều lòng HĐNT hay không mà các thí sinh đều chăm chú hướng tới yếu tố nghệ thuật. Họ quên mất rằng nếu cần một gương mặt hoàn hảo về tài năng, người xem sẽ nhắm tới Sao Mai chứ chẳng mất công tìm kiếm ở sân chơi trẻ trung như SMĐH.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng cho rằng chính hệ thống giải thưởng đã ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần của thí sinh. Ba giải thưởng gần như ngang bằng nhau, chẳng ai hơn và không ai kém bởi giải Bình chọn là của khán giả, giải HĐNT thì đã quá rõ ràng, Triển vọng là dành cho những tài năng mới... Đâu là quán quân, đâu người thất bại trong tiếc nuối? Thiếu đi yếu tố này, cuộc thi nào cũng ỉu xìu hẳn đi chứ chẳng riêng SMĐH!

Tạm kết

Không phải đến tận thời điểm này khi quá nhiều người lên tiếng đòi hỏi ở Sao Mai điểm hẹn một sự thay đổi thì bản thân chương trình cũng đã chủ động thay đổi dần từ vài năm về trước, dù cuộc cách mạng nho nhỏ mà họ làm vẫn chưa tạo ra được một hiệu ứng truyền thông đủ mạnh hay một bước đột phá nào đáng kể.

Trong thời buổi, các cuộc thi, sân chơi truyền hình thực tế ồ ạt lên sóng truyền hình, SMĐH không chỉ đứng trước cuộc cạnh tranh khắc nghiệt với các đối thủ đáng gờm được Việt hóa từ những phiên bản đình đám của nước ngoài mà còn đứng trước nguy cơ bị khán giả quay lưng, truyền thông thờ ơ...

Bước tiếp và bước như thế nào hay dừng lại để bảo toàn những hào quang đã có? Tất cả điều này đều đòi hỏi ban tổ chức, những người trong cuộc cần suy nghĩ và có sự quyết định đúng đắn, phù hợp nhất.

Theo Infonet