Sáng 24.10, Ronald Haeberle, tác giả của những bức ảnh rùng rợn về vụ thảm sát Mỹ Lai, đã trở lại Sơn Mỹ.
“Tôi vẫn ái ngại về câu chuyện Mỹ Lai”
Ronald Haeberle, năm nay 70 tuổi, nguyên là phóng viên nhiếp ảnh cho quân đội Mỹ, người đã ghi lại toàn bộ vụ thảm sát đẫm máu tại Mỹ Lai vào ngày 16.3.1968 và cũng là một trong những nhân chứng đã đưa vụ thảm sát Mỹ Lai ra ánh sáng sau đó một năm.
Đây không phải là lần đầu tiên Ronald trở lại Sơn Mỹ, năm 2000 ông cũng đã có mặt tại Sơn Mỹ nhưng trong vai “khách du lịch”, còn lần này, ông trở lại Sơn Mỹ với tư cách như một “ân nhân” của làng quê này. Tôi hỏi ông: “Tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều lần tổ chức tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai, những ân nhân của làng quê này như hai viên phi công H.Thompson và L.Colburn - những người đã cứu hàng chục phụ nữ trong ngày thảm sát - cũng đã trở lại Sơn Mỹ, riêng ông, vì lý do gì khiến ông không có mặt trong những ngày đó?”.
Ronald bùi ngùi: “Thú thật là tôi cũng rất muốn trở lại Sơn Mỹ, mảnh đất đã hằn trong tôi một vết thương dĩ vãng với tư cách là người đưa vụ Mỹ Lai ra ánh sáng, nhưng tôi luôn ái ngại. Một câu hỏi luôn lởn vởn trong đầu tôi: Liệu người dân Mỹ Lai có để cho tôi yên không khi biết tôi có mặt trong buổi sáng khủng khiếp ấy?”.
Vậy là, “câu chuyện Mỹ Lai” vẫn không thôi ám ảnh người cựu binh kiêm phóng viên ảnh kỳ cựu này. Cho đến hôm nay, sau hơn 43 năm, ông mới chính thức trở lại Sơn Mỹ và không ngần ngại giới thiệu với mọi người: “Tôi, Ronald Haeberle, tác giả của những bức ảnh đẫm máu mà các bạn đã trưng bày trong Nhà chứng tích Sơn Mỹ này!”. Và, Sơn Mỹ đón ông như đón một ân nhân của làng. Có điều, trở lại Sơn Mỹ lần này, ngoài việc thăm lại vùng đất luôn ám ảnh ông, Ronald còn làm một việc nữa là, xác nhận lại “lai lịch” một số bức ảnh mà do nhiều nguyên nhân khác nhau, cán bộ của Bảo tàng Sơn Mỹ đã chú thích chưa chính xác. Đi cùng ông còn có một “đứa con Sơn Mỹ” - nạn nhân vụ thảm sát, hiện đang sống tại Đức - anh Trần Văn Đức.
Tìm người trong ảnh
Trong Nhà bảo tàng Sơn Mỹ có một tấm ảnh chụp cảnh đứa anh che đạn cho em, nhân vật trong ảnh là Trương Bốn và Trương Năm. Thế nhưng, anh Trần Văn Đức khẳng định rằng mình chính là người trong ảnh, đang che đạn cho em gái tên Hà. Cũng vì câu chuyện này mà anh Đức đã sang tận Mỹ để mời ông Ronald cùng trở lại Sơn Mỹ lần này. Ông Phạm Thành Công, Giám đốc Bảo tàng Sơn Mỹ - một nhân chứng khác của vụ Mỹ Lai, thì lại khăng khăng cho rằng bảo tàng chú thích như vậy là đúng. Ông Công trưng ra bằng chứng tạp chí Life cuối năm 1969 có đăng chùm ảnh của Ronald, trong đó có tấm ảnh “Anh che đạn cho em, sau đó cả hai bị lính Mỹ giết”. Ông Ronald xác nhận chính ông đã công bố loạt ảnh đó trên tạp chí Life, song ông không phải là người chú thích ảnh. Ông cũng cho rằng đứa bé (em) được che đạn ấy không biết là trai hay gái. Vậy là, “người trong ảnh” vẫn chưa được khẳng định, mặc dù Bảo tàng Sơn Mỹ hiện đã thay đổi chú thích sau khi anh Trần Văn Đức có đơn khiếu nại gửi cho tỉnh Quảng Ngãi và Bộ VH-TT-DL. Bảo tàng đã thay chú thích cũ “Trương Bốn che đạn cho Trương Năm” bằng “Anh che đạn cho em”, nhưng phần cuối chú thích “cả hai bị lính Mỹ giết hại” thì vẫn giữ nguyên. Nghĩa là, “người trong ảnh” vẫn không phải là Trần Văn Đức!
Tôi hỏi Ronald: “Ông nghĩ gì về câu chuyện “tìm người trong ảnh ”quá rắc rối này?”, ông nói giọng buồn buồn: “Đi tìm và trả lại sự thật cho lịch sử là điều mà các nhà viết sử và những nhà sưu tầm hiện vật liên quan đến lịch sử phải làm. Tuy nhiên, dù ai là “người trong ảnh” đi nữa thì cũng không làm thay đổi câu chuyện buồn về vụ thảm sát ở Mỹ Lai 43 năm trước. Sơn Mỹ đã xanh hơn trong mắt tôi và cả trong sự tưởng tượng của tôi. Sơn Mỹ đang hồi sinh từng ngày, đó là điều tôi quan tâm hơn cả”. Ông Ronald cũng hứa sẽ trở lại Sơn Mỹ và sẽ cung cấp cho bảo tàng nhiều tư liệu liên quan đến vụ thảm sát mà ông đang giữ.
Ronald Haeberle, năm nay 70 tuổi, nguyên là phóng viên nhiếp ảnh cho quân đội Mỹ, người đã ghi lại toàn bộ vụ thảm sát đẫm máu tại Mỹ Lai vào ngày 16.3.1968 và cũng là một trong những nhân chứng đã đưa vụ thảm sát Mỹ Lai ra ánh sáng sau đó một năm.
Đây không phải là lần đầu tiên Ronald trở lại Sơn Mỹ, năm 2000 ông cũng đã có mặt tại Sơn Mỹ nhưng trong vai “khách du lịch”, còn lần này, ông trở lại Sơn Mỹ với tư cách như một “ân nhân” của làng quê này. Tôi hỏi ông: “Tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều lần tổ chức tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai, những ân nhân của làng quê này như hai viên phi công H.Thompson và L.Colburn - những người đã cứu hàng chục phụ nữ trong ngày thảm sát - cũng đã trở lại Sơn Mỹ, riêng ông, vì lý do gì khiến ông không có mặt trong những ngày đó?”.
Bức ảnh gây tranh cãi về nhân vật trong ảnh - Ảnh: Ronald Haeberle |
Sơn Mỹ đã xanh hơn trong mắt tôi và cả trong sự tưởng tượng của tôi. Sơn Mỹ đang hồi sinh từng ngày, đó là điều tôi quan tâm hơn cả | ||
Ronald Haeberle | ||
Vậy là, “câu chuyện Mỹ Lai” vẫn không thôi ám ảnh người cựu binh kiêm phóng viên ảnh kỳ cựu này. Cho đến hôm nay, sau hơn 43 năm, ông mới chính thức trở lại Sơn Mỹ và không ngần ngại giới thiệu với mọi người: “Tôi, Ronald Haeberle, tác giả của những bức ảnh đẫm máu mà các bạn đã trưng bày trong Nhà chứng tích Sơn Mỹ này!”. Và, Sơn Mỹ đón ông như đón một ân nhân của làng. Có điều, trở lại Sơn Mỹ lần này, ngoài việc thăm lại vùng đất luôn ám ảnh ông, Ronald còn làm một việc nữa là, xác nhận lại “lai lịch” một số bức ảnh mà do nhiều nguyên nhân khác nhau, cán bộ của Bảo tàng Sơn Mỹ đã chú thích chưa chính xác. Đi cùng ông còn có một “đứa con Sơn Mỹ” - nạn nhân vụ thảm sát, hiện đang sống tại Đức - anh Trần Văn Đức.
Ronald trên con đường làng, nơi 43 năm trước ông đã ghi nhiều bức ảnh về vụ Mỹ Lai - Ảnh: Trà Sơn |
Vẫn chưa khẳng định được người trong ảnh Việt Nam đã khép lại quá khứ, song “Bức ảnh về hai đứa trẻ ở Mỹ Lai” thì vẫn chưa dừng lại dù chiều ngày 24.10, Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi đã có buổi gặp mặt các bên để giải quyết. Tuy nhiên, lãnh đạo sở đã dành thời gian để cảm ơn tác giả của bộ ảnh về vụ thảm sát Mỹ Lai hơn là tìm xem ai là nhân vật trong bức ảnh gây tranh cãi ấy. |
Tôi hỏi Ronald: “Ông nghĩ gì về câu chuyện “tìm người trong ảnh ”quá rắc rối này?”, ông nói giọng buồn buồn: “Đi tìm và trả lại sự thật cho lịch sử là điều mà các nhà viết sử và những nhà sưu tầm hiện vật liên quan đến lịch sử phải làm. Tuy nhiên, dù ai là “người trong ảnh” đi nữa thì cũng không làm thay đổi câu chuyện buồn về vụ thảm sát ở Mỹ Lai 43 năm trước. Sơn Mỹ đã xanh hơn trong mắt tôi và cả trong sự tưởng tượng của tôi. Sơn Mỹ đang hồi sinh từng ngày, đó là điều tôi quan tâm hơn cả”. Ông Ronald cũng hứa sẽ trở lại Sơn Mỹ và sẽ cung cấp cho bảo tàng nhiều tư liệu liên quan đến vụ thảm sát mà ông đang giữ.
Trà Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét