10/09/2011 06:27:54
- Vào ngày 11/9/2001, Đại tá Frank Culbertson, người Mỹ duy nhất đang làm nhiệm vụ trên Trạm không gian quốc tế (ISS), đã tận mắt chứng kiến và ghi lại vụ khủng bố kinh hoàng ở New York.
Trong khi đang làm việc trên trạm ISS cách mặt đất 354km vào ngày 11/9/2001, đại tá Culbertson đã ghi lại được hình ảnh tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới ở New York bị những tên không tặc tấn công.
Trong thông điệp gửi tới nhân dân Mỹ một ngày sau đó, Culbertson viết: “Thật kinh hoàng khi chứng kiến khói bốc lên từ chính đất nước của mình. Sự đối lập của địa điểm trạm ISS với nhiệm vụ nâng cao cuộc sống trên Trái đất và cuộc sống bị hủy hoại bởi những kẻ khủng bố”.
Culbertson giải thích rằng sau khi biết thông tin New York bị tấn công khủng bố, ông đã đã di chuyển quanh trạm ISS cho tới khi phát hiện một cửa số có thể quan sát được cảnh tượng này. Culbertson đã lấy máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc kinh hoảng của vụ khủng bố.
Sau đó, Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) cũng được yêu cầu điều chỉnh các vệ tinh trên bầu trời Manhattan xuống quỹ đạo thấp hơn để ghi lại hình ảnh khói bốc lên từ tòa tháp đôi.
Trong khi đang làm việc trên trạm ISS cách mặt đất 354km vào ngày 11/9/2001, đại tá Culbertson đã ghi lại được hình ảnh tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới ở New York bị những tên không tặc tấn công.
Trong thông điệp gửi tới nhân dân Mỹ một ngày sau đó, Culbertson viết: “Thật kinh hoàng khi chứng kiến khói bốc lên từ chính đất nước của mình. Sự đối lập của địa điểm trạm ISS với nhiệm vụ nâng cao cuộc sống trên Trái đất và cuộc sống bị hủy hoại bởi những kẻ khủng bố”.
Culbertson giải thích rằng sau khi biết thông tin New York bị tấn công khủng bố, ông đã đã di chuyển quanh trạm ISS cho tới khi phát hiện một cửa số có thể quan sát được cảnh tượng này. Culbertson đã lấy máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc kinh hoảng của vụ khủng bố.
Sau đó, Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) cũng được yêu cầu điều chỉnh các vệ tinh trên bầu trời Manhattan xuống quỹ đạo thấp hơn để ghi lại hình ảnh khói bốc lên từ tòa tháp đôi.
Lê Hương (Theo Daily Mail)
Hé lộ những bức ảnh chưa từng công bố về vụ 11/9
09/09/2011 09:16:30
- Phóng viên ảnh của báo Time James Nachtwey đã tình cờ có mặt tại New York vào buổi sáng ngày 11/9 và len được đến khu Ground Zero. Mười năm trước, Time đã cho đăng tải những bức ảnh khó tin của Nachtwey về ngày hôm đó. Và giờ, nhân dịp 10 năm xảy ra vụ khủng bố kinh hoàng, Time lại tiếp tục đăng tải những bức ảnh chưa từng được công bố của Natchwey.
Natchwey dậy sớm vào sáng ngày 11/9/2001 sau khi bay về New York từ Pháp vào tối muộn ngày hôm trước. Bình thường lẽ ra thời điểm này anh không có mặt ở Mỹ do phải đi chụp ảnh cho Time ở những nơi khác trên thế giới, thường là tại các vùng chiến sự.
Nachtwey nhớ lại rằng anh đang uống cà phê ở đường Water nhìn sang sông Đông, gần cầu Brooklyn và bầu trời trong xanh tuyệt đẹp, bầu trời mà các viên hoa tiêu cho máy bay sẽ khẳng định là “tầm nhìn hoàn toàn rõ.”
Nachtwey bỗng chú ý một số người đứng trên cầu chỉ về phía tòa tháp đôi. Anh nhìn theo hướng đó và thấy tòa tháp World Trade Center đang bốc lửa. Vài phút sau, chiếc máy bay thứ hai đâm vào tòa tháp phía nam.
Nachtwey, một phóng viên chiến tranh lão luyện, hiểu ngay rằng đó là một hành động tuyên chiến. Anh chụp vội máy ảnh, nạp tất cả số phim anh có và chạy về phía hai tòa tháp đang bốc cháy.
Đó là phản ứng thông thường của một phóng viên ảnh lâu năm, nhưng lần này có khác. Những gì xảy ra ở ngay sân sau nhà Nachtwey.
“Tôi đi khắp nơi, chụp ảnh những thảm kịch và điều kiện nguy hiểm, của người khác, nhưng giờ cuộc chiến đã lan đến chỗ chúng tôi,” Nachtwey nhớ lại cảm giác lúc đó. Những bức ảnh mà anh chụp trong 12 giờ đồng hồ sau đó đã trở thành biểu tượng cho vụ 11/9: tòa tháp đôi sụp xuống đằng sau nhà thờ Saint Peter trên phố Church và Barclay, những bóng người xuất hiện từ trong khói trắng, ba người lính cứu hỏa quỳ gối nhìn thảm họa lan nhanh và những đống đổ nát của World Trade Center, như trong một cảnh quay của bộ phim Ngày tận thế.
Vào lúc 10h29, tòa tháp thứ hai bắt đầu sụp xuống. “Thật kinh hoàng, nhưng khung cảnh khi đó cũng thật choáng ngợp, khói, kim loại và giấy bay tứ tán trong không trung, nhưng nó sẽ khiến tôi mất mạng, không có thời gian cho ảnh ọt,” Nachtwey nhớ lại.
“Không thể tin được, mọi thứ sau đó được che phủ bởi một lớp bụi trắng xóa, những mảnh kim loại, tường gạch và kính ở khắp nơi. Lính cứu hỏa cũng chẳng làm được gì nhiều, nhưng họ vẫn cố gắng hết sức, tìm kiếm, gọi xem có ai trả lời không... Cảnh sát và lính cứu hỏa đã mất nhiều đồng đội, nhưng họ vẫn không chùn bước.”
Một trong những điều khác biệt của cảnh tượng ngày 11/9 so với các chiến trường khác mà Nachtwey từng có mặt trong 30 năm qua là anh không nhìn thấy các thi thể. “Sự thiếu vắng các thi thể khiến tấn kịch thêm kinh hoàng. Không có ai để giải cứu, để chữa trị, để chăm sóc. Tất cả những nạn nhân đều nằm dưới các đống đổ nát, tất cả đã chết.”
Nachtwey mang theo 28 cuộn phim, những cuộn phim quý hơn vàng, ngày hôm đó, nhưng anh vẫn cho một bạn đồng nghiệp một cuộn. Trong số những bức ảnh của Nachtwey, 14 bức được đăng tải trên Time.com đã thu hút lượng người xem 2 triệu lượt ngay trong ngày 11/9.
Natchwey dậy sớm vào sáng ngày 11/9/2001 sau khi bay về New York từ Pháp vào tối muộn ngày hôm trước. Bình thường lẽ ra thời điểm này anh không có mặt ở Mỹ do phải đi chụp ảnh cho Time ở những nơi khác trên thế giới, thường là tại các vùng chiến sự.
Nachtwey nhớ lại rằng anh đang uống cà phê ở đường Water nhìn sang sông Đông, gần cầu Brooklyn và bầu trời trong xanh tuyệt đẹp, bầu trời mà các viên hoa tiêu cho máy bay sẽ khẳng định là “tầm nhìn hoàn toàn rõ.”
Nachtwey bỗng chú ý một số người đứng trên cầu chỉ về phía tòa tháp đôi. Anh nhìn theo hướng đó và thấy tòa tháp World Trade Center đang bốc lửa. Vài phút sau, chiếc máy bay thứ hai đâm vào tòa tháp phía nam.
Nachtwey, một phóng viên chiến tranh lão luyện, hiểu ngay rằng đó là một hành động tuyên chiến. Anh chụp vội máy ảnh, nạp tất cả số phim anh có và chạy về phía hai tòa tháp đang bốc cháy.
Đó là phản ứng thông thường của một phóng viên ảnh lâu năm, nhưng lần này có khác. Những gì xảy ra ở ngay sân sau nhà Nachtwey.
“Tôi đi khắp nơi, chụp ảnh những thảm kịch và điều kiện nguy hiểm, của người khác, nhưng giờ cuộc chiến đã lan đến chỗ chúng tôi,” Nachtwey nhớ lại cảm giác lúc đó. Những bức ảnh mà anh chụp trong 12 giờ đồng hồ sau đó đã trở thành biểu tượng cho vụ 11/9: tòa tháp đôi sụp xuống đằng sau nhà thờ Saint Peter trên phố Church và Barclay, những bóng người xuất hiện từ trong khói trắng, ba người lính cứu hỏa quỳ gối nhìn thảm họa lan nhanh và những đống đổ nát của World Trade Center, như trong một cảnh quay của bộ phim Ngày tận thế.
Vào lúc 10h29, tòa tháp thứ hai bắt đầu sụp xuống. “Thật kinh hoàng, nhưng khung cảnh khi đó cũng thật choáng ngợp, khói, kim loại và giấy bay tứ tán trong không trung, nhưng nó sẽ khiến tôi mất mạng, không có thời gian cho ảnh ọt,” Nachtwey nhớ lại.
“Không thể tin được, mọi thứ sau đó được che phủ bởi một lớp bụi trắng xóa, những mảnh kim loại, tường gạch và kính ở khắp nơi. Lính cứu hỏa cũng chẳng làm được gì nhiều, nhưng họ vẫn cố gắng hết sức, tìm kiếm, gọi xem có ai trả lời không... Cảnh sát và lính cứu hỏa đã mất nhiều đồng đội, nhưng họ vẫn không chùn bước.”
Một trong những điều khác biệt của cảnh tượng ngày 11/9 so với các chiến trường khác mà Nachtwey từng có mặt trong 30 năm qua là anh không nhìn thấy các thi thể. “Sự thiếu vắng các thi thể khiến tấn kịch thêm kinh hoàng. Không có ai để giải cứu, để chữa trị, để chăm sóc. Tất cả những nạn nhân đều nằm dưới các đống đổ nát, tất cả đã chết.”
Nachtwey mang theo 28 cuộn phim, những cuộn phim quý hơn vàng, ngày hôm đó, nhưng anh vẫn cho một bạn đồng nghiệp một cuộn. Trong số những bức ảnh của Nachtwey, 14 bức được đăng tải trên Time.com đã thu hút lượng người xem 2 triệu lượt ngay trong ngày 11/9.
2.996 sinh linh thuộc 70 quốc gia bị mất, 18.000 doanh nghiệp nhỏ ở thành phố New York bị phá sản hoặc mất trụ sở, cổ phiếu chứng khoán bị mất giá 1.400 tỷ USD trong tuần đầu tiên và hơn 40 tỷ USD chi riêng cho bồi thường bảo hiểm.
Bấy nhiêu đó cũng chưa thể nói hết mức độ khủng khiếp của vụ 19 tên không tặc, chia thành 4 nhóm, cướp 4 máy bay thương mại tấn công, đâm sập Tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới cao 110 tầng ở thành phố New York.
Bấy nhiêu đó cũng chưa thể nói hết mức độ khủng khiếp của vụ 19 tên không tặc, chia thành 4 nhóm, cướp 4 máy bay thương mại tấn công, đâm sập Tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới cao 110 tầng ở thành phố New York.
Đúng vào dịp nước Mỹ chuẩn bị tưởng niệm 10 năm vụ tấn công 11/9, Fox News đưa tin nhà chức trách liên bang đang điều tra một lời đe dọa khủng bố đối với nước này.
Các nguồn tin cho hay đe dọa này nhằm vào thành phố New York hoặc thủ đô Washington D.C. Nhà chức trách đã thu được thông tin về những kẻ tình nghi có liên hệ với nhóm Al Qaeda.
Đài NBC thậm chí tiết lộ rằng thông tin về lời đe dọa cho thấy có ba người sẽ từ Pakistan tới Mỹ để tiến hành vụ tấn công trong thời gian diễn ra đợt tưởng niệm vụ tấn công khủng bố 11/9.
Trong khi đó, một quan chức cơ quan thi hành luật pháp nói với hãng CNN rằng không có thời điểm hoặc mục tiêu tấn công cụ thể ngoài việc đề cập đến dịp kỷ niệm 10 năm vụ 11/9, vì thế không rõ đe dọa này là "có thực hay chỉ là chuyện tầm phào."
Theo một quan chức cấp cao trong chính phủ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã được báo cáo về tính nghiêm trọng của lời đe dọa này.
Cơ quan điều tra liên bang (FBI) và Bộ An ninh Nội địa tối 8/9 đã thảo một bức điện gửi tới các cơ quan thi hành luật pháp địa phương trên toàn quốc. "Chúng tôi có nhiệm vụ phải cảnh báo," quan chức cấp cao này nói.
Tại thủ đô Washington DC, người đứng đầu lực lượng cảnh sát cho biết đã nhận được thông báo về đe dọa kể trên và các biện pháp an ninh đang được tăng cường.
Các nguồn tin cho hay đe dọa này nhằm vào thành phố New York hoặc thủ đô Washington D.C. Nhà chức trách đã thu được thông tin về những kẻ tình nghi có liên hệ với nhóm Al Qaeda.
Đài NBC thậm chí tiết lộ rằng thông tin về lời đe dọa cho thấy có ba người sẽ từ Pakistan tới Mỹ để tiến hành vụ tấn công trong thời gian diễn ra đợt tưởng niệm vụ tấn công khủng bố 11/9.
Trong khi đó, một quan chức cơ quan thi hành luật pháp nói với hãng CNN rằng không có thời điểm hoặc mục tiêu tấn công cụ thể ngoài việc đề cập đến dịp kỷ niệm 10 năm vụ 11/9, vì thế không rõ đe dọa này là "có thực hay chỉ là chuyện tầm phào."
Theo một quan chức cấp cao trong chính phủ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã được báo cáo về tính nghiêm trọng của lời đe dọa này.
Cơ quan điều tra liên bang (FBI) và Bộ An ninh Nội địa tối 8/9 đã thảo một bức điện gửi tới các cơ quan thi hành luật pháp địa phương trên toàn quốc. "Chúng tôi có nhiệm vụ phải cảnh báo," quan chức cấp cao này nói.
Tại thủ đô Washington DC, người đứng đầu lực lượng cảnh sát cho biết đã nhận được thông báo về đe dọa kể trên và các biện pháp an ninh đang được tăng cường.
Những bức ảnh chưa từng được công bố về vụ 11/9:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét