Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Tư liệu: Cuộc sống thường ngày trên đảo Hoàng Sa


XUYÊN TUYẾT
Ông Lê Đình Rê, thuyền trưởng tàu QV 9708 (thuộc căn cứ chuyển vận Đà Nẵng) nhân chứng duy nhất trên tàu cứu hộ còn sống tại Đà Nẵng lưu giữ những kỷ vật về con tàu ra Hoàng Sa cứu hộ sau năm 1974.
Tại Bảo tàng Đà Nẵng, hàng trăm kỷ vật Hoàng Sa được ngành chức năng Đà Nẵng cẩn trọng lưu giữ, trưng bày giới thiệu với người dân, du khách. Đây không chỉ là những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà là những kỷ niệm không thể phai mờ với những người từng góp sức giữ đảo. Ngay tại nhà dân, Hoàng Sa trong ký ức những người lính, cán bộ khí tượng thủy văn, kiến tạo xây dựng đảo hàng chục năm về trước đầy tươi đẹp, yên bình.
Theo ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa: công tác tiếp nhận, sưu tầm bằng chứng, kỷ vật Hoàng Sa luôn được người dân hưởng ứng, đặc biệt với những người từng công tác tại Hoàng Sa nhiều thập niên trước. Những đồ vật gần gũi, thân thương, gắn với cuộc sống, công tác của người dân trên đảo. Nhiều người gìn giữ chúng như báu vật nhưng khi được trao tặng cho Đà Nẵng, họ đều vui mừng vì đó là trách nhiệm, niềm vinh dự góp phần đưa Hoàng Sa đến gần với mọi người dân, du khách.
Nồi đun nước bằng đất nung do những người lính Đội quân Hoàng Sa đem ra đảo từ thế kỷ 16 – 17
Nồi đun nước bằng đất nung do những người lính Đội quân Hoàng Sa đem ra đảo từ thế kỷ 16 – 17
Tủ đa chức năng vừa để đồ vừa làm nơi ngủ của những người lính Hoàng Sa
Tủ đa chức năng vừa để đồ vừa làm nơi ngủ của những người lính Hoàng Sa
Chum đồng đựng nước ngoài Hoàng Sa của người Việt
Chum đồng đựng nước ngoài Hoàng Sa của người Việt
Nồi đun cơm của những người lính Đội Hoàng Sa
Nồi đun cơm của những người lính Đội Hoàng Sa
Vò đựng gạo không thể thiếu của đội quân Hoàng Sa.
Vò đựng gạo không thể thiếu của đội quân Hoàng Sa.
Mô hình thuyền bầu của đội quân Hoàng Sa, giúp ra đảo từ thế kỷ 16 – 17
Mô hình thuyền bầu của đội quân Hoàng Sa, giúp ra đảo từ thế kỷ 16 – 17
Ông Phan Khôi (sinh năm 1942, đường Quang Trung, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) được vào Trung đội Hoàng Sa (thuộc tiểu khu Quảng Nam) từ cuối năm 1969. Nhiệm vụ của ông kiểm kê tàu thuyền ra vào đảo, báo cáo tin tức về sở chỉ huy và hỗ trợ phương tiện gặp nạn ngoài Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền. Hơn 40 năm, ông Khôi vẫn nhớ từng con đường, ngôi nhà, kiến trúc đơn sơ, yên bình của đảo. Ông là người duy nhất tự họa lại bản đồ Hoàng Sa như một kỷ vật thiêng liêng của đời mình cho huyện đảo Hoàng Sa
Ông Phan Khôi (sinh năm 1942, đường Quang Trung, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) được vào Trung đội Hoàng Sa (thuộc tiểu khu Quảng Nam) từ cuối năm 1969. Nhiệm vụ của ông là kiểm kê tàu thuyền ra vào đảo, báo cáo tin tức về sở chỉ huy và hỗ trợ phương tiện gặp nạn ngoài Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền. Hơn 40 năm, ông Khôi vẫn nhớ từng con đường, ngôi nhà, kiến trúc đơn sơ, yên bình của đảo.
a
Ông là người duy nhất tự họa lại bản đồ Hoàng Sa như một kỷ vật thiêng liêng của đời mình cho huyện đảo Hoàng Sa
Tấm hình chụp cầu cảng Hoàng Sa được ông Nguyễn Văn Cúc (60 tuổi, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) gìn giữ như vật báu. Ông Cúc làm nhiệm vụ sửa chữa, xây dựng các công trình dân sinh, dân sự trên đảo. Trong năm 1973, ông có đến 3 lần ra đảo làm nhiệm vụ. Lần cuối cùng cuối năm 1973, ông là nhân chứng trực tiếp trên đảo, chứng kiện trận hải chiến Hoàng Sa. Đảo thiêng bị rơi vào tay Trung Quốc. “Nỗi buồn mất Hoàng Sa, những lúc nhớ thương đảo tôi lại lấy tấm hình ra xem như gợi nhắc lại thời bình yên đáng quý trên đảo” – ông Cúc tâm sự.
Tấm hình chụp cầu cảng Hoàng Sa được ông Nguyễn Văn Cúc (60 tuổi, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) gìn giữ như vật báu. Ông Cúc làm nhiệm vụ sửa chữa, xây dựng các công trình dân sinh, dân sự trên đảo. Trong năm 1973, ông có đến 3 lần ra đảo làm nhiệm vụ.
Ông Lê Đình Rê, thuyền trưởng tàu QV 9708 (thuộc căn cứ chuyển vận Đà Nẵng) nhân chứng duy nhất trên tàu cứu hộ còn sống tại Đà Nẵng lưu giữ nhửng kỷ vật về con tàu ra Hoàng Sa cứu hộ sau hải chiến năm 1974. Với ông, cảm giác bị mất Hoàng Sa tiếc thương như mất máu thịt, những gì rất đỗi thiêng liêng. “Hoàng Sa là của Việt Nam và sẽ mãi mãi là của Việt Nam” – ông Rê bộc bạch.
Ông Lê Đình Rê, thuyền trưởng tàu QV 9708 (thuộc căn cứ chuyển vận Đà Nẵng) nhân chứng duy nhất trên tàu cứu hộ còn sống tại Đà Nẵng lưu giữ những kỷ vật về con tàu ra Hoàng Sa cứu hộ sau năm 1974.
Theo bee.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét