Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Câu chuyện cái tăm tre và 2.000 tấn quặng


Nguyễn Trung
Anh Nguyễn Văn Hà (12/79/18 Ngõ Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội, đt 04 38514597, di động: 0904108850), bạn vong niên của tôi, sau nhiều năm kiếm ăn vất vả bằng nghề lái xe, dành dụm được ít tiền, sự đời tình cờ dẫn anh tới quyết định dốc hết vốn liếng đi sang Thái Lan mua cái máy sản xuất tăm tre xỉa răng.
 Vừa học vừa làm, vừa là chủ vừa là thợ, trong khoảng thời gian khá ngắn anh trở thành “nhà sản xuất tăm” từ khâu trồng tre đến bán sản phẩm của mình đi khắp nơi trong ngoài nước, công suất khoảng 18 tấn/năm, xí nghiệp tự lo tự diễn mọi mặt; cả chủ và thợ tất cả các cơ sở gộp lại lúc cao điểm khoảng 270 người…
 Thế nhưng bỗng dưng: Thương nhân Trung Quốc đến gặp, đề nghị hợp tác. Từng bước, khách đưa ra các phương án: (1)mua đứt toàn bộ xí nghiệp từ A đến Z, nghĩa là cả rừng trồng tre, nhưng xí nghiệp cứ sản xuất như thường nhật, khách trả lương cho xí nghiệp và độc quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm mang nhãn hiệu mới Trung Quốc; (2)như phương án 1, chỉ sửa đổi ở chỗ giữ lại nhãn hiệu Việt Nam của sản phẩm; (3)mua đứt rừng trồng tre, khách cam kết tiếp tục giữ nguyên việc cung cấp nguyên liệu cho xí nghiệp; (4)mua đứt khâu sản xuất tăm, nhãn hiệu gì cũng được; (5)nhường cho khách bao tiêu sản phẩm trong thị trường Trung Quốc; (6)góp vốn cùng kinh doanh lời cùng ăn lỗ cùng chịu… Anh Hà choáng váng, vì khách dai như đỉa đói. Anh còn muốn vươn xa nữa và đã nhìn thấy các nguồn lực cho phép thoả chí vươn xa của mình… Tất cả các phương án của khách, anh khước từ quyết liệt. Nhưng khách không chịu buông tha.
 Thế là sóng dữ cuồn cuộn: Khách làm tăm rởm và tẩm độc hại, gắn nhãn mác của xí nghiệp (nhãn mác nhái), tung ra thị trường rồi tố cáo trên mạng và dư luận, về chuyện tăm của anh Hà chất lượng bẩn. Anh Hà chạy vạy gõ cửa khắp nơi cầu cứu. Sau rất nhiều tháng nỗ lực, anh Hà đã phản công được trên tivi và báo chí nước ta, và nhận được sự giúp đỡ bảo vệ nhãn mác của một số cơ quan hữu quan… Song kết quả đến hôm nay chỉ là tồn tại ngắc ngoải: Xí nghiệp bây giờ chỉ sản xuất khoảng 6 -7 tấn/năm, biên chế chỉ còn lại 34 người. Trên thị trường Việt Nam tăm Trung Quốc vẫn lấn át, vì tăm này bẩn, chế biến sơ sài, chi phí thấp, nên giá bán chỉ bằng ½ giá tăm sạch của xí nghiệp anh Hà.
 Ngày ngày, nếu sau bữa ăn các bạn dùng cái tăm tre tẩm quế có bọc giấy trong rất nhiều các nhà hàng, khách sạn, các chuyến bay.., ở nước ta cũng như tại khá nhiều nước khác, có nhãn mác thường là tên nhà hàng, khách sạn bạn đang ở, hay các hãng hàng không bạn đang bay.., có thể đoán chắc đấy là cái tăm tre sạch của xí nghiệp anh Hà… Bởi vì tăm sạch đáp ứng yêu cầu của những nhà hàng này.
 Một chủ doanh nghiệp rất nhỏ, để bảo vệ thứ sản phẩm vô cùng nhỏ của mình là cái tăm, anh ta phải vật lộn vỡ óc là như thế và chưa thắng được… Nhưng tại một điểm ở xã Chu Trinh – Cao Bằng, cứ đêm về là có khoảng 2000 tấn quặng, theo báo chí có lẽ là được xúc lậu lên xe tải (nghĩa là ăn cắp?), để rồi đến sáng sớm ầm ầm xuất qua biên giới; đã bao nhiêu lâu với những đêm êm ru như thế? (xem Sài Gòn Tiếp Thị, 13-10-2011)…
 Đến lượt tôi cũng choáng váng như anh Hà, vì thực sự không sao hiểu nổi đất nước mình!
 Mới đây lại có chuyện thương nhân Trung Quốc mua giá hời vài tấn chè với điều kiện hàng phải trộn thêm bùn, phân trâu, rác bẩn khác… Hàng được mang về Trung Quốc, không phải để bán, mà để cho báo chí và tivi Trung Quốc ghi hình , viết bài, tố cáo chè Việt Nam bẩn!.. Báo chí ta đã phải lên tiến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét