Tại phiên thảo luận về báo cáo công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, ngày 26.10, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ lo lắng trước tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng, đồng thời đề xuất một số giải pháp khắc phục.
Ngồi trong nhà cũng lo
ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) nhận xét: trong báo cáo của Chính phủ (CP) gửi cho ĐBQH tuy chỉ có vài dòng viết về đối tượng tội phạm vị thành niên nhưng “hàm chứa rất nhiều thông tin đáng lo ngại”. Dẫn con số báo cáo của Bộ Công an trong 3 tháng đầu năm 2011 về số liệu băng nhóm vị thành niên sử dụng vũ khí gây xô xát, cộng với tình trạng các học sinh đánh nhau ở các tỉnh, thành, tung clip lên mạng gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh, bà Minh cho rằng, ngoài nguyên nhân CP nêu trong báo cáo, còn có nguyên nhân chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục trẻ vị thành niên; sự quản lý thiếu chặt chẽ của các ngành chức năng đối với các loại phim ảnh bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy…; tình trạng thiếu việc làm trong thanh niên và việc thiếu trầm trọng các nơi vui chơi, giải trí cho trẻ em trong các trường học và trên địa bàn dân cư.
Nhiều ĐB khác cũng hết sức lo lắng trước tình trạng tội phạm vị thành niên gia tăng.
ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) phản ánh: Có cử tri nói trước đây chúng tôi đi ra ngoài đường, đi vào những chỗ vắng, đi ban đêm thì mới sợ cướp, sợ giết, còn bây giờ chúng tôi lo lắng khi ngồi trong chính ngôi nhà của mình.
ĐB Võ Thị Hồng Thoại (Bạc Liêu) cho rằng: “Nếu kinh tế phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo mà tiến bộ xã hội chưa có chuyển biến, thậm chí có xu hướng tha hóa trong một bộ phận nhân dân, nhất là đối tượng thanh, thiếu niên, thì đây thực sự là điều không thể yên tâm trong trước mắt cũng như lâu dài”.
Bắt “bệnh” thờ ơ của xã hội
ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) bày tỏ sự lo ngại về sự thờ ơ của xã hội trước các biểu hiện phạm tội. Ví dụ, đi cùng trên một chuyến xe buýt, nhìn thấy người khác bị móc túi nhưng không ai dám lên tiếng; thấy một nhà máy xả thải gây ô nhiễm môi trường cũng im lặng.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Đỗ Mạnh Hùng đề nghị phải chú trọng phát huy mạnh mẽ vai trò của báo chí minh bạch hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng. “Kể cả khi người ta yêu cầu hay không yêu cầu thì hệ thống pháp luật của chúng ta vẫn phải có trách nhiệm bảo vệ người đấu tranh phòng, chống tham nhũng”, ông Hùng nhấn mạnh. Theo ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội), ĐB Phùng Văn Hùng (Cao Bằng): sở dĩ không có nhiều người dám đứng lên đấu tranh, tố giác tội phạm là do người dân thiếu niềm tin vào bộ máy chính quyền trong phòng chống tội phạm, hoài nghi về sự an toàn của mình và của người thân, sợ bị bọn tội phạm trả thù nếu tố giác.
Không chỉ có người dân, ĐB Hà chỉ ra ba loại “trạng thái” khi đối diện với tội phạm của cán bộ hiện nay, đó là: người tốt sợ kẻ gian, không dám mạnh tay sợ bị trả thù; loại thứ hai nghĩ rằng lương thấp nên chỉ làm đến mức thế thôi; loại thứ ba là bảo kê cho tội phạm.
ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) phát biểu: “Ngay bản thân công an xã, phường cũng sợ thì làm sao tấn công tội phạm. Thậm chí một số nơi còn sống chung với tội phạm”.
Nhiều ĐB cho rằng, tính răn đe còn quá thấp là nguyên nhân chính dẫn tới tội phạm ngày càng gia tăng. ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) ví dụ: trước đây trộm cắp ở nông thôn với mức 500 nghìn đồng trở lên là truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng hiện nay phải tới 2 triệu đồng. Vì thế, trộm vặt vẫn ngang nhiên lộng hành.
Cần thành lập Ủy ban Điều tra chống tham nhũng
ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đề nghị phải sửa Luật Phòng, chống tham nhũng, thành lập Ủy ban Điều tra chống tham nhũng độc lập với cơ quan điều tra, bởi theo ông Thuyền, “con mèo ăn miếng mỡ thì chúng ta bắt được rất nhiều nhưng toàn là vụ án nhỏ, còn con cọp bắt con heo thì chúng ta không bắt được bao nhiêu cả. Chính vì vậy, cần thành lập Ủy ban Điều tra chống tham nhũng ở cấp T.Ư để bắt những người có quyền, phải theo dõi họ thì mới bắt được, còn không trao cho họ một quyền đặc biệt mà chỉ thành lập ban chỉ đạo như hiện nay, chỉ điều hành, phối hợp để nghe các ngành báo cáo, thì không giải quyết được vấn đề”.
ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) nhận xét: trong báo cáo của Chính phủ (CP) gửi cho ĐBQH tuy chỉ có vài dòng viết về đối tượng tội phạm vị thành niên nhưng “hàm chứa rất nhiều thông tin đáng lo ngại”. Dẫn con số báo cáo của Bộ Công an trong 3 tháng đầu năm 2011 về số liệu băng nhóm vị thành niên sử dụng vũ khí gây xô xát, cộng với tình trạng các học sinh đánh nhau ở các tỉnh, thành, tung clip lên mạng gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh, bà Minh cho rằng, ngoài nguyên nhân CP nêu trong báo cáo, còn có nguyên nhân chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục trẻ vị thành niên; sự quản lý thiếu chặt chẽ của các ngành chức năng đối với các loại phim ảnh bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy…; tình trạng thiếu việc làm trong thanh niên và việc thiếu trầm trọng các nơi vui chơi, giải trí cho trẻ em trong các trường học và trên địa bàn dân cư.
ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) - Ảnh: Ngọc Thắng |
ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) phản ánh: Có cử tri nói trước đây chúng tôi đi ra ngoài đường, đi vào những chỗ vắng, đi ban đêm thì mới sợ cướp, sợ giết, còn bây giờ chúng tôi lo lắng khi ngồi trong chính ngôi nhà của mình.
ĐB Võ Thị Hồng Thoại (Bạc Liêu) cho rằng: “Nếu kinh tế phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo mà tiến bộ xã hội chưa có chuyển biến, thậm chí có xu hướng tha hóa trong một bộ phận nhân dân, nhất là đối tượng thanh, thiếu niên, thì đây thực sự là điều không thể yên tâm trong trước mắt cũng như lâu dài”.
Bắt “bệnh” thờ ơ của xã hội
ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) bày tỏ sự lo ngại về sự thờ ơ của xã hội trước các biểu hiện phạm tội. Ví dụ, đi cùng trên một chuyến xe buýt, nhìn thấy người khác bị móc túi nhưng không ai dám lên tiếng; thấy một nhà máy xả thải gây ô nhiễm môi trường cũng im lặng.
ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) |
''Trước đây chúng tôi đi ra ngoài đường, đi vào những chỗ vắng, đi ban đêm thì mới sợ cướp, sợ giết, còn bây giờ chúng tôi lo lắng khi ngồi trong chính ngôi nhà của mình'' - ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) |
ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) phát biểu: “Ngay bản thân công an xã, phường cũng sợ thì làm sao tấn công tội phạm. Thậm chí một số nơi còn sống chung với tội phạm”.
Nhiều ĐB cho rằng, tính răn đe còn quá thấp là nguyên nhân chính dẫn tới tội phạm ngày càng gia tăng. ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) ví dụ: trước đây trộm cắp ở nông thôn với mức 500 nghìn đồng trở lên là truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng hiện nay phải tới 2 triệu đồng. Vì thế, trộm vặt vẫn ngang nhiên lộng hành.
Cần thành lập Ủy ban Điều tra chống tham nhũng
ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đề nghị phải sửa Luật Phòng, chống tham nhũng, thành lập Ủy ban Điều tra chống tham nhũng độc lập với cơ quan điều tra, bởi theo ông Thuyền, “con mèo ăn miếng mỡ thì chúng ta bắt được rất nhiều nhưng toàn là vụ án nhỏ, còn con cọp bắt con heo thì chúng ta không bắt được bao nhiêu cả. Chính vì vậy, cần thành lập Ủy ban Điều tra chống tham nhũng ở cấp T.Ư để bắt những người có quyền, phải theo dõi họ thì mới bắt được, còn không trao cho họ một quyền đặc biệt mà chỉ thành lập ban chỉ đạo như hiện nay, chỉ điều hành, phối hợp để nghe các ngành báo cáo, thì không giải quyết được vấn đề”.
Phải sử dụng cả chế tài... đánh roi ĐB Nguyễn Thế Tuy (Lạng Sơn) đề nghị QH chấp thuận kiến nghị của CP sớm sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự theo hướng tăng các hình phạt đối với tội phạm chống người thi hành công vụ, đối với người chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Đồng thời, để khắc phục tình trạng ý thức chấp hành pháp luật ở một bộ phận nhân dân, trong đó có cả cán bộ, công chức còn rất thấp, phải có pháp luật để chế ngự. “Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri, có cử tri nói đề nghị với QH phải sử dụng chế tài đánh roi ở một số loại tội phạm”, ông Tuy phản ánh. |
Nguyệt Minh - Tuệ Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét