Lỗ rốn của con người cũng là một đề tài nghiên cứu thú vị |
Một nghiên cứu chuyên sâu cho thấy lỗ rốn của con người là nơi chứa chấp hàng trăm sinh vật.
Nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ cho thấy dù sâu hay lồi thì lỗ rốn của bạn vẫn là nơi cư trú của ít nhất 60 đến hơn 100 loài vi khuẩn và nấm men khác nhau. Phát hiện này cho thấy lỗ rốn của con người có thể thở thành thiên đường cho sự đa dạng sinh học phức tạp như thế nào.
Rob Dunn, phó giáo sư khoa Sinh học thuộc Đại học North Carolina và là tác giả nghiên cứu nói với trang tin Discovery: “Trung bình mỗi người có 60-70 loài vi khuẩn trong rốn. Tổng cộng chúng tôi tìm thấy hơn 1.400 loài khác nhau, do đó sự khác biệt ở mỗi cá nhân là rất lớn”. Ông Dunn và các cộng sự đã thu thập vi khuẩn trên phần da rốn của 391 người Mỹ. Các đối tượng được nghiên cứu bao gồm nam nữ có độ tuổi, thành phần sắc tộc và những thói quen vệ sinh khác nhau. Nhóm nghiên cứu tập trung vào vi khuẩn trong các mẫu kiểm nghiệm nhưng “cũng có nấm và một số men đáng chú ý”.
Các nhà khoa học đã xác nhận khả năng sống của những sinh vật này bằng cách nuôi cấy và đang tiến hành giải mã ADN của mỗi loài. Kết quả ban đầu cho thấy có sự khác biệt rất lớn về số sinh vật ở mỗi cá nhân, và mỗi người mang trên mình một hỗn hợp sinh vật đặc thù. “Cho đến nay, chưa có sự lý giải rõ ràng vì sao mọi người lại có các quần thể vi khuẩn khác nhau nhiều đến vậy. Những sự khác biệt mà chúng tôi nhìn thấy không tuân theo giới tính, tuổi tác, sắc tộc hay thậm chí thói quen tắm rửa”, phó giáo sư Dunn nói.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu kết luận chúng ta có chung một nhóm tương đối ít loài vi khuẩn trong khi hàng trăm loài khác đặc biệt chỉ xuất hiện ở nơi này hoặc nơi khác. Theo ông Dunn, các loài đặc trưng đó “có thể nói lên câu chuyện của một cá nhân và vốn dĩ không thể dự đoán được”.
Các nhà khoa học chọn lỗ rốn để nghiên cứu một phần vì chúng là nơi “định cư” của rất nhiều sinh vật mà chất tẩy rửa, dầu thơm, ánh sáng cực tím và nhiều thứ khác không thể ảnh hưởng đến chúng. Dù nhiều người vẫn quan tâm vệ sinh rốn thường xuyên, nhưng theo ông Dunn, những sinh vật đó cũng được tìm thấy trên cánh tay, bàn tay và toàn bộ bề mặt cơ thể, và chúng đang thực hiện một chức năng quan trọng. “Chúng là hàng phòng thủ đầu tiên chống lại các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Là đội quân sống trên da mà khi mầm bệnh mới xuất hiện, chúng sẽ phản ứng đầu tiên để chống lại chúng. Những người chà sạch toàn bộ vi khuẩn này khỏi cơ thể sẽ có nguy cơ cao với các bệnh nguy hiểm lây truyền qua da. Nhiều loài khác nhau cũng đang sống trong cơ thể chúng ta, đặc biệt là trong ruột, miền đất hứa cho các dạng sống đơn bào”, phó giáo sư Dunn nói thêm.
Rob Dunn, phó giáo sư khoa Sinh học thuộc Đại học North Carolina và là tác giả nghiên cứu nói với trang tin Discovery: “Trung bình mỗi người có 60-70 loài vi khuẩn trong rốn. Tổng cộng chúng tôi tìm thấy hơn 1.400 loài khác nhau, do đó sự khác biệt ở mỗi cá nhân là rất lớn”. Ông Dunn và các cộng sự đã thu thập vi khuẩn trên phần da rốn của 391 người Mỹ. Các đối tượng được nghiên cứu bao gồm nam nữ có độ tuổi, thành phần sắc tộc và những thói quen vệ sinh khác nhau. Nhóm nghiên cứu tập trung vào vi khuẩn trong các mẫu kiểm nghiệm nhưng “cũng có nấm và một số men đáng chú ý”.
Các nhà khoa học đã xác nhận khả năng sống của những sinh vật này bằng cách nuôi cấy và đang tiến hành giải mã ADN của mỗi loài. Kết quả ban đầu cho thấy có sự khác biệt rất lớn về số sinh vật ở mỗi cá nhân, và mỗi người mang trên mình một hỗn hợp sinh vật đặc thù. “Cho đến nay, chưa có sự lý giải rõ ràng vì sao mọi người lại có các quần thể vi khuẩn khác nhau nhiều đến vậy. Những sự khác biệt mà chúng tôi nhìn thấy không tuân theo giới tính, tuổi tác, sắc tộc hay thậm chí thói quen tắm rửa”, phó giáo sư Dunn nói.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu kết luận chúng ta có chung một nhóm tương đối ít loài vi khuẩn trong khi hàng trăm loài khác đặc biệt chỉ xuất hiện ở nơi này hoặc nơi khác. Theo ông Dunn, các loài đặc trưng đó “có thể nói lên câu chuyện của một cá nhân và vốn dĩ không thể dự đoán được”.
Các nhà khoa học chọn lỗ rốn để nghiên cứu một phần vì chúng là nơi “định cư” của rất nhiều sinh vật mà chất tẩy rửa, dầu thơm, ánh sáng cực tím và nhiều thứ khác không thể ảnh hưởng đến chúng. Dù nhiều người vẫn quan tâm vệ sinh rốn thường xuyên, nhưng theo ông Dunn, những sinh vật đó cũng được tìm thấy trên cánh tay, bàn tay và toàn bộ bề mặt cơ thể, và chúng đang thực hiện một chức năng quan trọng. “Chúng là hàng phòng thủ đầu tiên chống lại các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Là đội quân sống trên da mà khi mầm bệnh mới xuất hiện, chúng sẽ phản ứng đầu tiên để chống lại chúng. Những người chà sạch toàn bộ vi khuẩn này khỏi cơ thể sẽ có nguy cơ cao với các bệnh nguy hiểm lây truyền qua da. Nhiều loài khác nhau cũng đang sống trong cơ thể chúng ta, đặc biệt là trong ruột, miền đất hứa cho các dạng sống đơn bào”, phó giáo sư Dunn nói thêm.
Khang Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét